Top 7 # Xem Nhiều Nhất Rau Bò Khai Làm Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Rau Bò Khai Là Gì? Công Dụng, Cách Nấu Rau Bò Khai Ngon

Rau bò khai là rau gì?

Rau bò khai còn có tên gọi khác là rau bồ khai, rau phắc hiển, rau lòng châu sói, rau khau hương hay rau hiến là một loại rau rừng cò mùi vị mùi khai và có hình dáng khá giống với ngọn su su. Chúng mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc điển hình là ở tỉnh Lạng Sơn.

Trong 100gr rau bò khai có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người như:

Ngoài ra còn có nhiều vitamin và khoáng chất khác

Công dụng của rau bò khai

Thân và lá bò khai có thể sử dụng tươi hoặc khô dùng để đun nước uống có tác dụng chữa viêm gan siêu vi trùng hoặc làm tan sỏi đối với bệnh nhân bị sỏi thận.

Phần thân rau sau khi nhặt lấy lá và ngọn làm thực phẩm, bạn có thể giữ lại băm nhỏ thành từng đoạn ngắn khoảng 2-3cm, đem phơi khô. Có tác dụng chữa chứng bệnh tê thấp trong mùa lạnh.

Ngoài ra, thân bò khai được phơi khô dùng đun nước uống còn có tác dụng hạ sốt rất nhanh. Ngoài sử dụng trực tiếp, bò khai còn được đụng ngâm rượu để sử dụng dần trong chữa hạ sốt và tê thấp.

Canh rau bò khai cũng có tác dụng rất tốt với những người hay mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Cách chế biến rau bò khai như thế nào?

Cách chế biến rau bò khai rất đơn giản vì là loại rau rừng tự nhiên, chúng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chỉ cần xào hay luộc đơn giản là có thể thành một món ngon đậm đà.

Cách làm rau bò khai xào tỏi

Chọn lấy những chiếc lá non, ngọn non và những “tay móc” ở gần phần ngọn.

Vò qua và rửa sạch nhiều lần bằng nước hoặc trần qua nước sôi để bớt mùi khai

Tỏi được đập giập rồi phi vàng với mỡ, sau đó cho rau bò khai vào và xào to lửa. Đảo đều tay để rau ngấm gia vị

Rau chín tới là bày ra đĩa

Vậy, bạn đã hiểu được rau bò khai là gì chưa? Công dụng cũng như cách chế biến rồi đúng không ạ.

Hấp Dẫn Món Ngon Từ Rau Bò Khai

Rau bò khai có hình dáng khá giống ngọn su su nhưng mảnh và có màu xanh non hơn, dây giòn, dễ gãy. Rau còn có nhiều tên gọi khác như dã hiến, long châu sói, khau hương… Dù là loại rau dại đặc sản của một số tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng giờ đây rau bò khai đã trở thành món ăn thường ngày trên mâm cơm của nhiều gia đình ở các buôn làng hay phố thị vùng cao nguyên Đắk Lắk.

Chị Đỗ Thu Hiền (sinh sống ở thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) cho biết rau bò khai là món rau dại đặc sản ở miền quê Lạng Sơn của chị. Bò khai mọc tự nhiên ở bìa rừng, vách núi. Khi đi rẫy, bà con thường tranh thủ hái thêm gùi rau mang về chế biến thành món ăn. Đúng như tên gọi, món ăn này có mùi hơi… khai. Vì thế, khi chế biến, người ta sẽ phải vò qua lá rau cho bớt mùi khai. Các mẹ, các chị thường chỉ chọn những chiếc lá hoặc ngọn non mang vò kỹ, rửa sạch nấu canh. Hương vị của rau bò khai rất đặc biệt, không hề lẫn với các loại rau rừng khác.

Rau bò khai.

Rau bò khai có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Như món rau bò khai xào với thịt bò, người ta rửa rau sạch, để ráo, đổ dầu vào chảo đun nóng phi tỏi thơm, cho thịt bò vào xào sơ rồi cho rau vào, thêm muối, mì chính xào nhanh tay là có ngay đĩa rau xanh mướt, thanh ngọt. Nhiều người dân lại ghiền món rau bò khai xào mì tôm. Mì tôm chần qua nước ấm cho mềm, phi hành thơm cho rau vào đảo đều nêm gia vị, đến khi rau chín tái thì cho mì vào trộn đều, thêm ít tiêu bột sẽ khiến món ăn thêm đậm đà.

Món rau bò khai xào thịt bò.

Ngoài ăn vì ngon, nhiều người còn chuộng rau bò khai vì nó còn được dùng như một vị thuốc quý. Đồng bào miền núi thường lấy và sử dụng toàn thân cây bò khai: thân, cành lá còn tươi hoặc đã phơi khô để sắc nước uống chữa viêm gan do siêu vi thường gặp ở phụ nữ và trẻ em, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông hoặc dùng nước sắc cây bò khai đều đặn để tán sỏi ở người bị sỏi thận.

Dạ Yến Thảo

Top Những Tác Dụng Của Cây Rau Bò Khai

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM RAU BÒ KHAI

Đây là một loại cây tiểu mộc dạng dây leo dài 5-10 m, có ngọn mảnh dẻ, xanh non giống với ngọn su su. Thân cây nhỏ bằng đầu đũa, giòn, dễ gãy, được chia thành nhiều nhánh đốt, bò và bám theo cây gỗ vươn cao đón ánh nắng mặt trời giống như cây tầm gửi. Ở các phần đầu của đốt có các tua nách cùng cuống lá đua ra.

Cuống lá có chiều dài từ 3-10 cm còn lá hình trứng hay hình trái tim, dài, nhọn ở đỉnh, gốc lá tù. Loài này có nhiều hoa mọc thành cụm dạng xim dài 6-18 cm, cuống cụm hoa dài 4 – 10 cm, cuống mỗi chiếc hoa dạng chỉ dài 2-5 mm. Đài hoa dạng quả đầu, răng cưa bộ 5, khoảng 1 mm. Nhị hoa với các túm lông ở hai bên. Cánh hoa màu trắng dài 1,5-2 mm. Quả hạch hình elipxoit hay trứng ngược, kích thước 1,5-2,5 x 0,8-1,2 cm, với đài hoa bền ở đỉnh quả, cuối cùng nứt thành các múi để lộ bề mặt bên trong màu đỏ. Hạt màu xanh chàm, hình elipxoit rộng.

Chúng có mặt tại các khu rừng bãi bồi và khu rừng ven sông, ở độ cao từ 100-1500 m. Có tại Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, đông nam Tây Tạng) và các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á như: Bangladesh, Brunei, Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất là Bắc Kạn và Thái Nguyên và được coi là một trong những loại rau đặc sản.

TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU BÒ KHAI

Ngoài ngọn và lá non dùng làm thực phẩm đặc biệt thì nhưng bộ phận khác của Dây hương cũng được dùng nhiều trong đông y để làm thuốc. Thân và lá của Dây hương dùng được cả khô và tươi, có vị hơi đắng, tính bình, đi vào can, thận và đường niệu.

Thân cành tươi sau khi hái lá và ngọn non dùng làm rau ăn, phần còn lại có thể băm nhỏ từng đoạn 2-3 cm, phơi khô dùng dần chữa tê thấp và sốt. Người dùng nếu là phụ nữ và trẻ em có thể đem Dây hương đun sôi với nước để uống hạ sốt vào mùa hè hoặc chứng đau tê thấp vào mùa lạnh. Đối với đàn ông, có thể đem thân cành Dây hương để ngâm rượu dùng khi cần thiết.

Lá và phần ngọn non cây Dây hương khi sử dụng ngoài việc đem lại hương vị mới lạ cho ngường thưởng thức, nó còn đem lại tác dụng chữa bệnh các chứng như: đái rắt, đái vàng, phù thận. Nếu không có điều kiện thu hái ngọn non thì bệnh nhân có thể sử dụng bằng lá tươi khoảng 20-40g (tương đương 1-2 nắm lá tươi) để giã nhỏ nát ra, thêm nước và lọc lấy uống đều đặn hàng ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian của vùng Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn thì đồng bào thường lấy và sử dụng toàn thân cây Dây hương từ thân cành, lá còn tươi hoặc đã phơi khô để sắc nước uống chữa viêm gan do siêu vi thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra với các hiện tượng đau bụng đường tiết niệu do sỏi thận cũng ghi nhận kinh nghiệm dùng nước sắc cây Dây hương đều đặn để tán sỏi.

Người mệt mỏi do công việc hoặc sức khỏe, chán ăn, hoặc ăn không ngon miệng, dùng canh nấu hoặc nước sắc rau Dây hương một vài lần để có lại tình trạng sức khỏe bình thường. Đặc biệt cũng theo kinh nghệm của vùng Cao Bằng, rau Dây hương được sử dụng chữa bệnh tốt nhất khi còn mùi vị đặc trưng, để làm bớt mùi khi chỉ dùng trong thưởng thức ẩm thực thì có thể thái nhỏ, võ kỹ và rửa qua nước để mất mùi.

CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TỪ RAU BÒ KHAI

Rau bò khai xào tỏi

Rau được lựa chọn kĩ các ngọn tươi ngon, đem vò kĩ, rửa sạch để khử mùi khai rồi nấu canh. Rau bò khai có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn khác nhau như rau bò khai xào tỏi :

– Rau bò khai rửa sạch, để ráo nước – Đổ dầu vào chảo đun nóng – Tỏi được dập, băm nhỏ cho vào chảo và đảo đều – Cho rau bò khai vào chảo và thêm gia vị vừa ăn

Khi xào nhanh và đều tay cho rau chín đều.

Ngoài ra còn có có thể dùng rau bò khai ăn cùng mỳ tôm, luộc chấm mắm. Hoặc rau bò khai có thể kết hợp cùng rau bò khai thành một món canh thập cẩm như tôm, cá thành món canh tập tàng ngọt mát, thanh tao, bổ dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sức lực sau một ngày lao động mệt mỏi. Điều đặc biệt của loại rau rừng này là dù có giá trị dinh dưỡng cao và ngon miệng nhưng sau khi ăn thường có mùi khai.

Tác Dụng Của Rau Bò Khai Đối Với Sức Khỏe Con Người

Nếu ai đó chưa từng biết đến rau bò khai thì rất dễ nhầm lẫn với ngồng su su, bởi ngoại hình của chúng khá tương đồng, rau bò khai thì có hình dạng mảnh mai hơn và khi nấu nên thì sẽ thơm hơn ngồng su su. Rau bò khau dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon mà cách chế biến lại vô cùng đơn giản. Lưu ý trước khi chế biến rau bò khai, bạn cần đen rửa sạch và vò nát giống như cách sơ chế rau bí. Rau bò khai thường dùng để chế biến các món ăn như: Rau bò khai xào với tỏi , xào với hải sản, sào với thịt bò,….

Thành phần dinh dưỡng có trong rau bò khai ?

Rau bò khai chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong rau bò khai mang đế cho chúng ta những công dụng cực kì tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, trong 100 gr rau bò khai chứa các chất dinh dưỡng như: Nước (78.8 gr), protein (6gr), chất xơ (7.7 gr), photpho(40.7 mgr), calci ( 138 mgr), vitamin C (60mgr)

Rau bò khai có tác dụng gì ?

Từ xa xưa, người ta đã sử dụng rau bò khai phơi khô rồi nấu lấy nước uống, nước rau bò khai có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho gan. Được biết rau bò khai có tác dụng chữa viêm gan cực kì hiệu quả.

Bên cạnh đó, nước uống rau bò khai còn có thể chữa bệnh sỏi thận, các hoạt chất có trong rau bò khai có tác dụng đánh tan sỏi trong thận.

Rau bò khai còn có tác dụng chữa tê thấp và hạ sốt. Cách sử dụng : Đối với phụ nữ và trẻ em thì đun cây bò khai lấy nước uống, còn đối với đàn ông thì có thể đem cây bò khai phơi khô và ngâm với rượu.

Nếu có điều kiện thu hái phần lá non và ngọn sẽ chế biến ngon hơn. Ngoài ra còn chữa các chứng như: đái vàng, đái dắt, phù thận…

Những món ăn được chế biến từ rau bò khai còn giúp mọi người ăn ngon miệng hơn. Nước sắc rau bò khai còn có tác dụng tốt cho tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng.

Rau bò khai rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mùi của rau bò khai thì hơi khó ăn đối với những người lần đầu tiên được thưởng thức món rau bò khai. Để làm cho mó rau trở nên dễ ăn hơn thì trong công đoạn sơ chế, bạn cần rửa sạch và vo rau bò khai thật kĩ.

Địa chỉ mua rau bò khai chất lượng tại Hà Nội?