Top 7 # Xem Nhiều Nhất Trứng Cá Trắm Cỏ Làm Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Cá Trắm Cỏ Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá Trắm Cỏ. Cách Trồng Cỏ Nuôi Cá Trắm Cỏ

Đúng như tên gọi của nó, cá trắm cỏ chú yếu thức ăn là cỏ.. Ở môi trường tự nhiên, chúng thường kiếm các loại cỏ rong rêu hoặc cỏ ven bờ để ăn. Ngoài ra, chúng còn có thể ăn các loại động vật nhỏ như tôm, tép, ấu trùng…. Để bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

Trong điều kiện nuôi nhân tạo thì bà con có thể cho chúng ăn thức ăn công nghiệp để giúp cá có đủ chất dinh dưỡng, lớn nhanh hơn và có trọng lượng lớn hơn. Tuy nhiên, bà con chú ý nên chọn con giống khỏe mạnh, chất lượng cao bơi khỏe và thả với mật độ vừa phải để cá có đủ không gian để sinh trưởng.

Khi cá con nhỏ bà con nên cho chúng ăn lá cỏ, sắn, thân cây chuối, lá ngô, lá chuối cần được băm nhỏ để vừa cửa miệng của cá. Không nên cho ăn thức ăn to dễ khiến chúng bị móc hóc và bị chết. Nếu cá đạt trọng lượng lớn hơn từ 0,8kg/con trở lên thì có thể vất cỏ trực tiếp xuống cho chúng ăn. Nhưng với lá chuối hay cây chuối thì vẫn phải cắt nhỏ.

Thức ăn cho cá trắm cỏ nếu không được ăn hết bà con nên vớt sạch sẽ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước khiến cá bị bệnh. Nên chọn thức ăn tưởi ngon, loại bỏ lá già, lá nhiễm bệnh làm cá không thích ăn bỏ ăn dẫn đến kém sinh trưởng.

II. Khẩu phần ăn của cá trắm cỏ

Thức ăn cỏ: 30 – 40% trọng lượng cá thả trên ao/ngày.

Thức ăn rong, bèo: cho ăn 60% trọng lượng cá thả trong ao/ngày.

Thức ăn công nghiệp: khẩu phần từ 1,5 – 2% trọng lượng cá có trong ao.

Khẩu phần ăn cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt không được thừa hoặc thiếu. Bà con nên tính toán trọng lượng, số lượng cá trong ao tương đối chính xác để cân bằng khẩu phần ăn, tránh lãng phí.

III. Trồng cỏ cho cá trắm cỏ ăn

Đối với các trang trại nuôi cá trắm cỏ thịt, quy mô lớn thì bà con nên tự trồng cây cỏ để cung cấp cho cá. Nó vừa tận dụng khoảng đất quanh ao lại tiết kiệm chi phí cho cá ăn. Một số loại cỏ dễ trồng như:

Đây là loại cỏ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sinh trưởng và phát triển rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn là bà conc ó thể thu hoạch được. Sau khi cắt phần thân thì phần gốc được chăm sóc tốt hoàn toàn có thể cho thu hoạch tiếp theo. Thời gian có thể lên đến 3 năm.

2. Giống cỏ sả Mombasa Ghine

Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi, có thời gian sống lâu năm, khả năng chịu hạn tốt, không kén đất nên bà con có thể gieo trồng ở những vùng đất khô cằn nhất. Tuy nhiên nó lại không có khả năng chịu ngập ứng. Năng suất cỏ đạt 15 – 20 tấn/sào, liên tục khoảng 5 -6 năm.

3. Giống cỏ Paspalum

Cỏ Paspalum có khả năng chịu cả ngập úng và khô hạn, thích hợp trồng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ . Hàm lượng chất dinh dưỡng đạt protein thô 15%, xơ thô 30%, hàm lượng khoáng chiếm 7%, đạm thô 18% nên rất phù hợp để nuôi cá trắm cỏ.

4. Giống cỏ Mulato II

Giống cỏ Mulato II được lai giữa 3 giống cỏ khác nhau có khả năng sinh trưởng phát triển rất tốt, chất dinh dưỡng cao. Cỏ có vị ngọt thân mềm không lông là món ăn ưa thích của cá trắm cỏ.

IV. Cách chế biến thức ăn cho cá trắm cỏ

Ngoài việc trồng các loại cỏ cho cá trắm ăn bà con có thể tự chế biến thức ăn từ cỏ và phụ phẩm khác giúp cá ăn ngon ăn được nhiều và tốc độ sinh trưởng nhanh.

Cụ thể với cỏ bà con có dùng máy băm nhỏ hoặc dùng máy nghiền để nghiền thành bột. Các loại ngũ cốc cũng nghiền thành bột và trộn đều rồi dùng máy để ép thành cám nổi giúp cá ăn hấp thụ dễ dàng hơn.

Khi cho cá ăn bà con nên tập trung cho chúng ăn ở một nơi, đưa thức ăn xuống lồng để đảm bảo tất cả các con cá đều được ăn và ăn no, ăn đủ thì thôi. Xử lý hết thức ăn thừa ở trong lồng trước khi cho thức ăn mới vào trong.

Đối với các loại cỏ cho cá trắm ăn bà con cần chú ý là sử dụng cỏ sạch không chứa độc tố thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật… Nếu cá ăn phải các loại cỏ còn chứa chất độc thì sẽ khiến cá bị nhiễm độc chết hoặc nhiễm từ từ ngấm vào trong thịt cá không thể bán ra thị trường được và cũng không thể thu hoạch được.

Để phòng bệnh cho cá bà con có thể cho ăn thêm tỏi giãn nhuyễn, vitamin C hoặc vitamin tổng hợp trộn vào thức ăn cho cá.

Nuôi cá trắm có nếu tuân thủ đúng kỹ thuật hoàn toàn có thể đảm bảo đạt được hiệu quả cao mà không phải lo cá nhiễm bệnh chết hàng loạt. Ngoài ra, cá trắm cỏ là loại hiền nên có thể nuôi xen kẽ với các loại cá khác để nâng cao năng suất thu hoạch.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Trong Ao Đất Và Lồng Bè

Cá trắm cỏ có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện môi trường, cá sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy và sinh trưởng bình thường trong môi trường nước có độ muối từ 0 – 4 phần nghìn. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 22 – 28 o C, khoảng pH thích hợp từ 5 – 6, ngưỡng oxy hòa tan từ 5mg/l trở lên. Cá thích sống ở tầng nước giữa và thấp, nơi gần bờ có nhiều cỏ.

1. Chuẩn bị

a. Nuôi cá trắm cỏ trong ao

Đầu tiên và quan trọng nhất trong việc nuôi cá là chọn vị trí nuôi, chất đất phù hợp, đảm bảo đất không nhiễm phèn, nhiễm mặn vì cá trắm cỏ là loài cá thuần nước ngọt. Chọn vị trí thông thoáng, gần nguồn nước cấp, đường giao thông để dễ dàng chăm sóc và quản lý.

Ao nuôi hình chữ nhật, nên có ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi cũng như trước khi thải ra môi trường. Dọn tất cả cây mọc xung quanh bờ ao để tạo môi trường thông thoáng. Tháo cạn nước ao, diệt tạp khử trùng, cân bằng pH với vôi 7-10kg/100m 2, phơi ao khoảng 5-7 ngày để vôi phát huy hiệu lực.

Lọc nước qua lưới chắn tại cống, cho vào ao lắng, xử lý địch hại rồi bơm sang ao nuôi. Các yếu tố chất lượng nước trong ao phải được điều chỉnh phù hợp. Diệt khuẩn nước, khử các mầm bệnh lẫn trong nước như nấm, ký sinh trùng bằng Iodine Violet hoặc Gluta S trước khi thả cá vào nuôi.

Cá trắm cần thức ăn tự nhiên ở giai đoạn đầu đời trước khi chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp, do đó phải tạo thức ăn tự nhiên và gây màu nước cho cá bằng Holotos với liều 1kg/2000-4000m 3 nước.

Đây là quy trình xử lý ao áp dụng cho nuôi đơn lẫn nuôi ghép cá trắm cỏ với các loài cá nước ngọt khác.

b. Nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè

Lồng nuôi làm bằng vật liệu chắc chắn như tre, gỗ hay sắt thép, tùy vào vị trí đặt lồng mà có diện tích phù hợp, thông thường kích thước từ 75-100m 3. Lồng đặt ở vị trí thông thoáng, ít tàu thuyền qua lại, xa khu dân cư, không bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Lồng đặt theo cụm, mỗi cụm từ 10-15 lồng, mỗi cụm cách nhau khoảng 15-20m.

2. Chọn và thả giống

Cỡ cá khoảng 8-10cm/con là thích hợp nhất.

Giống được chọn mua ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, đã được kiểm dịch đầy đủ, thuận lợi trong việc vận chuyển về ao nuôi.

Cá bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị tật, dị hình, màu sắc tươi sáng, không xây xát, mất nhớt.

Sát trùng bằng muối hoặc thuốc tím KMnO 4 để phòng bệnh và chữa lành các vết thương do xây xát (nếu có). Ngâm túi ni lông chứa cá trong ao 15-20 phút, để cân bằng nhiệt độ tránh việc làm cá sốc nhiệt. Mở một đầu túi từ từ cho cá ra ngoài, thả cá ở đầu gió khi trời mát.

3. Chăm sóc và quản lý

Cho cá ăn thức ăn tự nhiên cỏ, lúa, lá ngô, động vật phù du,… khoảng 20-30% khẩu phần ăn, thức ăn công nghiệp 70-80%. Khẩu phần ăn giảm dần tỷ lệ nghịch với khối lượng cá. Vào thời điểm thả giống, khẩu phần ăn của cá có thể dao động từ 8-10% khối lượng cá trong ao. Sau 1 tháng nuôi có thể giảm xuống còn 5-7%. Khi cá được khoảng 200g đến khi thu hoạch giảm khẩu phần ăn của cá xuống 2-4% (tùy điều kiện cụ thể).

Thông thường cho ăn ngày 2 lần (sáng, chiều), lúc trời mát và hàm lượng oxy hòa tan cao. Tùy theo giai đoạn phát triển mà tần suất cho ăn có thể tăng hay giảm tùy theo sức ăn của cá.

Sử dụng Glucan MOS trộn vào thức ăn để tăng tốc độ chuyển đổi thức ăn, hỗ trợ hoạt động của gan, bảo vệ niêm mạc ruột và giảm tỷ lệ tổn thất do ký sinh trùng với liều 3-5g/kg thức ăn.

Hằng ngày kiểm tra sức ăn của cá, các hiện tượng nổi đầu, bỏ ăn để xử lý kịp thời. Kéo kiểm tra cá 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần kiểm tra tối thiểu 30 con để theo dõi sức khỏe cá. Để chống sốc khi môi trường bất lợi và tăng cường trao đổi khoáng chất cho cá phải dùng C vitan với liều dùng 1kg cho 1500-2000m 3 nước.

Gia cố bờ ao, kiểm tra hệ thống cấp thoát nước, phục hồi ngay khi có rò rỉ nước hay đich hại xâm nhập.

Khoáng chất là những chất không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá, hàm lượng khoáng chất ổn định sẽ làm thịt cá ngon hơn, cá có sức khỏe tốt hơn để chống lại một số mầm bệnh. Trong quá trình nuôi để cá không thiếu hụt khoáng chất cần thường xuyên bổ sung khoáng trực tiếp qua đường tiêu hóa MCP.diges 3-5g/kg thức ăn.

Kiểm tra thường xuyên các yếu tố thủy lý hóa trong ao như pH, nhiệt độ, oxy hòa tan. Những ao nuôi lâu ngày có lớp bùn đen dày thì cần phải nạo vét hoặc phơi đáy, cải tạo kỹ càng để hạn chế thấp nhất có thể ảnh hưởng của khí độc đến cá nuôi. Dùng Yucca digera liều 1 lít/3000-5000m 3 nước để cấp cứu khi cá nổi đầu do khí độc và định kỳ tạt 6000-8000m 3 để giảm mùi hôi do tảo tàn và góp phần làm sạch lớp bùn đáy ao.

Đối với nuôi lồng bè cần thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, vớt thức ăn thừa hằng ngày, xử lý lưới rách, vệ sinh rong rêu bám lồng, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cá.

4. Thu hoạch

Cá trắm cỏ thông thường 6-8 tháng nuôi sẽ đạt kích cỡ thương phẩm, có thể thu hoạch. Thu tỉa những con đủ tiêu chuẩn lúc 6 tháng. Thu hết một lần khi nuôi đến một năm.

Ngừng cho ăn 1 ngày trước khi kéo, rút bớt nước. Thời gian thu hoạch thích hợp nhất là sáng sớm (hay chiều mát). Thống kê, ghi nhận và rút kinh nghiệm cho đợt nuôi tới.

Cá Trắm Nấu Gì Ngon? 5 Món Cá Trắm Dễ Làm Mà Siêu Bổ Dưỡng

1. Món cá trắm nấu canh chua

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Bước 1: Cá trắm rửa sạch, thái thành từng khúc nhỏ. Các loại rau rửa sạch, cà chua thái múi cau, quả thơm (dứa) cắt thành từng miếng vừa ăn. Rau thơm, rau mùi, hành lá và ớt cắt nhỏ. Củ hành khô rửa sạch và băm nhỏ.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, bạn cho dầu vào và đun nóng dầu, cho cá vào rán sơ qua giúp cá không bị tanh.

Bước 3: Phi thơm hành củ băm nhỏ rồi cho cà chua vào xào sơ, thêm vào một chút gia vị muối, đường, bột ngọt. Tiếp theo, cho một lượng nước vừa đủ ăn vào nồi, thêm vào một chút me để nấu cùng.

Bước 4: Khi nước sôi, cho thơm và cá đã rán vào nồi. Nêm nếm lại với một chút gia vị cho vừa ăn.

Bước 5: Trước khi tắt bếp, cho rau mùi, rau thơm, hành lá và ớt vào canh. Sau đó, tắt bếp và múc canh ra tô. Món này có thể dùng chung với cơm nóng.

2. Món cá trắm hấp hành

Cá trắm hấp hành là một món ăn chế biến thật đơn giản nhưng luôn thơm ngon và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả nhà. Thịt cá trắm mềm hòa quyện cùng mùi thơm của gừng và hành lá, chắc chắn sẽ mang đến cho gia đình một bữa cơm ngon miệng.

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Bước 1: Cá trắm sau khi mua về rửa sạch. Hành lá rửa sạch, tước thành từng cọng nhỏ. Gừng cạo và rửa sạch rồi cắt thành từng sợi.

Bước 2: Cho hành lá vào đĩa, đặt cá lên và cho vào nồi nước đang sôi để hấp chín.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, đun sôi dầu trong chảo rồi cho gừng vào xào đều

Bước 4 : Sau khi các chín, cho vào ít hành lá lên mình cá và rưới phần gừng đã xào lên cho thơm. Cuối cùng đổ nước tương lên mình cá là hoàn tất món ăn. Bạn có thể chấm cá với nước mắm hoặc nước tương, ăn cùng cơm nóng.

3. Món cá trắm chiên giòn sốt cà chua

Cá trắm sốt cà chua là một món ăn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã có một món ăn mới lạ cho cả gia đình mình rồi đấy!

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Bước 1: Cá trắm làm và rửa sạch, thái miếng phi lê mỏng. Cà chua rửa sạch và cắt múi cau, hành lá và thì là cắt khúc nhỏ, hành tím rửa sạch và băm nhuyễn.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi nóng thì cho cá vào chiên. Lưu ý để lửa nhỏ cho cá không bị cháy. Sau khi cá chín vàng đều thì vớt ra đĩa.

Bước 3: Tiếp theo, bạn cho hành tím vào chảo đảo đều đến khi vàng và có mùi thơm thì cho cà chua vào xào chung. Để tạo sốt, bạn cho 1 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước mắm, một ít đường và bột ngọt vào. Đến khi nước sốt đặc sệt lại và vừa ăn thì bạn tắt bếp.

Bước 4: Cho cá trắm vào phần nước sốt trên chảo, nấu khoảng 5 phút đến khu nước sốt gần cạn là được.

Bước 5: Trước khi tắt bếp, cho hành lá và thì là vào đảo đều. Cho cá ra đĩa và thưởng thức.

4. Món cá trắm kho riềng sả

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Bước 1: Sau khi mua cá về, bạn rửa cá thật sạch với nước lạnh, tiếp đó rửa qua nước ấm để thịt cá săn chắc khi kho. Thái cá thành từng khúc vừa ăn

Bước 2: Ướp cá với gia vị: nước mắm, bột ngọt, tiêu và để cho ngấm khoảng 30 phút

Bước 3: Thịt ba chỉ rửa sạch với muối, cắt thành miếng vừa ăn. Riềng rửa sạch và cắt lát mỏng. Sả cắt thành từng khúc và đập dập.

Bước 4: Cho dầu ăn vào nồi kho, xếp thịt ba chỉ vào nồi. Cho riềng, cá trắm, ớt, sả và nêm nếm thêm một chút nước mắm, nước kho cá và tiêu vào. Đổ nước dừa xiêm ngập mặt cá.

Bước 5: Bắc nồi cá lên bếp, bật lửa nhỏ và kho cho đến khi cá và thịt chín đều. Cho cá trắm kho ra đĩa, thêm vào một chút tiêu. Bạn có thể ăn kèm với rau sống, dưa leo và cà chua.

5. Món cá trắm chiên xù

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Bước 1: Cá trắm rửa sạch và cắt phi lê mỏng, lóc bỏ xương

Bước 2: Cá ướp với ½ muỗng muối, ½ muỗng nước tương, thìa là và trộn đều lên cho ngấm gia vị. Để khoảng 10 phút cho cá ngấm đều

Bước 3: Cho tiếp 3 thìa bột năng, 5 thìa bột chiên giòn và trộn đều cá lên

Bước 4: Đổ bột chiên xù ra tô, cho từng miếng cá vào và trở qua cho đều

Bước 5: Bắc chảo lên bếp, cho nhiều dầu vào và đun nóng. Cho lần lượt cá vào chiên. Lưu ý để lửa vừa cho cá chín vàng đều.

Bước 6: Lót giấy thấm dầu trên đĩa và vớt cá ra. Rắc thêm một ít rau thì là lên cá. Khi ăn bạn có thể chấm kèm với tương ớt hoặc tương cà.

Giá trị dinh dưỡng từ cá trắm

Theo nghiên cứu, trong 100g thịt cá trắm đen có đến 19,5 gam chất đạm, cùng với nhiều loại axit amin quý, các loại chất khoáng, canxi, photpho, chất sắt, vitamin và các loại chất chống lão hóa. Trong 100 gam thịt cá trắm trắng có 4,5 gam chất béo, 17,99 g đạm, cùng với các loại vitamin nhóm B, canxi, photpho, sắt rất bổ dưỡng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, thịt cá trắm luôn ngon, chắc và có giá trị dinh dưỡng cao. Cá trắm đen giúp bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với những người biếng ăn, gầy yếu và thường mệt mỏi. Phụ nữ mang thai được khuyên nên ăn cá trắm để cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Nên mua cá trắm tươi và sạch ở đâu?

Cá trắm là một loại thức ăn được nhiều người lựa chọn trong bữa cơm hàng ngày. Nhưng thực tế, việc lựa chọn cá trắm là một điều không đơn giản. Để mua được cá trắm tươi ngon, bạn có thể đến các địa chỉ uy tín cung cấp các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như hệ thống bán lẻ VinMart thuộc Tập đoàn Vingroup.

Cá trắm tại siêu thị VinMart đã được sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đồng thời, cá không chứa hóa chất và chất bảo quản gây hại cho sức khỏe. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn mua cá trắm tại VinMart để chế biến những món ăn ngon và mang lại giá trị dinh dưỡng cho cả gia đình.

Cá trắm tại hệ thống siêu thị bán lẻ VinMart đang có:

Cá trắm giòn cắt khúc (0,3kg): 83.970 đồng

Cá trắm đen cắt khúc (0,5kg): 134.950 đồng

Cá trắm trắng cắt khúc (0,5kg): 77.500 đồng

Mua cá trắm sạch tại VinMart nhanh chóng với Scan & Go trên ứng dụng VinID

Thói quen mua sắm truyền thống hàng ngày khiến bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian khi phải đi lại, chờ đợi xếp hàng và thanh toán khá lâu. Từ tháng 05/2019, với sự ra đời của tính năng Scan & Go trên app VinID của Tập đoàn Vingroup, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian mua sắm nhưng luôn đảm bảo có những nguyên liệu tươi ngon nhất cho bữa cơm trong gia đình mình.

Với mô hình mua hàng từ xa này, khách hàng có thể dễ dàng dùng app VinID để quét mã QR sản phẩm. Sau khi thanh toán, nhân viên VinMart gần nhất sẽ lấy hàng và giao đến tận nhà bạn trong vòng từ 2 – 5 tiếng.

Cách mua hàng nhanh chóng với tính năng Scan & Go

Chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng VinID, khách hàng có thể nhanh chóng mua sản phẩm và đảm bảo cá trắm luôn tươi ngon nhất khi đến tay bạn.

Bước 2: Truy cập vào mục Scan & Go ngoài trang chủ để sử dụng tính năng

Bước 3: Chọn phương thức nhận hàng “Giao hàng tận nơi”

Bước 5: Sau khi đã lựa chọn đầy đủ các sản phẩm cần mua, bạn chọn vào “Giỏ hàng” để kiểm tra số, lượng, giá cả và cập nhật địa chỉ nhận hàng.

Thanh toán đơn hành Scan & Go tiện lợi với ví điện tử VinID Pay

Bước 1: Sau khi kiểm tra giỏ hàng, bạn chọn nút “Thanh toán” và nhấn “Tiếp tục” để lựa chọn phương thức thanh toán qua Ví điện tử VinID Pay.

Bước 2: Chọn ‘Tiếp tục” để hoàn tất mua hàng. Đơn hàng của bạn sẽ được giao tận nhà trong vòng 2 – 5 tiếng, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 300.000 đồng trong bán kính 10km.

Trứng Cá Hồi Có Tốt Cho Sức Khỏe Không? Trứng Cá Hồi Làm Món Gì Ngon?

Trứng cá hồi làm món gì? Ăn trứng cá hồi sẽ giúp cung cấp nhiều collagen, giúp cải thiện kết cấu làn da và làm cho da trở nên mịn màng hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về công dụng của trứng cá hồi đối với sức khỏe con người.

Lợi ích của trứng cá hồi đối với sức khỏe

Trứng cá hồi có chứa nhiều hàm lượng protein cao, chứa nhiều axit béo omega-3 và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người.

Trứng cá hồi có nhiều chất cephalin có tác dụng rất tốt cho não. Chất này rất cần thiết giúp cơ thể người và cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.

Trứng cá hồi rất giàu Omega-3, đây là chất giúp cho da bạn có được sự đàn hồi cao do nó cung cấp collagen cho cơ thể. Bạn nên bổ sung các chất béo axit omega 3 sẽ giúp làn da được dẻo dai và đàn hồi cao.

Trứng cá hồi có chứa hàm lượng protein dồi dào có công dụng nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Dùng trứng cá hồi thường xuyên sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho làn da, để làn da ngày càng trở nên mềm mại và mịn màng hơn.

Trứng cá hồi đỏ có chứa nhiều vitamin A, B, D. Trong đó vitamin A giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, vitamin B phòng chống và điều trị bệnh nấm da, giúp cho trẻ em còi cọc kém phát triển tốt hơn, vitamin D giúp phòng chống bệnh còi xương hiệu quả.

Trứng cá hồi còn chứa tinh chất creatine, khoáng chất biển chết cung cấp cho cơ thể nhiều nguyên tố vi lượng, giúp tăng tính đàn hồi, làm da săn chắc và ngăn chặn hiệu quả quá trình lão hóa của làn da.

Các món ăn ngon từ trứng cá hồi

Sushi trứng cá hồi

Nguyên liệu:

Gạo sushi: 300 gram

Trứng cá: 200 gram

Lá rong biển khô: 10 lá

Rượu trắng: 400 ml

Mirin: 100 ml

Nước tương của Nhật: 40 ml

Cách làm:

Đầu tiên, bạn hãy hòa ít rượu trắng cùng mirin vào một chiếc nồi. Sau đó đun sôi hỗn hợp rồi để nguội. Khi hỗn hợp đã nguội, cho thêm chút nước tương đậm đặc của Nhật vào tiếp tục đun sôi một lần nữa. Tắt bếp và đợi cho hỗn hợp nguội.

Vo gạo và nấu cơm như chúng ta vẫn nấu bình thường. Căn chỉnh lượng nước vừa vặn để cơm mềm dẻo, không bị khô quá hay nát quá.

Nếu bạn không tìm được gạo Sushi của Nhật, có thể trộn gạo dẻo với gạo nếp theo tỉ lệ 8:2 chúng ta hay nấu ăn hàng ngày cũng được.

Bước 3: Tiến hành làm sushi

Salad trứng cá hồi

Nguyên liệu:

150gr đậu Hà Lan

1 củ cà rốt

100gr cải caron

2 củ khoai tây

1 búp xà-lách tím

2 thìa cà phê xốt trứng mayonnaise

2 thìa cà phê trứng cá.

½ thìa cà phê muối

1 quả trứng gà

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khoai tây, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, thái thành miếng vuông quân cờ. Bỏ chúng vào nồi nước có thêm một chút hạt muối luộc chín. Vớt ra ngâm nước lạnh và để ráo nước.

Đậu Hà Lan tước sạch xơ ở hai bên, rửa sạch và luộc chín

Cải caron và bắp cải tím bạn rửa sạch, luộc chín và vớt ra để ráo nước.

Trứng gà luộc chín, bóc vỏ, thái thành từng khoanh

Tiếp theo, cho các nguyên liệu vào một tô lớn, trộn cùng với ½ thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê sốt mayonnnaise.

Bạn bỏ trứng gà, trứng cá vào trộn cùng với nhau. Nên nhớ, trộn đều và trộn nhẹ tay tránh làm trứng vỡ nát.

Cuối cùng, bày món ăn ra đĩa và thưởng thức. Bạn có thể ăn như một món chính hoặc ăn cùng với cơm hoặc bánh mì đều rất ngon.

Trứng cá hồi ăn như thế nào?

Tại các nước phương Tây, trứng cá hồi thường hay được ăn kèm với salad và bánh mì phết bơ. Hoặc kết hợp cùng trà xanh để món ăn đạt độ dinh dưỡng cân bằng hoàn hảo.

Còn ở các nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam cũng như các nước phương Đông, trứng cá hồi thường được làm sushi, ăn kèm với cháo. Hoặc có thể ăn tươi và thưởng thức với sâm panh theo phong cách quý tộc vương giả vô cùng độc đáo.

Những viên trứng cá tròn tròn, căng mọng, vị tanh nhẹ tan trong khoang miệng chắc chắn sẽ mang tới cho thực khách trải nghiệm hấp dẫn chưa từng có.