Top 6 # Xem Nhiều Nhất Món Bì Lợn Xào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Món Ăn Bài Thuốc Từ Bì Heo, Bì Lợn

Xưa nay, chúng ta thường chỉ nghĩ bì heo là để làm bóng nấu cỗ bàn. Đó là một trong những thứ các bà nội trợ lo chuẩn bị cho tết (bóng, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu…). thế nhưng, bì heo còn là một vị thuốc.

Phân tích ta biết trong 100g bì heo có 26,4g chất protein, 22,7g lipid 4g glucid; các chất khoáng canxi, photpho, sắt… Trong bì heo, protein dạng keo chiếm 85% nhiều gấp 2 lần thịt lợn, glucid gấp 4 lần; còn chất béo thì kém hơn 1/2. Chất protein ở bì chủ yếu là keratin, elastin… và chất collagen hợp thành. Chất collagen có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể: da, gân, sụn, xương và tổ chức liên kết. Nó cũng có vai trò quan trọng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Có người gọi nó là thực phẩm của sự tươi trẻ.

1. Chữa thiếu máu do mất máu: bì lợn 20g, rượu gạo 1 ít đun nhỏ lửa ninh nhừ thì cho ít đường hoa mai.

2. Chè bì heo hồng táo: bì heo 500g lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Rửa sạch cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc, cho hồng táo 250g (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, cho đường phèn vào quấy đều. Chè sánh keo, nước trong vị ngọt. Có tác dụng bổ khí sinh huyết. Dùng cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.

3. Đu đủ xanh hầm da heo: trị đại tràng tính nhiệt (đầy nóng), táo bón, bụng đau đầy hơi, ăn uống không được, người bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh: 300g; da heo: 200g; gia vị vừa đủ.

Đu đủ xanh thêm sữa cho con bú nhuận tràng xổ nước độc và chất độc ở trường vị.

Sách Y học thực loại nói: da heo tính lạnh mát, trị bệnh thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da heo cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da heo khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống heo hầm chung. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.

4. Mọc đông: bì heo chọn chỗ lông mềm cạo sạch luộc chín, thái chỉ, băm nhỏ, nhào trộn với giò sống hạt tiêu xay. Viên thành viên tròn, thả vào soong nước đang sôi luộc chín, vớt ra thả vào nước đun sôi để nguội cho rắn lại.

Lấy bì heo thái miếng nhỏ cho vào soong nước luộc thịt đun sôi, vớt bỏ bọt hạ lửa ninh kỹ lọc lấy nước trong, nêm gia vị.

Cho các viên thịt vào bát, chan nước vừa ninh vào, để cho đông lại. Ăn nguội cùng với cơm. Món này có phối hợp thịt với bì heo để bổ khuyết cho nhau làm tăng tác dụng dinh dưỡng phòng chữa bệnh của cả hai.

5. Canh bóng bì: trong cỗ bàn có món canh bóng bì heo phối hợp thêm thịt, tôm và những thức ăn thực vật như: su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, nấm hương… Đó là món ăn tổng hợp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nữa, nên tính bổ dưỡng rất cao. Có điều kiện thỉnh thoảng nên ăn món này không chờ đến lúc có cỗ bàn lễ tết nhất là đối với người già, trẻ em, sản phụ cho con bú.

Bề dày, cấu trúc và chức năng của da heo tương đối giống da người. Các ngành da liễu và mỹ phẩm đã khai thác ưu điểm này của da heo để nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của tia cực tím trên da và quá trình lên sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng trong khi chờ cấy ghép.

Công dụng khác của bì heo: BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

2 Cách Biến Tấu Bì Lợn Thành Món Ăn Ngon Tuyệt Hảo

Bì lợn sốt cà chua

Đối với mình, một món ăn ngon có thể là nhờ sự kì công, mà cũng có khi lại đơn giản vô cùng. Ngon nhờ những kí ức.

Nhưng năm 94-95 gì đó, thời mà miếng thịt là cả “ước mơ” của những đứa trẻ nhà quê khốn khó như mình. Bố mẹ mình chuyên bán mỡ lợn, mỗi buổi chợ về mình chỉ mong còn sót lại chút mỡ bán ế hoặc chút bì lợn lọc mỡ dư ra.

Cà chua, hành hoa nhà có ngoài vườn. Cái món mỡ lợn trắng phau sốt cà chua hay miếng bì lợn dư thừa ngày đó nuôi lớn và giúp mình đi qua tuổi thơ. Cái sự thiếu thốn ngày đó khiến bất cứ miếng mỡ hay bì nào sốt cà chua cũng ngon vô cùng. Ăn no căng cả bụng.

Sau rất nhiều năm, mình làm lại món đó. Vừa để nhớ vừa để nhắc bản thân về những sự “đủ đầy” mình đang có.

Nguyên liệu

Bì lợn (da heo) 400gr

Cà chua 2 quả

Hành hoa

Ớt tươi

Nước mắm – bột ngọt – hạt tiêu

Cách làm bì lợn sốt cà chua

1. Sơ chế

– Bì lợn tươi, chọn phần dày vừa phải và sạch lông

– Bì sẽ hơi hôi nên mọi người hãy ngâm với nước vo gạo, hoặc rửa với nước cho chút nước chanh

– Sau đó luộc sơ với nước bỏ chút gừng tươi để loại bỏ thêm mùi hôi và dễ thái hơn.

– Thái vừa miếng

2. Chế biến

– Cho bì vào nồi đảo chung với mắm – muối – cà chua – ớt tươi cho ngấm (1-2 phút)

– Sau đó cho nước vào (khoảng 1/2 lượng bì)

– Đun sôi khoảng 4-5 phút là ăn được rồi

– Bỏ hành hoa, hạt tiêu lên trên cho thơm

3. Thưởng thức với cơm nóng, hoặc ăn thêm chút lạc rang ngâm nước mắm thì đúng chuẩn vị nhà nghèo xưa cũ. Cái miếng bì dẻo thơm, cái nước sốt cà chua beo béo rươi vào cơm ăn cũng sướng rồi.

Làm nem chua rán từ bì lợn

– Thịt lợn mông: 500g

– Bì lợn: 200g ( đã thái sợi )

– Gói bột men thái lan: 1 thìa ăn phở ( k cần thiết )

– Thính: 1 thìa ăn phở

– bột nở: 1 thìa cafe

– Đường: 2 thìa ăn phở

– Bột canh: 1 thìa cafe

– nước mắm: 1 thìa cafe

– Hành tím băm: 2 củ

– Tiêu: 1 thìa cafe

– Bột năng: 2 thìa ăn phở

– Trứng gà: 1 quả

– Bột chiên xù màu vàng

– Phomai mozzarella thái hình vuông nhỏ

Cách làm nem chua rán từ bì lợn

– Thịt lợn rửa sạch thái miếng cho vào bát cover lại để tủ đá 2 tiếng. Được 2 tiếng cho ra xay đảm bảo khi xay thịt vẫn giữ độ lạnh khi thịt đã nhỏ như thịt xay làm nem cho lại vào bát cover để tủ đá 2 tiếng, sau 2 tiếng ra xay tiếp khi thịt mịn như giò sống là ok.

– Bì lợn cạo lông bóp với muối, rượu rửa sạch cho vào nồi luộc bỏ thêm nhánh gừng 2 củ hành tím đập dập, luộc khoảng 15p-20p vớt ra tô nước lạnh. Để ráo nước lấy dao mỏng lưỡi lọc hết mỡ lọc sâu chút để bì có độ mỏng thái sợi nhỏ.

– Bì lợn, tiêu, đường, bột canh, bột năng, hành tím băm, thính, men chua thái, bột nở, nước mắm cho tất cả nguyên liệu này vào thịt lợn trộn thật đều.

– Xoa tay với chút dầu ăn cho thịt vào lòng bàn tay nắm lại cho thịt thật chắc vê thành những chiếc nem dài, nem pho mai làm tương tự vê thành hình tròn ấn có hố ở giữa cho miếng pho mai vào nặn thành từng viên hình tròn.

– Nem dài gói vào màng bọc thực phẩm để tủ lạnh 2-3 tiếng, Nem phomai cho vào đĩa cover lại cũng để trong tủ lạnh.

– Lấy 1 chiếc chảo dày cho dầu nóng hạ lửa liu diu. Trứng gà đập vào bát đánh tan, bột chiên xù cho ra đĩa, Nem lăn qua trứng gà tiếp đến bột chiên xù cho vào chiên nhỏ lửa, khi nem chín bật lửa to để nem được giòn và rút dầu có màu đẹp.

Lưu ý:

1. Mua thịt lợn vừa mới mổ thịt còn nóng và dẻo, đảm bảo 100% khi xay thịt vẫn còn giữ độ lạnh k xay lâu quá nhiệt độ của máy nóng làm thịt chín mất độ giòn và dai của nem, khi xay k giữ máy lâu nhấn nút nghỉ, trong thời gian xay nếu thấy thịt bớt độ lạnh nhiều đập ít đá vụn cho vào xay cùng.

2. Theo kinh nghiệm của mình k cần thiết cho gói men chua, vì đây gọi là nem chua nhưng chính xác ra nó là nem ngọt, gói men này phù hợp làm nem chua sống. Mình chia thành 2 mẻ, 1 mẻ cho gói men chua mẻ còn lại k cho men chua mình thấy ăn ngon hơn.

3. Trong thời gian xay thịt nếu thấy thịt bị khô quá bạn cho thêm ít dầu ăn để tạo độ giòn và nem k bị khô

4. Muốn bì lợn thái được sợi nhỏ, chọn bì mỏng, thái bằng dao lưỡi mỏng, lọc mỡ sâu

5. Rán 2 lửa, lửa đầu nhỏ, lửa 2 to nem giòn và màu rất đẹp

6. Nem pho mai nặn thật kỹ thịt bao trọn phomai k để hở nếu k khi chiên sẽ bị chảy phomai ra ngoài

Các bạn làm đúng như mình hướng dẫn đảm bảo thành công ngay lần đầu tiên

Cách Làm Món Canh Bóng Bì Lợn Cực Ngon Và Bổ Dưỡng

Thời gian thực hiện

Thời gian chuẩn bị: 15 phút.

Thời gian chế biến: 45 phút.

Da heo (phồng) 200 gr

Gừng 20 gr

Rượu trắng 50 ml

Trứng gà 2 quả

Bột bắp 5 gr

Nước 10 ml

Giò sống 100 gr

Thịt gấc 50 gr

Xương heo 200 gr

Hành tây 20 gr

Cà rốt 50 gr

Súp lơ xanh 100 gr

Đậu Hà Lan 50 gr

Nấm hương 50 gr

Gia vị: Muối, đường, nước mắm, hạt nêm, tiêu

Dụng cụ: Bếp, nồi, muỗng, dao,…

Bước 1: Sơ chế bì bóng

Ngâm da heo khô vào nước lọc khoảng 10 phút cho bóng nở đều, đem rửa sạch sau đó ngâm bóng vào rượu trắng có gừng giã nhuyễn. Bóp đều cho da heo thấm rượu gừng rồi rửa 2-3 lần cho thật sạch và khử mùi hôi. Dùng khăn thấm cho miếng bóng khô.

Các loại cà rốt, su hào thì gọt bỏ vỏ tỉa thành hình hoa rồi thái thành từng miếng mỏng. Đậu Hà Lan nhặt bỏ xơ. Súp lơ xanh và súp lơ trắng chẻ dọc thân thành từng miếng nhỏ rồi đem rửa sạch.

Bước 2: Chuẩn bị nhân bì bóng

Trộn 200gr giò sống, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu xay. Để bóng bì có màu sắc hấp dẫn lôi cuốn, bạn hãy cho thêm vào hỗn hợp bóng bì 2 muỗng thịt gấc.

Tiếp đến, bạn đập 2 quả trứng gà vào tô, nêm nửa muỗng canh hạt nêm rồi tráng mỏng trong chảo trên lửa lớn.

Bước 3: Cuộn bì bóng

Đầu tiên, bạn trải miếng bóng bì ra thớt, sau đó bạn dùng muỗng phết giò sống lên trên bì để tạo độ kết dính. Tiếp đến bạn trải một lát trứng chiên mỏng lên trên rồi cuộn lại và cố định chúng bằng hành lá chần sơ.

Tương tự như trên, bạn tiến hành cuộn bì bóng cho đến khi hết. Sau đó đặt bì bóng đã cuộn lên đĩa hấp và cho vào nồi, hấp khoảng 10 phút để bóng được định hình.

Bước 4: Chế biến nước dùng

Để nước dùng món canh bóng ngon, ngọt và đậm đà, bạn hãy mua xương heo về hầm làm nước dùng. Để hầm nước dùng bạn cần chuẩn bị 200gr xương heo rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi để chần qua cho xương bớt mùi, rồi rửa lại với nước sạch.

Tiếp đến, bạn cho vào nồi 1 lít nước vào nồi ninh nhừ trong khoảng 30 phút -50 phút.Trong quá trình ninh xương khi nồi nước sôi thì hớt bọt ở trên và đậy hở nắp xoong để nước dùng được trong hơn.

Khi nước hầm đã đạt, bạn tiến hành vớt xương ra và cho rau củ đã sơ chế vào nồi. Nêm nước dùng với nước mắm, tiêu, hạt nêm và muối sao cho vừa miệng.

Tiếp theo bạn cho bóng cuộn vào nồi và đun sôi cho bóng cuộn chín. Để tránh các nguyên liệu bị chín quá, khi bóng cuộn đã chín, bạn vớt bóng cuộn và các nguyên liệu rau củ ra khỏi nồi.

Cho rau củ vào bát, đặt bóng cuộn lên trên, sau đó rưới từ từ nước dùng vào bát. Để tăng thêm mùi vị và tính thẩm mỹ cho món ăn, bạn hãy cho một chút hành ngò và tiêu xay lên trên món ăn.

Canh bóng thả Hà Nội ngon có vị ngọt thanh đậm đà, hương thơm hấp dẫn. Đây cũng là món ăn không thể thiếu của người miền Bắc mỗi dịp tết nguyên đán. Mẹo thực hiện món ăn thành công

Không hấp bóng quá lâu, điều này sẽ khiến bóng của bạn bị bỡ và mất độ ngọt tự nhiên.

Bạn có thể thay đổi nguyên liệu phần nhân cho phù hợp với khẩu vị gia đình bạn.

Thời gian thực hiện

Thời gian chuẩn bị: 15 phút.

Thời gian chế biến: 45 phút.

1 lát bóng bì to

Cà rốt, su hào, bông cải xanh

250 gr cá thát lát

100 gr giò sống

Thì là, muối, tiêu, gừng, rượu trắng

Nước xương gà

Dụng cụ: Bếp, nồi, muỗng, dao,…

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bóng bì rửa sạch dưới vòi nước rồi cho vào chậu, thêm rượu trắng, gừng giã nhỏ vào ngâm 15′ rồi rửa lại cho sạch. Trải bì lên thớt và dùng giấy thấm và hơi đè nhẹ tay cho khô nước.

Rau củ rửa sạch, thái hoa sau đó chần qua nước sôi rồi nhúng ngay vào nước đá để giúp rau củ bạn giữ được độ giòn.

Bước 2: Làm nhân bóng thả

Đầu tiên bạn cho vào tô thát lá và giò sống cùng muối, tiêu và hạt nêm. Hãy chắc chắn bạn trộn đều hỗn hợp trên để hỗn hợp được ngấm đều gia vị và hoà quyện vào nhau.

Tiếp theo bạn cắt cà rốt thành từng lá mỏng dài, sau đó chần sơ cà rốt qua nước nóng. Cà rốt sẽ khiến bóng cuộn của bạn đẹp mắt hơn.

Bước 3: Cuộn bì bóng

Trát cá lên tấm bì đã thấm nước, lớp thật mỏng, sau đó mình cho thêm lớp cà rốt đã chần nước sôi, sau lớp cà rốt là lớp cá mỏng phủ lên trên. Rồi nhẹ nhàng cuộn bì bóng lại tương tự như cuộn bánh tráng. Tiếp đó, cố định bì bóng bằng hành lá đã chần sơ.

Tương tự như vậy, bạn thực hiện sao cho hết phần bì bóng.

Bước 4: Hấp bì bóng

Sau khi cuộn hết bì bóng, bạn dùng đũanhẹ nhàng đặt bì bóng vào nồi hấpvà hấp trong khoảng 15 phút. Sau khi hấp xong, bạn cho bóng ra ngoài đĩa cho nguội để dễ dàng thái nhỏ.

Bước 5: Chế biến nước dùng

Xếp bóng thả cá vào tô canh và hành ngò thái nhỏ. Sau đó rưới nước dùng lên tô. Canh bóng cuộn chả cá thác lác ngon sẽ có vị ngọt thanh, mùi thơm và vị đậm đà của các nguyên liệu hoà quyện vào nhau. Món canh này chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn phải tấm tắc khen ngon đấy.

Mẹo thực hiện món ăn thành công

Khi cuộn bóng, bạn cần cuộn sao cho chặt tay để phần chả kết chặt với phần bì bóng giúp bóng không bị rã khi hấp.

Bạn có thể cố định bì bóng bằng tăm thay vì sử dụng hành chần.

Không nên hấp bóng quá lâu, điều này sẽ làm bóng của bạn bị chín quá làm cho bóng bị bỡ và mất độ ngọt tự nhiên.

Món Ngon Từ Bì Lợn Dễ Làm Nhằm Giúp Cải Thiện Bữa Ăn Gia Đình

Bì lợn thường được chị em vứt bỏ mà không hề biết những lợi ích của thực phẩm này. Đặc biệt, bì lợn sở hữu nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe lẫn làn da như lượng protein, canxi, sắt, lipip, collagen… Do đó, thay vì vứt bỏ, chúng ta hãy học cách chế biến các món ngon từ bì lợn để cải thiện bữa ăn gia đình. Đồng thời, giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và cải thiện sức khỏe.

Bì lợn là gì?

Bì lợn thực chất chính là phần da của con lợn. Đa số phần này người ta đem bỏ đi, hoặc sử dụng với mục đích chăn nuôi động vật. Mặc dù chỉ là phần da của lợn nhưng bì lợn lại mang đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Cụ thể như sau:

Bì lợn có tác dụng gì?

Theo đông y, bì lợn có vị ngọt, mát nên mang lại khả năng giải nhiệt, tốt với âm khí. Ngoài ra, còn có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp, tăng ham muốn và cải thiện sức khỏe sinh lý.

Thành phần collagen trong bì lợn rất dồi dào. Vì thế, đây là thực phâm có khả năng chống lão hóa và giảm nguy cơ ung thư nếu chúng ta sử dụng thường xuyên. Bởi vậy, sử dụng bì lợn đều đặn là giải pháp để giảm nếp nhăn, giữ ẩm và tăng sức đàn hồi cho da.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bị lợn là thực phẩm tốt cho máu. Do đó, sử dụng đúng cách sẽ giúp bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu, điều trị bệnh rối loạn chảy máu…

Món ngon từ bì lợn

Với những lợi ích kể trên, chúng ta không nên vứt bỏ bì lợn mà hãy tận dụng để chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Bởi các món ngon từ bì lợn vừa dễ làm mà lại cực hấp dẫn, mới lạ, đặc sắc để đổi vị cho bữa cơm gia đình.

Nem chạo làm từ bì lợn

Đặc điểm của món nem này là giòn giòn, dai dài từ bì lợn. Bao phủ bên ngoài là mùi thính từ gạo rang nên rất thơm và hấp dẫn. Khi ăn, chấm cùng nước mắm chua ngọt càng tăng thêm hương vị.

Nem chạo là món ăn dân giã của người Việt. Thông thường, đây là “mồi nhậu” lý tưởng để đấng mày râu lai rai. Ngoài ra, món ăn hấp dẫn này cũng rất tuyệt vời để cả gia đình cùng quây quần thưởng thức.

Bì lợn nấu đông

Thịt nấu đông là món ăn đã quá quen thuộc đối với người Việt. Thế nhưng, thay vì nấu đông bằng thịt, bạn có thể dùng bì để nấu đông nhằm đổi vị cho món ăn.

Chè bì lợn hồng táo

Đây là món ăn có tính thẩm mỹ cao bởi màu sắc đẹp mắt nên rất kích thích vị giác. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của đường phèn, hồng táo với độ sánh của bì lợn được ninh thành keo đặc.

Món chè này không chỉ ngon thơm mà còn tốt cho khí huyết. Vào mùa hè thì đây là món chè để giải nhiệt, làm mát. Trong khi đó, mùa đông thưởng thức món chè này lại có tác dụng giữ ấm cực tốt.

Bì lợn chiên xóc muối ớt

Với những người là tín đồ của món cay thì bì lợn chiên xóc muối ớt là lựa chọn lý tưởng để đổi vị cho bữa ăn gia đình. Món ăn được chế biến từ bì heo chiên vàng giòn, sau đó xóc thêm các loại gia vị là muối, bột ớt, mì chính, đường. Mọi hương vị hòa quyện với nhau mang đến món ăn vặt lai rai cực hấp dẫn.

Gỏi bì lợn là một trong những món ăn thanh mát để giảm ngán cho những bữa ăn. Món ăn là sự kết hợp của bì lợn luộc chín thái thật mỏng và đem trộn cùng với xoài, các loại rau thơm, bát nước mắm, chút ớt. Sau đó, vắt thêm chút chanh trộn đều, nêm nếm lại các gia vị là đã hoàn thành.

Bì rang sả ớt

Bì rang sả ớt cũng là một trong những món ngon từ bì lợn để đổi vị cho bữa cơm gia đình. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái dai dai, giòn giòn của bì lợn cùng chút ngọt ngào của mật ong, thêm chút cay cay tê tê của ớt, hương nồng của tỏi, tiêu. Thưởng thức cùng cơm và bún, kèm theo chút nước mắm ngon đảm bảo làm hài lòng mọi tín đồ sành ăn.

Giò bì cuộn lạp xưởng là sự tổng hòa hương vị của hạt tiêu, nêm, cà rốt, đậu cove, lạp xưởng, trứng, bì lợn. Do đó, đây là món ăn có sức hút lớn đối với bất cứ tín đồ mê ẩm thực nào. Chỉ cần chút biến tấu và công sức là bạn đã có ngay món ăn ngon tuyệt này để thiết đãi cả gia đình.

Những lưu ý khi ăn bì lợn

Mặc dù các món ăn từ bì lợn rất ngon và có sức hấp dẫn. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm này, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Bì lợn còn có lớp mỡ bám ngay dưới da với hàm lượng cholesterol lớn. Vì thế, khi ăn cần loại bỏ hết lớp mỡ này nếu không muốn tăng nguy cơ béo phì, tim mạch.

Ăn nhiều bì lợn với hàm lượng protein dồi dào nên gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều.

Bì lợi nếu không được làm sạch lông thì khi ăn, các chân lông có độ cứng nhất định dễ làm tổn thương ruột, dạ dày.