Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thịt Lợn Mán Làm Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Món Ngon Từ Thịt Lợn Mán, Lợn Mán Giá Cạnh Tranh Nhất Hà Nội

Thịt lợn Mán ướp gia vị được nướng chín vàng ươm, thơm nức. Ngoài ra, lợn Mán còn được chế biến thành các món luộc, rựa mận (nhựa mận), món giò nướng.Lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách) là loại lợn thân hình dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân gầy, lông dài và cứng, được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng, chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.

Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.

Với thịt lợn mán các bạn có thể chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn. Khi làm lông lợn, không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.

Thịt lợn Mán ít mỡ, ăn có vị ngon rất ngon và không có cảm giác ngấy

Ngon nhất phải kể đến món thịt nướng. Thịt lợn Mán chọn loại vừa thịt vừa da, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Ướp thịt với các loại gia vị như riềng, sả, mắm tôm, mẻ, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, lá móc mật… Để khoảng 30 phút sau đó cho lên vỉ và nướng trên than hồng( nên nướng bằng than hoa). Thịt nướng chín có màu vàng ươm, cháy cạnh cùng hương thơm lan tỏa, quyến rũ.

Nếu không muốn ăn món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt cho bạn. Thịt lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán.

Trong mâm cỗ của người Mường, nhưng món ăn từ thịt lợn Mán là điều không thể thiếu.

Ngoài ra rựa mận với hương vị nồng nàn là món ăn không thể bỏ qua. Chân giò là nguyên liệu chín để chế biến món ăn này. Chân giò rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn, ướp chân giò với các loại gia vị như riềng, mẻ, muối, mắn tôm… để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị là được. Sau đó cho vào nồi nấu, để lửa nhỏ và đảo đều tay, khi thịt gần chín tưới vào một ít tiết lợn để món ăn có màu mận chín đẹp mắt.

Ngoài ra còn có món canh Loóng, ngon và bổ dưỡng. Đây là món ăn được nấu từ ruột cây chuối rừng, nước luộc thịt, xương và lá lốt. Cây chuối rừng đốn về, bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ, bóp với muối để xả chất chát. Đặt nồi lên bếp, cho xương lợn vào ninh, khi sôi thì cho nõn chuối rừng vào nấu chín, rắc vào chút hạt dổi nướng giã nhỏ, cùng lá lốt thái sợi và nêm lại gia vị vừa ăn là được. Đây là món canh rất thanh mát, ngọt, không ngán, mang đậm linh hồn của người Mường ở đây nói riêng và người dân tộc vùng núi Tây Bắc nói chung.

Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay…

Cách Làm Thịt Lợn Mán Nướng Lá Móc Mật

Lợn mán là loại lợn được nuôi dưỡng dài ngày, cân nặng chỉ trên dưới 10kg, thịt thơm ngon, săn chắc. Từ loại thực phẩm tuyệt vời này, chúng ta có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, đặc biệt là các món nướng như: nướng lá móc mật, nướng riềng mẻ, nướng ngũ vị,…

Nguyên liệu chuẩn bị cho món thịt lợn mán nướng lá móc mật

Thịt lợn mán loại ba chỉ: 400 gram.

Riềng (băm nhỏ, cho vào cối giã cho nát).

Xả (bóc bỏ phần già bên ngoài rồi băm vụn), riềng xay, bột nghệ.

Lá móc mật 1 nắm (tùy vào khối lượng thịt). Lá mắc mật dùng nướng thịt phải là loại lá bánh tẻ, không non mà cũng chưa già quá và còn tươi.

Gia vị: nước mắm, bột nêm, mì chính, hạt tiêu, đường.

Dầu ăn hoặc mỡ nước.

Hạt dổi rừng xay nhỏ.

Bước 1: Để có món thịt nướng lá mắc mật ngon các bạn cần chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu, nên chọn thịt ba chỉ.

Thịt ba chỉ sau khi mua về các bạn rửa sạch, có thể chần qua nước sôi cho bớt mùi hôi, sau đó thái thành từng miếng rồi cho vào 1 bát tô to ướp cùng với riềng, nước mắm, mì chính, để ướp trong tầm khoảng 1-2 tiếng cho thấm đều gia vị (nếu các bạn có ý định để chấm với muối tiêu thì các bạn có thể ướp như vậy thôi không cần thêm bột canh). Sau đó bịt kín tô thịt bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh để khoảng 30 phút.

Bước 2: Ngâm que xiên với nước để khi nướng không bị cháy. Rửa sạch lá móc mật và để ráo nước.

Bước 3: Dùng lá mắc mật cuộn miếng thịt lại rồi dùng que xiên lại. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi hết phần thịt.

Bước 4: Sau khi cuộn hết phần thịt với lá mắc mật, các bạn bật lò nướng ở nhiệt đọi 200 độ C, rồi nướng thịt trong vòng 30 phút, lấy thịt ra phết thêm chút dầu lên thịt rồi cho vào lò nướng tiếp để khi ăn miếng thịt mềm và không bị khô.

Nếu không có lò nướng, bạn có thể sử dụng than hoa đốt cháy hồng để nướng. Kẹp thịt vào vỉ nướng, quệt lên bề mặt một chút dầu ăn hay mỡ nước, trong lúc nướng mà thấy miếng thịt hơi khô thì các bạn hãy thêm một chút dầu ăn nữa. Lật qua lật lại cho tới khi thấy miếng thịt chín tới chuyển màu vàng đậm màu mật ong là được. Chú ý lật vỉ nướng đều tay để thịt có màu vàng đẹp mà không bị xém.

Thịt lợn ăn có vị ngọt đậm, thơm mùi đặc trứng của lá móc mật, bên trong chín mềm, có màu vàng đều không bị cháy đen.

Món thịt lợn mán nướng lá móc mật nên ăn nóng, nước chấm đặc trưng của món: Chấm hạt dổi hoặc chấm chéo hoặc có thể chấm tương gừng, tương ớt hay xì dầu.

Bài viết được biên tập bởi Công Ty Trường Chính Kiệt

Đặc sản Tuyên Quang

Đặc sản các vùng miền

Trứng vịt sạch, trứng vịt hồ Thủy điện Tuyên Quang

Trứng vịt muối

Rượu ngô Na Hang Tuyên Quang

Lợn Mán Tuyên Quang

Email: dacsantuyenquang2016@gmail.com

Website: https://thongtindaichung.com/

Địa chỉ: Số 10 Ngách 96 Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội.

5 Quán Thịt Lợn Mán Mẹt Ngon Nhất Hà Nội

Một kiểu ăn uống thời xa xưa của vùng quê Bắc Bộ đang được nhiều hàng quán ở Hà Nội áp dụng. Từ lợn, gà, dê, chó, chuột … đều được đựng trong những chiếc mẹt nhỏ xinh. Ở Hà Nội có nhiều quán thịt lợn mán theo phong cách này.

Mộc quán. Nằm ở Trung Liệt, Ngã tư Thái Hà, quán ăn có không gian rất ấm cúng, gần gũi với kiểu ngồi bệt rất dân dã. Các món ăn ở đây rất đầy đặn, được làm từ nguyên liệu tươi ngon, cầu kỳ thể hiện bàn tay khéo léo của người đầu bếp. Thêm nữa là nhân viên cực kỳ chu đáo và nhanh nhẹn. (Ảnh: Hotdeal).

Nhà hàng Hải Mán tại Kim Mã. Đây là quán chuyên lợn mường mẹt với rất nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ lợn mường như nướng mắc mật, xào hoa chuối, xào lá lồm… Quán không dùng gia vị bình thường mà dùng là gia vị đậm chất núi rừng như mắc khén, hạt dổi, lá lồm… Vì vậy mà hương vị của các món ăn không thể nào quên được. (Ảnh: fbnv).

Rum Quán, nằm ở đường Trần Thái Tông, được những người sành ăn tặng cho cái tên mỹ miều là “Đệ nhất lợn Mán”. Quán này không gian rộng rãi mang phong cách đồng quê, có mái lá và bình lau sậy, cầu thang bên hồ nhỏ xinh xinh. (Ảnh: Vmua.net).

Về phần đồ ăn, món ngon nhất của quán này là thịt lợn nướng, được tẩm ướp gia vị vô cùng đậm đà, thơm phức. Thêm phần không gian ngồi bệt khiến cho thực khách rất thoải mái và vừa lòng.

Quán Thắng Béo nằm tại con phố Phó Đức Chính. Duy chỉ có tối thứ 7 hàng tuần mới phục vụ thịt lợn mán, nhưng quán này đồ ăn rất tươi ngon. Mẹt lợn mán của quán gồm 7 món bao gồm: tiết canh, lòng dồi, lợn hấp, xào lăn, nướng, rượu mận, canh măng kèm bún. (Ảnh: Muachung).

Điểm nổi bật của quán Thắng Béo chính là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và cổ truyền, và còn mang không khí ấm cúng bởi cách trang trí đậm đà bản sắc dân tộc như trang trí tre, trúc. (Ảnh: Citinews).

Sân Ga quán. Nằm ở Trần Thái Tông với thiết kế rộng rãi, ấm cúng, quán tạo cho thực khách cảm giác thư thái, thoải mái, gần gũi. Các món ăn thơm ngon hấp dẫn, mang hương sắc ẩm thực Việt. (Ảnh: fbnv).

Thịt lợn mán ở đây thơm mùi giềng, sả, miếng thịt vàng đều, săn lại ăn không ngấy mà dậy mùi thơm ngào ngạt của ngổ hương, bì giòn. Nhưng khi cắn phập chân răng, miếng thịt chín tới vẫn giữ được vị ngọt và giòn. Mỗi món ăn đưa đến một cảm giác khác nhau khiến thực khách không khỏi ngạc nhiên và thích thú. (Ảnh: amthuc365).

Depplus.vn – Các món ăn được chế biến từ lợn mán luôn được thực khách yêu thích.

Lợn mán còn gọi là heo mọi, lợn đen, lợn lửng, lợn mường. Giống lợn này vốn được lai từ lợn nhà và lợn rừng, có nhiều ở miền Bắc và miền Trung. Lợn mán nhỏ con, thường chỉ nặng dưới 10kg, thích sạch sẽ nên nhiều vùng còn nuôi lợn mán như vật nuôi, thú cảnh.

Lợn mán có thịt chắc, da dày, đen, nhiều nạc và lớp mỡ mỏng, được nuôi thả tự nhiên nên thịt thơm, thích hợp chế biến nhiều món ăn ngon. Vì thế nhắc đến lợn mán, người ta thường nghĩ ngay đến những món ngon được chế biến từ giống lợn này.

Lợn mán hấp: Món ăn phổ biến nhất, dễ ăn nhất và được nhiều người yêu thích nhất chính là món lợn mán hấp. Thịt lợn mán vốn chắc mềm nên khi hấp vừa giữ được độ ngọt thịt cũng như dễ ăn, không sợ ngán ngấy. Thịt được hấp chín, dể nguội thái thành những miếng mỏng, chấm cùng muối trắng và hạt dổi, nước mắm ngon hoặc tương bần đều thích hợp. (Ảnh: baomoi.com)

Lợn mán nướng riềng mẻ: Món ăn này cũng được thực khách yêu thích không kém gì món thịt lớn mán hấp. Thịt được ướp cùng nước riềng, sả, mắm tôm, mật ong, nước mắm, rượu trắng, dầu ăn và hạt dổi trong 1 – 2 tiếng thật ngấm. Sau đó thịt được đem nướng trên than hoa cho đến khi vàng đều hai mặt là có thể ăn được rồi. (Ảnh: gocamthuc.vn)

Lợn mán nấu dựa mận: Riềng, xả được giã nhuyễn, bóp đều cùng thịt lợn mán, thêm chút muối tinh, mắm tôm, hạt nêm và để ngấm trong 30 phút. Nên dùng nồi đất để nấu thì món dựa mận sẽ ngon nhất. Món ăn này nên nấu trên lửa nhỏ, đảo đều. Khi thịt sôi thì thêm ít rượu trắng và đun thêm khoảng 30 phút nữa là tắt bếp. (Ảnh: ẩm thực Hòa Bình)

Lợn mán xào lăn: Có lẽ lợn mán khá hợp với riềng xả nên món ăn này cũng không thể thiếu hai nguyên liệu này để tẩm ướp. Những miếng thịt lợn mán sau khi được thái mỏng sẽ được ướp cùng riềng xả đã được đập dập và gia vị vừa miệng ăn trong 30 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, chờ chảo nóng mới dổ thịt vào xào, khi thịt săn lại thì thêm ít lá mắc mật vào đảo đều tay rồi tắt bếp. (Ảnh: 7monnngonmoingay.info)

Lợn mán chao nướng: Món ăn này được chế biến từ phần thịt vai của con lợn. Sả, hành tăm được băm nhỏ, trộn lẫn cũng chao đỏ, ớt băm, vừng, dầu ăn và đường ướp cùng thịt đã thái trong khoảng 5 phút. Sau đó để thịt vào vỉ nướng trong khoảng 5 – 7 phút là được. (Ảnh: chudu24h.com)

Cách Làm Món Nấu Giả Cầy Thịt Lợn Mán Chuẩn Vị Tây Bắc

Món thịt lợn mán nấu giả cầy thơm ngon béo ngậy với mùi thơm đậm đà của giềng mẻ quyện với mùi thơm bùi của thịt chân giò sẽ làm nên hương vị rất đặc trưng của món ăn này. Món thịt lợn mán nấu giả cầy ăn cùng với cơm hoặc bún đều ngon cả.

Món giả cầy là món ăn quen thuộc trong mùa đông hay ngày Tết, được chế biến từ chân giò hoặc thịt ba chỉ lợn. Nấu giả cầy được coi là món ẩm thực ăn ưa thích của người dân Việt Nam. Món giả cầy nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nấu, hoặc có những người nấu được đó không phải ai nấu cũng ngon.

Nguyên liệu món giả cầy thịt lợn mán

– Thịt ba chỉ, hoặc chân giò thui (tùy vào lượng người ăn)

– Sả: 5 củ

– Riềng: 1 củ

– Ớt: 2, 3 quả

– Mật mía

– Muối, bột nghệ, nước mắm, mẻ, mắm tôm và những gia vị hàng ngày.

Cách làm món giả cầy thịt lợn mán

+ Băm nhỏ sả, thái miếng riềng và ớt

Sau đó, đem rửa sạch lại lần nữa và cắt thành tiếng từng miếng vừa ăn. Nếu là chân giò thì thui bằng rơm, nướng. Dùng giấy trắng tinh cuộn bó chặt vào xung quanh chân giò, mang đốt cho tới khi lớp bì ngả màu nâu sậm. Nếu không dùng lửa, bạn có thể dùng lò vi sóng nướng vàng, không nướng chín dùng khò để khò vàng lớp da ngoài.

+ Sau đó, đem rửa, cạo sạch, chặt thịt miếng to vừa ăn. Ướp cùng với sả đã băm nhỏ, 2 thìa mẻ, 1 thìa gừng, 1 thìa tỏi, 1 thìa ớt, 1/2 bát riềng đã giã hoặc xay nhỏ, 1 thìa bột nêm, 1/2 thìa mắm ngon, 1 thìa mắm tôm, một chút bột canh và ướp trong khoảng 45 phút.

+ Trước tiên bạn cho dầu mỡ vào nồi đun nóng già, chờ dầu sôi trên bếp rồi cho thịt, hoặc chân giò đã ướp vào chảo, đảo qua cho hơi săn mặt thịt, thêm nước vào khoảng ngập khoảng 2/3 thịt. Nêm cho vừa miệng, đun cho đến khi thịt vừa chín mềm, xương mềm mục, có mùi thơm đặc trưng là được.

– Khi nấu nên vặn lửa nhỏ lại cho thịt ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn. Cứ như thế bạn đã có một nồi giả cầy thơm ngon đúng vị rồi. Múc chân giò ra bát và ăn cùng với cơm thì ngon tuyệt vời.

Cũng như các món giả cầy nói chung, món lợn mán nấu giả cầy phải ăn kèm với các loại rau thơm như rau húng chó, rau ngổ, rau mùi tàu,… Ăn nóng với bún tươi, hoặc cơm khi ăn chỉ chan nước vừa đủ ướt bún.

Lưu ý khi chế biến món nấu giả cầy thịt lợn mán

– Nếu bạn nấu giả cầy bằng nồi áp suất: không nên cho thêm nước, đun sôi lửa rất nhỏ khoảng 15 phút rồi bắc ra, không xì hơi, để tự nguội.

– Nếu nấu nồi thường: có bỏ thêm ít nước, nấu tới khi thịt mềm. Khi nước đã sôi, bạn phải vặn nhỏ lửa cho đến khi nước sệt sệt và thịt mềm tới tránh để da thịt nhũn.

– Giả cầy nên nấu chân giò sau, có đủ cả móng và thịt.

Với món thịt lợn mán nấu giả cầy các bạn nên dùng lúc nóng, ăn với cơm hoặc với bún là ngon.

Thành phẩm: nước món giả cầy sền sệt, sánh, vàng, thịt ngấm gia vị. Rắc thêm hành lá và rau răm thái nhỏ lên trên.

Bài viết được biên tập bởi Công Ty Trường Chính Kiệt Chuyên cung cấp : Đặc sản Tuyên Quang, Đặc sản các vùng miền, Trứng vịt sạch, trứng vịt hồ Thủy điện Tuyên Quang, Trứng vịt muối, Rượu ngô Na Hang Tuyên Quang, Lợn Mán Tuyên Quang.

Email: dacsantuyenquang2016@gmail.com

Website: https://kenhthongtinmuaban.com/

Địa chỉ: Số 10 Ngách 96 Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội.