Top 3 # Xem Nhiều Nhất Thịt Lợn Rừng Nấu Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Lợn Rừng Ăn Những Thức Ăn Gì

Lợn rừng ăn những thức ăn gì? Cách cho ăn như thế nào?

Thức ăn được xem như là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng vì nếu không cẩn thận thì thịt lợn rừng sẽ nhanh chóng giống thịt lợn nhà và như vậy sẽ mất đi khả năng cạnh tranh ưu thế trên thị trường. Hơn nữa, thức ăn không tốt, không đúng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát dục và các khả năng sản xuất khác làm chăn nuôi thua lỗ, kém hiệu quả.

Nội dung trong bài viết

Lợn rừng ăn những thức ăn gì? Cách cho ăn như thế nào?

Nhóm thức ăn thô xanh

Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung

Tôi cho lợn rừng ăn thức ăn công nghiệp có được không và cho ăn với liều lượng như thế nào?

Có những phương pháp nào sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng?

Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh)

Phương pháp làm cao rau

Lượng thức ăn và nước uống mỗi ngày của một lợn rừng trưởng thành thường là:

– 0,5 kg thức ăn tinh/ngày.

– 2 kg thức ăn thô xanh/ngày .

– Uống 4 lít nước /ngày.

Thức ăn xanh chủ yếu là củ, quả, cỏ và các loại thức ăn thô xanh khác dễ kiếm và rẻ tiền.

Nhóm thức ăn thô xanh

Không giống như nuôi lợn công nghiệp, trong nuôi dưỡng lợn rừng, thức ăn xanh tỏ ra rất quan trọng bởi chúng phù hợp với khẩu vị, mức tiêu hóa và tập tính ăn uống của chúng. Nếu chỉ cho lợn rừng ăn thức ăn tinh, lợn kém ăn do không quen, không thấy ngon miệng và chất lượng thịt sẽ giảm sút. Đồng thời việc chăn nuôi lợn rừng không hấp dẫn nữa bởi giá thành cao và sức tiêu thụ giảm.

Hầu hết các loại thức ăn thô xanh trong chăn nuôi nói chung đều có thể cho lợn rừng ăn như các loại bèo, cây ngô non, các loại cỏ chăn nuôi, bí đao, bí đỏ, sắn, khoai,…. và một số phụ phẩm công, nông nghiệp thông thường khác như dây lang sau thu củ, ngọn lá sắn, quả giả điều, vỏ và thịt quả cà phê, vỏ các loại trái cây là phụ phẩm trong công nghiệp sấy khô hoa quả, các loại bã trong công nghệ chế biến nông sản như bã đậu, bã bia,…

Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung

Là nhóm thức ăn được chế biến đơn giản từ bột các loại ngũ cốc, các loại khô dầu, các loại phụ phẩm của công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm như bột xương, bột máu, bột .thịt xương, bột đầu cá, đầu tôm,…. và cả các loại thức ăn giàu đạm có thể sản xuất ngay tại trang trại lợn rừng như bột giun, bột côn trùng.

Việc cho lợn rừng ăn rất đơn giản:

– Đặt thức ăn vào máng hoặc trải cỏ trực tiếp dưới đất.

– Cám pha với nước thành dạng bột đặc cho vào các chậu để sẵn ở trong chuồng.

Chế độ cho ăn ngày 2 bữa sáng, chiều (nên cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ có điều kiện cho lợn rừng nuôi thả trong trang trại).

Tôi cho lợn rừng ăn thức ăn công nghiệp có được không và cho ăn với liều lượng như thế nào?

Hiện chưa có trang trại nuôi lợn rừng nào cho ăn thức ăn công nghiệp, cùng lắm là sử dụng ít ngày thức ăn lợn nái đẻ cho lợn nái rừng lai sau đẻ có sức khỏe không tốt lắm hoặc loại thức ăn công nghiệp dành cho lợn con sơ sinh cho một số lợn sơ sinh yếu. Liều lượng không điển hình song thường là rất ít.

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp tỏ ra không thuận lợi do lợn rừng không quen ăn các thức ăn được phối trộn sẵn, đóng viên, bánh hoặc bột nên chúng thường dễ bị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, lợn rừng vốn có tốc độ sinh trưởng, phát triển chậm hơn lợn nhà, nếu ăn thức ăn công nghiệp thì hương vị và phẩm chất thịt kém đi thì người chăn nuôi sẽ lỗ do giá thành cao và thị trường bị thu hẹp.

Có những phương pháp nào sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng?

Do lợn rừng ăn chủ yếu là thức ăn thô xanh nên các phương pháp sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng là các phương pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến một số thức ăn xanh thông dụng.

Kỹ thuật trồng thức ăn xanh trong trang trại lợn rừng tương tự như kỹ thuật trồng cây thức ăn đó ở các vùng khác, nó tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật riêng cho từng loại cây thức ăn.

Về phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng thì chủ yếu là phương pháp làm khô hay bột cỏ (bột xanh) và cao rau mặc dù trong các phương pháp chế biến thức ăn xanh có phương pháp ủ chua (ủ xanh) khá hiệu quả nhưng trên thực tế nuôi lợn rừng hiện vẫn chưa dùng. Còn phương pháp ủ chua hay ủ xanh thì chưa có trang trại nào thực hiện. Trên thực tế, với nguồn thức ăn xanh khá sẵn và dồi dào ở nước ta thì các trang trại lợn rừng vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp lọc bỏ tạp chất và cho ăn tươi sống các loại thức ăn xanh vừa ngon, bổ rẻ tiền và hiệu quả.

Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh)

Phơi sấy khô là phương pháp cổ điển để bảo quản thức ăn xanh. Khi sấy khô, các quá trình lên men bởi vi sinh vật sẽ bị đình trệ vì nước tự do đã được tách khỏi thức ăn (thường thi độ ẩm tụt từ 70 – 80% đến 10 – 16%).

Phương pháp này thường sử dụng để chế biến và bảo quản các loại thức ăn là các loại thức ăn thô xanh ngoài cỏ như bèo, su su, thân lá chuối, keo dậu, chè khổng lồ, đậu Sơn Tây,… đến các phụ phẩm còn tươi xanh như rơm,thân, lá khoai lang sau thu hoạch cử; thân, lá lạc; vỏ lạc; ngọn, lá sắn đều có thể phơi, sấy khô để dự trữ cho gia súc ăn vào mùa đông, mùa khô thiếu thức ăn xanh hoặc làm nguyên liệu chế biến với ure cùng với các phụ phẩm khác. Các loại phụ phẩm này đều là những thực vật giàu đạm giàu vitamin, khoáng và tỷ lệ xơ cũng cao nên là thức ăn rất tốt cho gia súc.

Phương pháp sấy khô thường làm mất hơn 10% các chất hữu cơ nên khi cho ăn thức ăn phơi sấy khô thường nên cho ăn thêm rau, cỏ tươi, rỉ mật đường hoặc các chất tinh bột khác (cám gạo, cám ngô,…)

Ở phương pháp này, không cần hố ủ mà chỉ cần các thiết bị để nghiền nát sản phẩm như chày, cối, máy xay và các vật liệu để đựng sản phẩm như thùng kim loại không gỉ, bao ni lông có máy hàn kín miệng sau khi đựng sản phẩm, bao xác rắn, bao tải thô, kho chứa. Khi sấy khô phải khống chế được tác dụng lên men sinh mốc của nhóm nấm mốc thì mới giữ được sản phẩm phoi, sấy khô tốt.

Phương pháp tiến hành

– Thức ăn xanh tươi vừa thu hoạch về được rũ sạch đất, nhặt bỏ sạch lá vàng, thối úa, sâu bệnh và các loại tạp chất rồi cắt thái thành từng đoạn nhỏ dài 5 – 7 cm (Thái bằng dao hoặc máy cắt thái cành). Cắt thức ăn xanh thành từng đoạn đều thì đẽ bảo quản và phơi khô được đồng đều hơn.

– Dùng cào để đảo đều nguyên liệu trong khi phơi 4 -6 lần/ngày.

– Xác định độ khô của nguyên liệu: Lấy bất kỳ trong đống thức ăn xanh ra một lượng, cân đủ 10 kg. Phơi bó mẫu cùng với đống thức ăn xanh. Sau khi phoi, mẫu thu được phải đạt từ 2 – 5 kg so với 10 kg mẫu thử ban đầu là đạt độ khô cần thiết để làm bột xanh. Hoặc dùng phương pháp quan sát, nếu lấy bất kỳ một mẫu nào trên sân phơi mà chỉ vò nhẹ là lá đã vỡ vụn tức độ khô đã đảm bảo.

– Giã hoặc xay hoặc nghiền nhỏ nguyên liệu đã khô thành dạng bột mịn.

– Dồn vào túi nilon, buộc chặt bảo quản nơi khô, mát, không dột thấm nước.

Phương pháp làm cao rau

– Thu hái thân, lá, ngọn các loại cây thức ăn thô xanh và các phụ phẩm tươi ngay sau khi thu hoạch như thân lá khoai lang, thân lá lạc, ngọn lá sắn,…

– Không cần phân loại mà chỉ cần chú ý cắt bỏ phần gốc quá già, nhặt bỏ phần thân, lá úa, vàng, thối.

– Rũ sạch bùn, đất, côn trùng, rác,…

– Rửa sạch, để ráo nước.

– Băm hoặc giã nhỏ.

– Vắt lấy nước, bỏ bã.

– Đun dịch rau vừa lọc được ở nhiệt độ 70 – 80°c (không cho sôi, thấy hơi bay lên nhiều nghi ngút là được).

– Khi thấy chất đặc nổi lên thành một lớp váng dầy thì vớt ngay lớp váng đó ra rổ hoặc sàng, nong, nia to mắt dầy.

– Rải đều lớp váng vừa vớt xong lên sân gạch sạch.

– Khi bóp nhẹ, váng cao đã vỡ là cao đã đạt độ khô cần thiết.

– Trộn cao đã khô vói muối đã rang theo tỷ lệ sau: 7 – 8 g muối/1 kg cao.

– Sau đó, tán nhỏ cao và muối thành bột mịn.

– Cất vào bao nilon để nơi khô ráo, dùng dần.

Cao rau có nhiều đạm và vitamin nhóm B, E, tiền vitamin D, A rất tốt cho gia súc non. Cao rau cho lợn ăn với liều lượng 50 – 60g cao rau/ngày sẽ cho mức tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn 10%. Cao rau thường được hòa với nước uống hoặc với sữa để gia súc non uống tự do giúp kích thích ngon miệng và tăng trưởng nhanh.

Món Ngon Từ Thịt Lợn Rừng Rất Phong Phú.cung Cấp Cho Bạn Tất Cả Các Nhu Cầu Về Thịt Lợn Rừng

*Để làm bao tử, lòng heo nhanh sạch: Bao tử, lòng heo mua về lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng bạn dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này ruột, bao tử heo vừa sạch và trắng.

*Luộc bao tử, lòng heo trắng và giòn: Đừng cho bao tử, lòng heo vào nồi khi nước chưa thật sôi. Trước tiên cho một chút phèn chua vào nồi nước luộc. Khi luộc phải để bao tử, lòng heo ngập nước. Vớt bao tử, lòng heo ra thả vào chậu nước lạnh có pha vài giọt chanh. Làm như thế đảm bảo ruột, bao tử heo vừa trắng vừa giòn.

Lòng heo luộc trắng và giòn

Muốn nồi nước dùng trong: Muốn có một nồi nước dùng trong hãy chờ nước thật sôi rồi mới cho thịt, hoặc xương vào, không nên đậy kín vung. Khi nước sôi trở lại, vặn nhỏ lửa, vớt hết bọt nổi. Nướng một củ hành tím, cho vào để nước có mùi thơm.

Bạn cũng có thể cho thịt, xương vào ngay từ đầu, lúc nước còn lạnh rồi đun, với cách này chất ngọt trong thịt và xương sẽ hòa vào nước dùng. Còn nếu nước sôi rồi mới cho vào thì vị ngọt vẫn còn giữ lại trong thịt và xương.

Nếu nồi nước dùng của bạn không trong, hãy lấy một khăn vải mỏng lọc nước, sau đó đun sôi lại. Hoặc cũng có thể lấy một lòng trắng trứng, đánh cho thật nổi, đổ úp vào nồi nước dùng, các bọt trong nước dùng sẽ cuốn vào lòng trắng trứng. Khi đó bạn chỉ việc vớt hết lòng trắng trứng ra là có nồi nước dùng trong như ý.

Cách luộc và rám thịt: Luộc thịt: Cũng giống như luộc bao tử, lòng heo bạn muốn đĩa thịt luộc trắng, dai, ngon hãy chờ nước sôi, cho vào một muỗng soup giấm chua, sau đó hãy thả thịt vào. Nếu mua phải những loại thịt dai như heo nái, muốn thịt mềm trước khi luộc bạn nhớ lấy lá đu đủ bọc kín thịt lại.

Rán thịt: Thịt thăn hay ba rọi mua về làm sạch, ướp một chút gia vị cho ngấm. Khi rán chờ cho dầu thật sôi mới thả thịt vào chiên. Lúc chiên nhớ để vàng mặt dưới rồi mới lật mặt trên xuống, ngọn lửa phải lớn, đều. Thịt chuyển sang màu vàng cánh gián thì vặn nhỏ lửa cho vào một chút nước lọc, đậy kín, để riu riu. Dùng que nhọn xiên vào miếng thịt, thấy không có nước hồng chảy ra là được. Với cách làm này thịt sẽ ngon và mềm hơn.

Món heo rừng nướng ngũ vị có cách làm giống như bao món nướng khác, nhưng cái tạo sự đặc biệt chính là ở cách chọn và ướp gia vị. Đầu bếp đã khéo léo hòa quyện chúng với nhau để tạo độ ngậy, độ thơm mang lại món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.

Nguyên liệu: Thịt sườn heo rừng 300g, rượu chát đỏ 30ml, tỏi 1 củ nhỏ, hành tím 2 củ vừa, nước tương, mật ong, dầu ăn, mỗi thứ 1 muỗng canh, cam thảo 0,02g.

Thực hiện: Thịt heo rừng tươi lấy hết sườn và để nguyên miếng lớn. Tỏi, hành tím lột vỏ bằm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp gồm: rượu chát, tỏi, hành tím đã bằm nhuyễn, nước tương, cam thảo, mật ong, dầu ăn trong tô sau đó cho miếng thịt heo rừng đã lấy sườn vào ướp khoảng 10 phút và trong khi ướp phải dùng quen tre nhọn xăm đều lên miếng thịt để thịt ngấm gia vị. Sau đó vớt thịt ra cho lên vỉ nướng. Để thịt heo nướng được mềm và ngon nên nướng trên bếp than lửa vừa phải và nướng đến khi thấy thịt chuyển sang màu vàng là được.

Thưởng thức: Khi thịt nướng chín thái thành miếng vừa ăn bày ra đĩa, ăn kèm cùng các loại rau thơm và chấm chao hoà chút đường.

Chao: Chao là đậu phụ được làm từ đậu nành nhưng qua phương pháp ủ cho lên men, tạo thành các bánh chao mặn, béo ngậy và là nguyên liệu của nhiều món ăn hấp dẫn, nhất là các món ăn chay.

Heo rừng nướng chao có cách nướng giống heo nướng ngũ vị nhưng tạo thành một món khác biệt nhờ cách ướp gia vị. Món nướng này ăn kèm cùng các loại rau thơm để tăng sự hấp dẫn. Vị thơm của rau, sả, vị bùi của mè, đậu phộng kết hợp với độ ngọt tự nhiên của thịt heo rừng tươi ngon sẽ mang đến cho bạn sự khác biệt khi thưởng thức.

Nguyên liệu: Thịt vai heo rừng 300g, chao đỏ 1miếng, sả cây 2 cây, hành tím 4 củ, tỏi 1 củ nhỏ, đường 20g, dầu ăn 1muỗng canh, mè trắng 20g, đậu phộng 30g, ớt bằm 1/2 muỗng cà phê.

Thực hiện: Thịt vai heo rừng thái miếng mỏng vừa ăn. Sả cây, hành tỏi băm nhuyễn. Trộn tất cả hỗn hợp gồm: Chao đỏ, sả bằm, tỏi, hành tím, ớt bằm, mè, dầu ăn, đường trong tô rồi cho thịt heo rừng đã thái vào ướp khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra và trải đều lên vỉ nướng khoảng 5-7 phút là được. Bày ra đĩa và rắc đậu phộng đã rang chín, tẩy vỏ lên trên.

Thưởng thức: Món này chấm chao và ăn kèm cùng các loại rau thơm. Nên ăn nóng để thịt mềm không bị cứng và có hương vị thơm, đậm đà của các loại gia vị.

Sả cây: Sả ngoài công dụng làm thực phẩm, tạo hương thơm cho các món ăn nó còn là một dược liệu quý. Sả cây mọc theo từng khóm, rất dễ trồng và dễ tìm mua tại các chợ, siêu thị.

Các món ăn từ thịt heo rừng có mặt chưa lâu trong thực đơn của các nhà hàng nhưng đã nhanh chóng trở thành món ăn được ưa thích ở Việt Nam. Thịt heo rừng có thể làm được rất nhiều các món khác nhau và món giả cầy mặc dù được chế biến hơi cầu kỳ nhưng lại mang cảm giác rất lạ và ngon miệng cho người thưởng thức bởi vị ngậy của nước cốt dừa, vị thơm ,ngọt của thịt rừng, gia vị…

Nguyên liệu: Thịt heo rừng (ba rọi) 300g, đậu tương 100g, chao đỏ 1 miếng, nước cốt dừa 130ml, hành tím, sả cây 100g, củ riềng 50g, đường 20g, nước dừa 1 chén, bánh mì 1 ổ lớn.

Thực hiện: Thịt heo rừng thái miếng vuông khoảng 2cm (thái miếng phải có cả nạc, mỡ và bì), đậu tương xay nhỏ, hành tím, củ riềng và sả cây băm nhuyễn. Cho hỗn hợp gồm: đậu tương xay, hành tím, sả, riềng, đường vào nồi dầu nóng xào thơm, sau đó cho nước dừa, nước dùng (nước dùng được hầm từ xương heo trước đó) và thịt heo vào hầm khoảng 40 phút thì tiếp tục cho nước cốt dừa vào và đun sôi trở lại là được.

Thưởng thức: Món heo giả cầy ăn cùng bánh mì, món này có thể ăn thay cho bữa chính của những ngày nghỉ hay là món ăn chính trong các bữa tiệc.

Thịt Lợn Làm Món Gì Ngon?

Thịt lợn là một trong những loại thịt gần gũi nhất trong căn bếp của mỗi gia đình người Việt cũng như trên thế giới. Loại thịt này mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu cung cấp cho cơ thể và có thể chế biến được thành rất nhiều những món ăn ngon khác nhau. Vậy thịt lợn làm món gì ngon? Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn những món ăn được làm từ thịt lợn được rất nhiều người yêu thích, ăn là một lần là nghiện.

Thịt lợn kho tàu

Chắc hẳn đây là một món ăn rất quen thuộc với rất nhiều người, hương vị của món ăn này ở 2 miền Nam – Bắc tuy có đôi chút biến tấu, nhưng vẫn mang lại một hương vị đặc trưng của món ăn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

1/2 Kg thịt ba chỉ

10 – 15 quả trứng chim cút đã luộc và bóc vỏ

3 củ hành khô

1 củ tỏi

1 quả dừa tươi

Hành lá

Đường nâu

Nước hàng kho thịt

Nước mắm, mì chính, dầu ăn và hạt tiêu.

Cách thực hiện:

Thịt ba chỉ rửa sạch hoặc có thể ngâm qua nước muối loãng 3 – 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn sau đó với ra để ráo nước.

Sau khi ráo nước thì ướp thịt với hành khô băm, 2 thìa nước mắm, 2 thìa dầu ăn, 1/2 thìa mì chính và 1 thìa hạt tiêu. Uớp trong vòng 20 – 30 phút để thịt ngấm đều các gia vị.

Nước hàng kho thịt có thể mua sẵn ngoài hàng hoặc tự làm để có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bắc chảo nóng rồi cho 3 thìa đường nâu và 4 thìa nước vào chảo, khuấy đều, để lửa vừa. Đun đến khi nào đường sôi và chuyển màu nâu cánh gián và nước sánh lại thì tắt bếp đi rồi chắt ra một chiếc bát.

Phi phần tỏi còn lại trên chảo dầu cho thật thơm và dạy mùi, cho 2 thìa nước mắm để thêm đậm vị. Cho phần thịt đã ướp cùng cùi dừa thái mỏng vào nồi đảo đến khi nào thịt chín săn lại rồi cho 2 thìa nước hàng vào để đảo cùng.

Nước dừa tươi các bạn cho thêm vào xâm xấp mặt thịt rồi vặn lửa to lên để nồi thịt sôi. Khi sôi, các bạn lại vặn nhỏ lửa lại để thịt kho om chín mềm. Để trong vòng 30 phút, nước cạn thì có thể cho thêm phần nước dừa vào và nêm thêm gia vị cho vừa miệng, đến khi nào thịt chuyển sang màu đỏ nâu thì cho trứng chim cút vào. Đợi khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp, cho thịt ra đĩa và thưởng thức với nóng.

Thịt lợn xào chua ngọt

Nguyên liệu chuẩn bị:

300g thịt lợn

1 nhánh gừng

2 quả trứng gà

ớt chuông, dứa, cà rốt và hành tây

Nước sốt cà chua, bột mì, bột nở, giấm gạo

Dầu hào, dầu ăn, bột khoai tây, nước tương, đường và muối ăn

Cách thực hiện:

Rửa thịt lợn thật sạch dưới vòi nước, để ráo rồi cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng ăn. Uớp thịt với 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước tương, 1 thìa café nước gừng trong khoảng 20 – 30 phút để thịt ngấm gia vị.

Làm hỗn hợp nước sốt chua ngọt bằng một chén nước đun sôi để nguội, 3 thìa đường, 2 thìa bột khoai tây, 1/2 thìa giấm gạo và 1/4 thìa muối ăn. Sau đó cho hỗn hợp này lên bếp đun cho tới khi nước sền sệt lại rồi tắt bếp.

Trộn bột mì, bột khoai tây (lượng bột mì nhiều gấp đôi bột khoai tây) và một nửa thìa bột nở. Cho thêm nước vào rồi quấy đều. Đập 2 quả trứng, đánh tan rồi lại cho tiếp vào hỗn hợp bột đánh đều thêm một lần nữa.

Bắc chảo lên rồi đun nóng dầu ăn ngập đáy chảo, sau đó nhúng thịt heo vào hỗn hợp bột trứng, cho vào chảo chiên vàng đều hai mặt rồi vớt ra. Chiên tiếp ớt chuông, hành tây, dứa và cà rốt đã cắt nhỏ đến khi chín.

Cho cả thịt và nước sốt đã trưng lúc trước vào chảo xào chung, để lửa nhỏ cho tới khi thịt và rau củ ngấm hết nước sốt. Cuối cùng, bày món thịt ra đĩa rồi thưởng thức ngay khi còn nóng.

Canh chua thịt lợn băm

Nguyên liệu chuẩn bị:

200g thịt lợn nạc

1 quả dứa xanh nhỏ

2 quả me

2 quả cà chua tươi

50g giá đỗ

Các gia vị như bột canh, hạt nêm, hành khô, hành lá và rau mùi tàu.

Cách thực hiện:

Thịt có thể băm sẵn ngoài hàng hoặc có thể mua về nhà rửa sạch rồi tự băm. Cà chua cũng rửa thật sạch, thái kiểu bổ cau và loại bỏ hột. Hành lá, rau mùi tàu thái nhỏ.

Dứa loại bỏ lớp vỏ và các mắt sau đó thái miếng. Hành khô bóc hết vỏ, đập dập rồi thái nhỏ. Giá đỗ chỉ cần rửa rồi để ráo nước là được.

Bắc chảo lên bếp rồi phi hành khô đã băm nhỏ thật thơm, sau đó cho cà chua vào chảo đảo thật nhanh tay. Cho thêm 1/2 thìa café bột canh và đến khi cà chua đã chín thì cho thêm một bát nước sạch. Nước sôi liu diu thì cho me vào và đun sôi đến khi me chín thì lấy một chiếc thìa dầm me nát ra để lấy nước chua và với loại bỏ phần bã.

Tiếp theo nêm thêm 1/2 thìa café bột canh và 1 thìa café hạt nêm (tùy người để sao cho vừa miệng), đổ thêm dứa vào đun sôi tiếp. Sau khi đun được 5 phút thì đổ phần thịt lợn băm vào nồi canh đảo thật đều tay đến khi nào thịt tơi hết ra.

Cuối cùng, cho rau thơm và giá vào rồi tắt bếp. Múc canh ra bát rồi thưởng thức vị chua thanh mát của món ăn.

Hướng Dẫn Cách Làm Thịt Lợn Rừng Hấp Sả

– Thịt lợn rừng (vai hoặc mông): 500g.

– Rau xanh: 05 củ sả, nước cốt dừa, rau mùi, cà rốt, ớt.

– Gia vị: Hạt nêm, dầu hào, tương bần, muối tiêu, chanh.

Hướng dẫn thực hiện

– Bước 1: Sả băm nhỏ, thịt lợn rừng rửa sạch để nguyên miếng ướp cùng dầu hào, hạt nêm, nước cốt dừa và sả trong vòng 1-2h. Lưu ý nên cắt khổ thịt dày từ 3-4cm ướp cho nhanh ngấm gia vị, tránh để miếng thịt quá dày.

– Bước 2: cho thịt lên chõ hấp khoảng 30 phút.

– Bước 3: Bắc thịt ra đĩa để nguội rồi thái lát mỏng, bày thịt ra đĩa trang trí với cà rốt, rau mùi và ớt tỉa.

– Bước 4: chuẩn bị nước chấm: thịt lợn rừng hấp sả có thể chấm với muối tiêu chanh, tương bần hoặc nước mắm nguyên chất.

Yêu cầu thành phẩm

Món thịt lợn rừng hấp sả yêu cầu sau khi chế biến là miếng thịt phải trắng đều, ngấm gia vị, không dai, bì dòn ,hương vị thơm ngon.

Thưởng thức đặc sản thịt lợn rừng hữu cơ chỉ có tại trang trại lợn rừng NTC

Sau 8 năm triển khai mô hình trang trại nuôi lợn rừng, đến thời điểm hiện tại trang trại lợn rừng NTC đã nhân rộng đàn lợn rừng trên 12000 con, chăn nuôi hữu cơ theo đúng quy trình VIETGAP.

Giấy chứng nhận trang trại NTC chăn nuôi lợn rừng theo tiêu chuẩn VIETGAP

(*) Quy trình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm tại trang trại lợn rừng NTC

– Lợn rừng sau 3 tháng tuổi kể từ ngày được sinh ra phải được chuyển từ khu nuôi tập trung ra khu nuôi hoang dã. Diện tích khu nuôi hoang dã phải rộng, nguồn nước đảm bảo sạch, hệ thống khử trùng phải tốt.

– Kể từ ngày lợn rừng được sinh ra đến khi xuất bán tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, chất kích thích, liều lượng kháng sinh cao.

– Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh chiếm 70%, thức ăn tinh bột như cám ngô, cám mì, bột giun quế.

– Lưu ý: Để đảm bảo thịt lợn rừng sạch, săn chắc, thơm ngon trong quá trình chăn nuôi nên cho ăn thêm trùn quế, các loại cây thảo dược và sử dụng thuốc nam để chữa bệnh.

(*) Cam kết khi mua lợn rừng tại trang trại NTC

– 100% lợn rừng được chăn thả tự nhiên, thức ăn chủ yếu của lợn rừng là rau xanh và các loại ngũ cốc, không sử dụng thức ăn công nghiệp, chất kích thích.

– Lợn rừng được cho ăn bổ sung giun quế, các loại cây thảo dược nên chất lượng thịt thơm ngon hơn hẳn so với lợn rừng nuôi thông thường.

– 100% lợn rừng thuần chủng, không lai tạp.

Phóng sự giới thiệu về mô hình chăn nuôi lợn rừng của NTC trên VTV1

Các danh hiệu giải thưởng vinh danh trang trại lợn rừng NTC