Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Món Thịt Chuột Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Khi Thịt Chuột Là Món Ngon Thượng Hạng

Rất nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam coi chuột là đặc sản. Nhiều người nhận định thịt chuột là món ngon nhất trong đời họ đã ăn.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam coi chuột là đặc sản. Nhiều người nhận định thịt chuột là món ngon nhất trong đời họ đã ăn.

Khắp nơi trên thế giới, chuột thường là nỗi sợ của đa số người thành phố. Thậm chí ở Mỹ, người dân sẵn sàng gửi đơn kiện khi phát hiện chuột trong nhà. Tuy nhiên, không phải nơi đâu cũng hắt hủi loài vật này. Tại một số vùng, chuột được coi là món ngon thượng hạng.

Điển hình là Ấn Độ. Vào ngày 7/3 hàng năm, tại một ngôi làng hẻo lánh nằm trên các triền đồi vùng đông bắc quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, bộ lạc Adi lại ăn mừng ngày Unying Aran, lễ hội lạ thường với điểm tâm là các món ăn chế biến từ chuột.

Đối với nhiều người, thịt chuột là món ngon khó cưỡng. Ảnh: Meyer-Rochow & Megu.

Không thịt chuột, không niềm vui

Một trong những món ăn ưa thích nhất của người Adi là món hầm bule bulak oying. Người ta nấu món ăn này món này từ dạ dày, ruột, gan, tinh hoàn, bào thai, đuôi và chân của chuột cùng ít muối, ớt, gừng.

Họ ăn mọi loại chuột, từ chuột nhà đến chuột hoang sống trong rừng. Phần thịt người Adi thích nhất chính là đuôi và chân bởi “có vị ngon đặc biệt”.

Victor Benno Meyer-Rochow thuộc Đại học Oulu (Phần Lan), người thực hiện nghiên cứu về thịt chuột, thông tin người Adi đánh giá thịt chuột là “thứ thịt ngon nhất trên đời”.

“Họ nói nếu không có thịt chuột, tiệc sẽ chẳng còn là tiệc và niềm vui sẽ biến mất. Để tôn vinh khách quý, khoản đãi người thân hay kỷ niệm một dịp đặc biệt, thực đơn nhất định phải có thịt chuột”, ông kể.

Không chỉ là món ăn trên thực đơn, người Adi còn coi chuột là món quà quý. Khi cô dâu về nhà chồng, nhà trai sẽ làm hài lòng nhà gái bằng cách tặng những con chuột chết. Ngoài ra, trong buổi sáng đầu tiên của ngày Unying Aran, người ta cũng tặng 2 con chuột chết làm quà cho trẻ em.

Không ai rõ người Adi thích ăn thịt chuột từ khi nào. Song, Meyer-Rochow tin đây là truyền thống lâu đời và không bắt nguồn từ tình trạng thiếu thốn lương thực. Họ ăn chỉ vì thích vị thịt chuột. Nhiều loài động vật như trâu, hươu và dê vẫn lang thang trong khu rừng quanh làng.

“Họ quả quyết với tôi là không gì ngon hơn thịt chuột”, ông nói.

Con người chọn thịt chuột không phải vì thiếu nguồn thức ăn mà đơn giản vì họ cảm thấy ngon. Ảnh: Prof S.R. Belmain, University of Greenwich.

Meyer-Rochow, vốn là người ăn chay, cuối cùng cũng nếm thử món thịt đặc biệt này. Theo ông, thịt chuột khá giống những loại thịt khác ông từng ăn, ngoại trừ mùi.

“Nó khiến tôi nhớ lại những buổi thực tập đầu tiên trong phòng thí nghiệm của các sinh viên ngành động vật học. Tại đó, họ mổ chuột để nghiên cứu giải phẫu động vật có xương sống”, ông nói.

Trong khi đó, Stefan Gates, người dẫn chương trình của British TV, cho biết tại bang Bihar, người Dalit cũng có thói quen ăn món thịt này.

“Dalit là một trong những tộc người nghèo nhất Ấn Độ. Người địa phương gọi họ là những kẻ ăn chuột”, Gates thông tin.

Theo ông, người Dalit thường nhận trông ruộng cho những chủ đất giàu có để đổi lấy quyền bắt chuột trên các cánh đồng. Thịt những con chuột nhỏ này rất mềm, ăn giống thịt gà non hoặc chim cút.

Để khỏi hao thịt, người ta nướng nguyên con cho cháy hết lớp lông bên ngoài. Hành động “tiết kiệm” này để lại mùi lông cháy rất khó chịu và lớp da bên ngoài nham nhở.

“Tuy nhiên, bên trong thì khỏi chê. Thịt ngon tuyệt”, ông nói.

Chuột mía ở Cameroon có thể nặng hơn 6 kg/con. Ảnh: Grant Singleton.

Thịt chuột là đặc sản của nhiều nơi trên thế giới

Thực tế, không chỉ người Ấn Độ ăn thịt chuột. Gates cho hay nhiều nơi trên thế giới sử dụng loại thực phẩm này.

Điển hình, tại thành phố Yaounde (Cameroon), người ta làm trang trại nuôi chuột mía. Loài động vật này to gần như con chó con, khá dữ và thịt cũng rất ngon. Tất nhiên, giá thành không thấp.

“Đó là loại thịt ngon nhất tôi từng ăn trong đời”, Gates chia sẻ.

Kể về món thịt chuột hầm cà chua ông đã thưởng thức, người dẫn chương trình của British TV miêu tả thịt chuột mía có vị hơi giống thịt lợn nhưng rất mềm. “Giống như thịt lợn vai hầm nhừ, món hầm đó rất ngon, không bị khô và có một lớp mỡ béo tan chảy”, ông nói.

Thịt chuột nướng bán ở Thái Lan. Ảnh: Grant Singleton.

Trong khi đó, người Trung Quốc ăn thịt chuột từ thời nhà Đường (năm 618-907). Thậm chí, họ còn ví chuột là “hươu nhà”. Theo một bài viết mang tính học thuật của Đại học Nebraska-Lincoln (Mỹ), đặc sản thời đó là chuột non mới đẻ nhồi mật ong.

Những cư dân sống ở vùng Polynesia ở Thái Bình Dương, bao gồm cả New Zealand bắt đầu đưa chuột lắt, hay còn gọi là kiore, lên bàn ăn cách đây khoảng 200 năm. Điển hình nhất là người Maori.

“Trước thời của người châu Âu, đảo Nam của New Zealand có rất nhiều chuột lắt”, Jim Williams, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Otago (New Zealand), chia sẻ. Ông cho biết thịt chuột khi ấy là thức ăn dự trữ của người dân bản xứ trong đầu mùa đông.

Theo bộ Bách khoa Toàn thư New Zealand, chuột lắt được coi là món ngon đãi khách. Không chỉ vậy, loài động vật này còn đóng vai trò như tiền mặt, dùng để trao đổi hoặc tặng.

Ngoài ra, một số quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Ghana và Việt Nam cũng ưa chuộng loại thịt này, theo Grant Singleton thuộc Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế ở Philippines.

Ông từng thưởng thức thịt chuột ít nhất 6 lần ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

“Chuột đồng khá nhiều thịt và vị gần giống thịt thỏ”, ông nói.

Nhiều người đánh giá thịt chuột là vua của các loại thịt. Ảnh: Prof S.R. Belmain, University of Greenwich.

Ngoài Việt Nam, Singleton cũng ăn thịt chuột ở vùng cao nguyên của Lào và vùng đồng bằng trũng ở Myanmar. Đặc biệt, tại Lào, nông dân các tỉnh vùng cao phía bắc chia ra ít nhất 5 loại chuột dựa theo mùi vị thịt.

Tại châu Phi, một số cộng đồng có truyền thống ăn thịt chuột. Điển hình, ở Nigeria, chuột túi gambia là loại các nhóm sắc tộc ưa chuộng nhất.

“Họ coi thịt loại chuột này là một món ăn đặc biệt ngon, có thể nướng, phơi khô hoặc luộc. Tất nhiên, giá đắt hơn thịt bò và cá”, Mojosola Oyarekua của Đại học Khoa học Kỹ thuật Ifaki-Ekiti (Nigeria) chia sẻ.

Vậy tại sao con người lại ăn thịt chuột? Lý do có phải là nhu cầu? Sau khi nếm thịt chuột tại các quốc gia khác nhau, Gates khẳng định người ta ăn vì thích chứ không phải do hoàn cảnh.

Thịt chuột có thể không xuất hiện trong thực đơn nhà hàng quen thuộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, không có gì bất ngờ khi thịt chuột sẽ trở thành đặc sản và xuất hiện nhiều hơn ở phương Tây trong tương lai.

Nếu có cơ hội, bạn hãy ăn thử. Bạn có thể sẽ cảm thấy yêu thích món ăn này.

5 món ăn ‘kinh dị’ ở Việt Nam Với khách du lịch nước ngoài thì thịt chó, côn trùng, thịt chuột… là những món ăn đáng sợ. Dù vậỵ, nhiều người vẫn sẵn sàng thử.

Theo Zing

Món Thịt Chuột Đặc Sản Của Người Làng Giống

Cảnh mua bán chuột đồng đã sơ chế tấp nập ở ngã ba đầu chợ làng Giống. Khi nói về món ăn này, người dân cho biết có hương vị thơm ngon không kém các loại thịt gia súc phổ thông khác.

Những “thợ săn” ở làng đi bắt chuột đồng bắt đầu từ tháng 5 Âm lịch và kéo dài đến Tết Nguyên đán, chủ yếu vào cuối vụ gặt khi cánh đồng còn trơ gốc rạ. Thời kỳ này chuột béo do được ăn lúa thóc trên cánh đồng.

Chuột bắt về phải còn tươi sống, sau đó dội nước sôi khoảng 70 độ C để làm sạch lông. Nếu nước quá nóng sẽ làm tuột da chuột, khó chế biến. Chuột bắt về thường được phân thành 2 loại, loại có màu lông vàng từ 2 – 3 lạng và loại lông đen người dân gọi là “chuột cống” trọng lượng từ 5 – 7 lạng. “Chuột cống” này là chuột to sống ở đồng ruộng không phải loại chui lủi quanh cống rãnh hôi thối các khu dân cư.

Quy trình sơ chế khá đơn giản, sau khi làm sạch lông, chuột được đem thui bằng rơm nếp, mổ bỏ ruột, giữ lại gan. Đầu, 4 chân và đuôi cũng bị cắt bỏ.

Thông thường người thợ bắt chuột đi từ 5h sáng đến khoảng 13h mới về. Chuột được sơ chế ngay sau đó để vừa tươi ngon và kịp mang ra chợ bán buổi chiều.

Ở làng Giống, người thợ bắt chuột đi khắp các cánh đồng để săn, có nhiều khi sang cả các vùng lân cận như Hà Nam, Bắc Ninh.

Anh Nguyễn Văn Quân và bộ đồ nghề bắt chuột tự chế của mình. Người làng Giống bắt chuột mà không dùng tới chó, họ tìm hang chuột rồi đặt rọ vào các cửa hang sau đó dùng cuốc bới dần, chuột chạy tự chui vào rọ.

Trung bình anh Quân bắt một buổi được khoảng 20 kg chuột đồng, các “đồng nghiệp” của anh ở làng Giống cũng có sản lượng tương tự. Chuột sau khi được sơ chế bán tại chỗ với giá 150 nghìn/kg nguyên con chưa mổ.

Anh Nguyễn Văn Đoàn cũng là một thợ bắt chuột có thâm niên ở làng Giống. Thường gia đình anh sau khi sơ chế bán hết ngay tại nhà, khách muốn ăn phải đặt trước mới còn.

Theo người dân ở đây, thịt chuột thông thường được chế biến thành 3 món: giả cầy, luộc, quay. Thịt chuột đồng ăn không bị mùi hôi, hương vị sau chế biến thành món ăn lên đĩa cũng khá hấp dẫn và khác biệt.

Người dân làng Giống cho biết một tuần mà không có bữa thịt chuột thì lại cảm thấy thòm thèm, nhớ nhớ…

Thịt Chuột Yên Thành Quê Tôi Là Ngon Nhất

Cái danh xưng “Yên Thành thịt chuột” ban đầu nghe khó lọt tai, nhưng về sau càng thấy tự hào vì quê mình có món ngon nổi tiếng, được lên ti vi, khắp các báo lớn, báo nhỏ đưa tin, viết bài rầm rộ. Và giờ thì “Yên Thành thịt chuột” đã thành câu cửa miệng của người dân xứ Nghệ khi nhắc đến huyện lúa.

Nói “Yên Thành thịt chuột” là nói chung cho cả huyện, chứ trên thực tế, nhiều xã chỉ là hưởng xái cái tên gọi ấy mà thôi. Bắt chuột có nghề phải về những vùng quê như Đức Thành, Mã Thành, Phú Thành… Như làng Thọ Bằng – Đức Thành, săn chuột đã trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Nói như vậy để thấy rằng, có được món ngon cũng phải có nghề, có mẹo chứ không phải ai cũng làm được. Có người chỉ đi săn chuột một buổi đã bắt được năm, bảy chục con, có người rong ruổi cả ngày chỉ bắt được vài ba con lèo tèo.

Chuột nhiều nhất là sau mùa gặt. Lúc này, chuột no và béo vàng nên thường chui vào những lùm cây lớn ở giữa đồng hoặc đào hang ở những bờ ruộng… Khi phát hiện ra nơi ẩn náu của chúng, lấy những cái sọc đan bằng tre hoặc bằng sắt ngụy trang ở các lối mòn mà chuột đi nhiều đã tạo nên, rồi thợ săn dùng rơm khô đốt lửa, un khói ở hang chính, khói cứ thế len lỏi vào khắp cùng hang, ngách, chuột không chịu được khói chạy ra và mắc vào những chiếc sọc. Đối với những con chuột cố thủ trong hang không chịu ra, thợ săn dùng nước đổ ngập hang, chuột sẽ không thở được, ngóc đầu lên, lúc này chúng uống nước no nên rất dễ bắt, người thợ chỉ việc nắm tai lôi nó lên một cách dễ dàng. Để biết những hang, hốc có chuột hay không, chỉ cần gọi thêm một chú chó đi săn cùng. Với khứu giác tuyệt vời của họ nhà chó, chỉ vài giây là chúng có thể xác định cho gia chủ những nơi có chuột trú ngụ. Chuột bắt xong xâu vào những chiếc lạt tre, khi xâu không làm chuột chết, để khi làm thịt chuột được tươi, thơm. Nếu bắt được nhiều thì những người thợ săn bỏ vào lồng sắt mang đi bán cho dân nhậu, hoặc những đại gia sành ăn món “tiểu thỏ”.

Ban đầu, tôi cũng rất ghê, khi được mọi người rủ ăn thịt chuột. Nhưng chỉ sau một lần tôi bị bạn đánh lừa thịt chuột là thịt thỏ, tôi gắp nhầm rồi mê nó đến bây giờ. Mỗi lần về quê không chè chén với bạn bè một chầu thịt chuột xem ra chưa trọn tình, trọn nghĩa. Suốt ngày, ti vi ra rả thịt động vật thối, nội tạng ôi thiu tuồn vào Việt Nam hàng chục tấn, nghe thấy mà cứ thương thương dân mình phải ăn những thứ ấy. Nhưng khổ nỗi có nhiều người mè he, khi nghe người khác kể chuyện ăn thịt chuột thì tỏ ra không hài lòng và kinh tởm. Đó âu cũng là cái biểu hiện quan điểm của từng người. Nhưng tôi đồ rằng, những tín đồ đam mê ẩm thực, nếu một lần được ăn món thịt chuột đồng Yên Thành quê tôi họ sẽ sẵn sàng bầu chọn nó vào tóp ten những món ăn ngon nhất.

Vừa rồi tôi đọc Báo Sài Gòn tiếp thị thấy có hẳn một phóng sự về chuột đồng Yên Thành vào Nam. Thế là “cụ tý” không chỉ là món ngon quê nhà mà bây giờ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu làm giàu cho quê hương. Gấp tờ báo vào túi, nhíp một ngụm cà phê, tôi cười tủm tỉm với cái tin đáng mừng cho người dân quê quanh năm úp mặt vào đất, ngửa lưng lên trời.

Nguồn : Phuongnamplus.vn

Hãi Hùng Cửa Hàng Lấy Chuột Cống Chế Biến Món Ăn Vì Thiếu Chuột Đồng

Thịt chuột được chế biến thành nhiều món đa dạng và được coi như đặc sản của nhiều địa phương. Mặc dù vậy, một sự thật là nhiều cửa hàng bán thịt chuột đã công khai thừa nhận với phóng viên rằng, chính bản thân họ cũng khó phân biệt được thịt chuột đồng và chuột nhà. Thậm chí, khi khan hiếm hàng, họ có sử dụng cả chuột cống, chuột nhà để chế biến món ăn, bất chấp các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn 17 năm nay, cứ đến tháng 10 âm lịch là vợ chồng chị Hạnh lại tạm dừng công việc xây dựng để đi bắt chuột. Bởi đây được coi là khoảng thời gian “vàng”. Mỗi ngày nhà chị tiêu thụ được gần 30kg thịt chuột, thu nhập một ngày cao điểm có thể từ 4 – 6 triệu đồng. Thế nhưng, ngay cả khi đã là “trùm bắt chuột”, chị Hạnh cũng không biết rõ được đâu là chuột sạch và đâu là chuột bẩn.

Cũng tại cửa hàng chuyên bán ” đặc sản thịt chuột” tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, mỗi ngày đón tiếp hơn 300 khách của địa phương và các khu vực lân cận. Thực khách đến đây vẫn luôn tin tưởng mình sẽ được thưởng thức món thịt chuột đồng chính hiệu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thế nhưng, theo ghi nhận trong khu bếp, thực tế hoàn toàn khác, chuột được mổ ngay cạnh khu để rác thải, thậm chí chổi quét sàn cũng được trưng dụng để làm thịt chuột.

Theo thử nghiệm mới nhất của Viện Pasteur chúng tôi trung bình cứ trên 30 con chuột có tới 5 con nhiễm virus Hanta gây suy thận cấp, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, rủi ro lớn nhất khi ăn thịt chuột, đặc biệt là chuột cống chính là nguy cơ nhiễm virus dịch hạch, virus Hanta. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay đã điều trị cho gần 40 trường hợp nhiễm virus Hanta do ăn hoặc tiếp xúc với chuột mang bệnh.

Ngoài ra, môi trường sinh sống của chuột thời gian gần đây cũng bị ô nhiễm nặng. Với chuột đồng, nguy cơ cao là chuột bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Người ăn thịt chuột dễ dàng tích tụ chất độc cho cơ thể, gây nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, ung thư.

Chuột cống được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xác định không đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm. Việc kinh doanh thịt chuột cống có thể chịu sự trừng phạt của pháp luật do vi phạm Luật An toàn thực phẩm.