Top 3 # Xem Nhiều Nhất Tim Gan Gà Nấu Món Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Gan Dê Nấu Món Gì?

Gan dê xào hẹ

Chuẩn bị: lá hẹ tươi khoảng 100g, gan dê 120g, các gia vị khác như gừng, hạt nêm, muối, hạt tiêu vừa đủ.

Cách tiến hành: Hẹ lặt sạch thái đoạn, gan dê lạng bỏ màng gân thái lát thêm muối, bột nêm rượu để ướp. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu sau đó bỏ gan dê vào chảo xào, đảo trong 1 phút thì thêm hẹ, cùng xào bằng lửa mạnh, sau cùng thêm muối, bột nêm, hạt tiêu rồi múc ra đĩa và có thể thưởng thức.

Cháo gan dê chữa bệnh về mắt rất tốt

Cháo gan dê

Thực phẩm cần chuẩn bị cho món cháo gan dê với hành gồm: gan dê 1 cái khoảng 300-400 g, 2 bát con gạo, hành hoa và muối vừa dùng.

Cách tiến hành: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị vừa ăn là món ăn đã được hoàn thành. Đây là món ăn rất tốt cho người mắc bệnh cận thị, quáng gà, hoa mắt nếu ăn liền trong 7 ngày mắt sẽ sáng hơn rất nhiều.

Những người kỵ với gan dê

Thịt dê là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên có một số người không nên ăn cùng thịt dê bạn nên biết.

Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Bởi lẽ thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều dẫn tới một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, loét rộng thêm khiến bệnh tình nặng thêm.

Những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng càng không nên ăn nhiều thịt dê trong đó có gan dê vì có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể tăng lên.

Những người mắc chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều kỵ ăn thịt dê.

Cẩn thận với đối tượng sử dụng thịt dê

Thịt dê thực sự là một thực phẩm bổ dưỡng chữa nhiều bệnh tuy nhiên cần phải nắm rõ một số điều kiêng kỵ về thực phẩm này để tránh những tác hại không tốt mang đến.

Tim Heo Làm Món Gì Ngon? Tất Tần Tật Các Cách Nấu Và Chế Biến Tim Heo Ngon

là một phần trong nội tạng heo. Tim heo có hương vị ngon, và khi nhai có vị sực sực vì vậy rất được ưa thích bởi phần đông giới trẻ, người trung niên và trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong tim heo có chứa hàm lượng chất sắt, kẽm, selen, và các vitamin B rất tốt cho sức khỏe, giúp bổ máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy, mà tim heo rất được săn đón để làm các món tẩm bổ cho cơ thể.

Tim heo (tim lợn) chỉ có duy nhất trong mỗi một con lợn. Vì vậy, cần phải biết cách làm, và biết cách phối hợp các nguyên vật liệu, gia vị để chế biến cho món tim heo được ngon và mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Nếu bạn không biến cách làm các món với tim heo, chưa biết cách phối hợp các nguyên vật liệu đi kèm, sẽ dẫn đến mất đi phần ngon và một lượng chất dinh dưỡng để bồi bổ từ các món ăn từ tim heo.

Làm thế nào để lựa chọn tim heo / tim lợn ngon?

Có một số tips bên dưới để bạn có thể dễ dàng trong việc lựa chọn tim heo, tim lợn ngon như sau:

Thứ nhất: quan sát bằng mắt và dùng tay để kiểm tra xem tim còn tươi không. Các quả tim ngon không cần phải có màu đỏ tươi như máu, mà màu đỏ chỉ cần hơi sẫm. Bên ngoài tim khi sờ vào nhẵn, mịn. Khi bạn dùng lực ấn vào tim thì tim vẫn có độ mềm và đàn hồi nhưng không bị xẹp xuống.

Thứ ba: thông thường một quả tim lợn tươi là khi các mạch máu cần được dính liền vào thân tim, , cuống tim trắng ngà sờ còn dai giòn dễ chịu. Nếu dùng tay ấn nhẹ thấy có máu tươi, không có mùi hôi thì chắc chắn là tim còn tươi.

Bạn nên lưu ý đến những quả tim có màu sắc bất thường như vàng hoặc xanh. Đồng thời tim có dấu hiệu bị nhũng, sờ vào mềm và nhũng ra, chứ không đàn hồi. Và còn có thể có mùi hôi,… Đây là những quả tim không tốt, có dấu hiệu về lợn bị bệnh.

Vì tim heo là phần cung cấp máu để nuôi heo hoạt động tốt. Một ngày, thậm chí là một giây, tim heo phải bơm lượng máu rất nhiều và liên tục, vì vậy nó có mùi khá tanh.

Nếu bạn luộc không kỹ có thể dẫn đến không thể ăn nổi các món bạn cần chế biến từ tim heo.

Để luộc tim heo không tanh mùi máu, bạn cần rửa thật sạch tim heo với nước, muối và giấm. Kết hợp với việc vò và bóp tim heo cẩn thận để mùi máu từ trong tim heo được khử ra hết.

Sau đó bạn rửa lại với rượu để tim heo được sạch và khử mùi đi. Sau đó tiến hành luộc tim.

Để chuẩn bị cho món tim heo/ tim lợn xào hành tây bạn cần các nguyên vật liệu sau: tim heo, hành tây, hành khô, tỏi, muối, đường, bột ngọt, tiêu,..

Món ăn ngon nhức lưỡi luôn! Chỉ nghĩ đến vị dai, hơi chua chua và ngọt của món tim cật heo xào chua ngọt là đã thấy hấp dẫn và thèm ăn ngay luôn rồi. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau cho món tim cật heo xào chua ngọt:

Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết, bạn tiến hành làm món cật tim heo xào chua ngọt như sau:

Bước 1: Rửa và sơ chế heo sạch sẽ với nước, muối, giấm và rượu. Đầu tiên rửa tim heo/ tim lợn với nước sạch. Sau đó dùng muối để chà xát lên tim heo. Rồi ngâm tim heo với giấm, dùng giấm để rửa sạch và tiếp tục sử dụng muổi để vò và bóp tim heo (vò nhẹ). Sau đó rửa lại với rượu để tim heo được sạch và không còn mùi máu nữa. Các nguyên liệu khác như thơm (dứa), cà chua, hành tây, rau cần bạn đem đi rửa sạch rồi sau đó cắt nhỏ.

Cháo Gan Gà Cho Bé Nấu Với Rau Củ Gì Vừa Ngon, Vừa Bổ?

Giống với các gan động vật khác, gan gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như protein, canxi, photpho, selen, vitamin B, C đặc biệt chứa hàm lượng vitamin A, chất sắt và kẽm cao. Các món cháo chế biến từ gan gà không chỉ ngon mà còn mang hương vị đặc trưng, đồng thời giúp đôi mắt khỏe mạnh, tăng cường thể lực và tốt cho não bộ của bé.

Gan gà chứa lượng lớn vitamin A nên mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 30g/lần, để tránh tình trạng thừa vitamin A ở trẻ nhỏ.

1. Cháo gan gà cho bé nấu với rau cải ngồng

Nguyên liệu: Cách làm:

Rau cải ngồng rửa sạch, thái nhỏ.

Gan gà sát muối rồi rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc chín. Vớt ra để nguội, thái nhỏ.

Gạo đã vo sạch cho vào nồi nấu với nước luộc gan gà, đến khi thành cháo mềm.

Đun nóng dầu cho hành tím vào phi thơm, tiếp theo cho gan gà và rau cải ngồng vào xào chung, khoảng 4 phút cho rau chín.

Khi cháo chín mềm, đổ phần gan gà và rau đã xào vào nấu sôi lại rồi tắt bếp. (Nếu bé chưa ăn thô được mẹ có thể xay nhuyễn cho bé ăn).

2. Cháo gan gà cho bé nấu với khoai tây, cà rốt

Nguyên liệu: Cách làm:

Gan gà rửa với nước muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch, lấy hết màng xơ rồi đem luộc chín và băm nhỏ.

Gạo vo sạch, cho vào nấu với nước luộc gan gà, ninh khoảng 30 phút.

Khoai tây và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt miếng nhỏ, đem đi hấp chín hoặc luộc chín, sau đó tán nhuyễn.

Khi cháo chín mềm, cho gan gà, hỗn hợp khoai tây và cà rốt vào khuấy đều, nêm nếm phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Đun sôi với lửa nhỏ khoảng 3 phút cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau rồi tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều.

3. Cháo gan gà cho bé nấu với nấm rơm

Nguyên liệu: Cách làm:

4. Cháo gan gà nấu với mướp hương

Nguyên liệu: Cách làm:

5. Cháo gan gà nấu với súp lơ xanh, phô mai

Nguyên liệu: Cách làm:

Mang gạo đi vo sạch, cho lượng nước vừa đủ vào nấu chín.

Gan gà sát muối, rửa sạch lại bằng nước lọc, lấy hết màng sơ rồi băm nhuyễn với 1 củ hành tím.

Súp lơ xanh rửa sạch, cắt nhỏ, đem đi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Sau khi súp lơ chín dùng thìa tán nhuyễn.

Cháo chín, cho gan gà vào nấu cùng khoảng 10 phút thì cho súp lơ xanh vào đun sôi lại. Tiếp cho cho phô mai vào khuấy cho tan rồi tắt bếp. Cuối cùng cho dầu ăn vào trộn đều, để tăng dinh dưỡng cho món ăn.

Cách Nấu 5 Món Cháo Gan Gà Cho Bé 10 Tháng Tuổi

1. Cháo gan gà cải ngọt

Nguyên liệu

Cháo trắng: 80g

Gan gà: 1 bộ

Rau cải ngọt: 30g

Hành khô: 1 nhánh nhỏ

Gan, rau cải ngọt rửa sạch băm nhỏ

Hành khô xắt nhỏ, phi thơm, sau đó cho gan và rau cải vào xào chín, cho thêm chút nước.

Cho cháo trắng vào đun cùng gan và rau cho đến khi chín mềm. Nêm nhạt.

Vậy là mẹ đã có món cháo gan gà cho bé ăn ngon lành rồi!

2. Cháo gan gà khoai tây

Nguyên liệu

Gan gà: 1-2 bộ

Khoai tây: 40g

Gạo: 30g

Dầu ăn: 1 thìa cà phê 5ml

Cách làm

Gan gà mẹ làm sạch, rồi luộc chín, cắt thành miếng mỏng/băm nhỏ.

Khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và luộc chín, rồi nghiền nát.

Nước luộc gan, mẹ cho gạo vào nấu cháo, hoặc tiện dụng hơn mẹ cho cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ vào nấu cho nhanh. Khi cháo chín nhừ, mẹ cho khoai tây và gan gà đã băm nhuyễn vào, đun sôi, rồi đổ cháo ra, nêm thêm chút dầu ăn và cho bé thưởng thức món cháo gan gà!

3. Cháo gan gà khoai lang

Nguyên liệu

Gạo tẻ: 40g

Gan gà: 1 bộ

Khoai lang: 30g

Dầu ăn: 1 muỗng cà phê 5ml

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, cho vào nồi nước ninh nhừ. Hoặc tiện dụng hơn, mẹ có thể cho một lượng cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ vào nồi nước, nấu khoảng 20 phút là chín nhừ.

Gan gà, mẹ lạng hết màng xơ, rửa sạch và băm nhuyễn.

Khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng, hấp chín, rồi tán nhuyễn.

Khi cháo chín thì, mẹ cho gan và khoai lang vào và nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Mẹ có thể cho thêm hành ngò nếu bé thích. Mẹ đổ cháo ra bát, trộn thêm 1 thìa dầu ăn, vậy là mẹ đã có món cháo gan gà cho bé thưởng thức rồi!

4. Cháo gan gà khoai sọ

Nguyên liệu

Gan gà: 1 bộ

Khoai sọ: 30g

Gạo: 40g

Dầu ăn: 1 thìa cà phê 5ml

Cách làm

Gan gà, mẹ làm sạch và luộc chín, rồi băm nhỏ.

Khoai tây, mẹ gọt sạch vỏ, cho vào nồi luộc chín và nghiền nát.

Gạo vo sạch, cho vào nước luộc gan gà ninh nhừ. Hoặc để nhanh hơn, mẹ có thể dùng cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ, cho vào nước luộc gan gà, chỉ nấu khoảng 20 phút là cháo mềm nhừ.

Khi cháo chín mềm thì mẹ cho khoai sọ và gan gà vào và khuấy đều, đun sôi với lửa nhỏ.

Đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn. Vậy là mẹ đã nấu xong món cháo gan gà cho bé rồi!

5. Cháo gan gà cà rốt

Nguyên liệu

Gan gà: 1 bộ

Cà rốt: ½ củ

Gạo: 50g

Mẹ ngâm gạo khoảng 30 phút, rồi cho vào nồi ninh với lửa nhỏ đến khi nhừ. Hoặc tiện dụng hơn, mẹ nên dùng cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ, lấy một lượng vừa đủ, rồi cho vào nồi nước ninh khoảng 20 phút là cháo chín nhừ.

Gan gà và cà rốt mẹ làm sạch, thái miếng, rồi đem hấp chín, nghiền nhuyễn/băm nhỏ.

Khi cháo chín, mẹ cho gan gà, cà rốt đảo đều, đun sôi lên là được. Tắt bếp, đổ cháo ra bát và cho thêm chút dầu ăn là mẹ có món cháo gan gà cho bé thưởng thức rồi!