Top 7 # Xem Nhiều Nhất Chế Biến Món Cật Lợn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Laneigenetrangngoi.com

Cách Chế Biến Món Dạ Dày Lợn Thơm Ngon

Nguyên liệu làm dạ dày hầm tiêu xanh

8-10 nhánh hạt tiêu xanh1 cái dạ dày lợn loại nhỏ khoảng 500g

1 củ cải trắng lớn

1 trái dừa tươi

Gia vị: Hành củ, dấm, muối, bột nêm, dầu ăn

Cách làm dạ dày hầm tiêu xanh

Bước 1: Làm sạch dạ dày

Hướng dẫn cách làm sạch dạ dày lợn nhanh chóng

– Bước 1: Đầu tiên, để làm sạch dạ dày heo, bạn nên lộn trái miếng dạ dày lại. Sau đó, dùng vòi nước mạnh rửa trực tiếp dạ dày.

– Bước 2: Dùng dao cạo, cạo sạch lớp màng nhầy bám trên dạ dày heo. Bước làm sạch dạ dày lợn này sẽ giúp bạn loại bỏ được chất nhầy, nhớt trên dạ dày lợn.

– Bước 3: Vẫn giữ nguyên mặt trái của dạ dày lợn, sau đó dùng bột mì với một lượng vừa đủ rồi bóp thật kỹ để tẩy chất nhầy, nhớt trên dạ dày lợn. Sau khi bóp với bột mì, bạn tiếp tục cho muối, giấm (hoặc chanh) vừa bóp, vừa xát mạnh vào dạ dày lợn nhiều lợn. Bằng cách làm sạch dạ dày lợn này đảm bảo rằng, bạn không chỉ loại bỏ được chất nhầy, nhớt mà còn loại bỏ được phần nào mùi hôi bám trên dạ dày lợn đấy!

– Bước 4: Bạn rửa sạch dạ dày lợn rồi chần qua nước sôi. Để giúp dạ dày có được màu trắng, dai, giòn thì bạn vớt dạ dày lợn ra, chà chanh thật đều khắp hai mặt trái, phải của dạ dày lợn. Cách làm sạch dạ dày lợn này đảm bảo sẽ khử được hoàn toàn mùi hôi của dạ dày lợn.

Làm sạch dạ dày lợn bằng chanh – Nguồn Internet

– Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy rửa lại miếng dạ dày lợn bằng nước cho thật sạch. Như vậy chỉ với những thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách làm sạch dạ dày lợn trong vòng một nốt nhạc mà không lo dạ dày bị bẩn hay có mùi hôi.

Và điều quan trọng hơn cả, ngoài biết cách làm sạch dạ dày lợn thì để chế biến một món ăn từ dạ dày lợn ngon, bạn nên biết cách chọn mua dạ dày lợn sạch, tươi. Theo đó, dạ dày lợn tươi, sạch thường có màu hồng sáng, không bị thâm, căng đều. Để giảm bớt thời gian trong công đoạn vệ sinh, làm sạch dạ dày, bạn nên ưu tiên lựa chọn những dạ dày lợn đã được sơ chế sạch, không lẫn chất thải của lợn.

Dạ dày bạn lộn mặt trái ra, cạo bỏ lớp màng, bóp với muối, giấm cho hết nhớt và mùi hôi.

Nhiều bạn dùng nước cocacola (hoặc pepsi) đổ vào dạ dày làm chúng sủi bọt và lớp màng đen tách da, dễ bóc sạch hơn.

Sau đó rửa lại bằng nước lạnh, cắt làm đôi theo chiều dọc, để ráo nước rồi cho lên bếp nướng sơ hai mặt. Công đoạn này sẽ giúp cho món dạ dày giòn, thơm và sạch hết mùi hôi, nhớt.

Bạn có thể sử dụng chanh hoặc bột mỳ để làm sạch dạ dày hoặc có thể trần qua dạ dày bằng nước sôi để khử bớt mùi hôi.

Bước 2: Sau khi nướng sơ bạn rửa lại miếng dạ dày với nước cho sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn.

Bước 3: Củ cải trắng gọt bỏ, cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch, thái khúc cỡ 3cm, sau đó bổ miếng. Tiêu xanh rửa sạch. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 4: Ướp dạ dày đã thái ở trên với chút gia vị, ½ chỗ tiêu xanh và hành củ ở trên để khoảng 30 phút cho ngấm.

Bước 6: Cho nước dừa tươi vào nồi dạ dày trên hầm khoảng 15-20 phút. Bạn có thể dùng nước ninh xương thay cho nước dừa tươi. Sau đó cho củ cải trắng, ½ chỗ tiêu xanh còn lại ở trên vào hầm đến khi củ cải chín mềm, nêm nếm vừa ăn là được.

Cách dùng món dạ dày hầm tiêu xanh

Công dụng của món dạ dày hầm tiêu xanh

Theo Đông y, dạ dày lợn có vị ngọt tính ấm, có công dụng kiện tỳ ích vị, bổ hư nhược. Món ăn từ dạ dày theo Đông y, ngoài hỗ trợ chữa các bệnh lý dạ dày còn được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh khác như cơ thể suy nhược, thiếu máu, viêm gan, vàng da, xơ gan, đái đường, rối loạn tiểu tiện, sa tử cung, di tinh, trẻ em suy dinh dưỡng, chứng ra mồ hôi nhiều ban đêm…

Hướng Dẫn Cách Nấu Cật Lợn Ngon

Gợi ý: Cách chế biến thịt nạc heo

Có những cách nấu cật lợn nào?

Cật lợn là món không khó trong việc chế biến, nếu biết cách từ những cái cật lợn bạn có thể chế biến thành hàng chục món ăn khác nhau mà vẫn giữ được độ thơm ngon của cật.

Dù chế biến thành bất cứ loại món ăn nào thì bạn cũng cần phải làm cật thật sạch để tránh mùi hôi có trong cật phát ra khi bạn chế biến món ăn làm mất đi hương vị của món ăn. Để làm sạch cật bạn hãy rạch cật ra làm đôi theo bề dày của cật sau đó lấy hết phần mỡ nằm trong giữa quả cật ra và xát vào đó một ít muối cho cật hết mùi hôi rồi rửa sạch lại với nước là được.

Cật lợn xào chua ngọt

Đây là một trong những cách nấu cật lợn khá phổ biến ở khu vực miền trung và miền Nam nước ta bởi món ăn có tính ngọt.

Cật lợn xào chua ngọt

Để thực hiện món này bạn cần chuẩn bị khoảng 2 cái cật lợn làm sạch, nửa quả dứa, một ít hành lá và rau mùi, mì chính, hạt nêm vừa đủ.

Cật lợn bạn thái miếng vừa ăn, hành củ băm nhỏ cho lên chảo phi thơm sau đó cho cật lợn vào đảo đều trên lửa to. Khi thấy cật vừa chín tới bạn cho thêm dứa cắt miếng nhỏ vào xào cùng cho khoảng 1 thì hạt nêm vào đảo cho đến khi cật chín thì bạn tắt bếp rắc hành lá cùng rau mùi và một thì mì chính vào đảo đều lên là hoàn thành món ăn.

Cật lợn hấp gừng

Nếu bạn ngán đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ thì có thể làm món cật lợn hấp gừng theo cách nấu cật lợn sau đây cũng rất ngon.

Cật lợn hấp gừng

Cật lợn làm sạch rồi thái miếng vừa ăn, gừng bạn lấy một củ nhỏ cạo sạch vỏ rồi đem đập dập. Cho cật cùng với gừng vào một chiếc bát to cùng với một chút tiêu, hạt nêm và mì chính sao cho vừa miệng. Bạn ướp hỗn hợp trên khoảng 10 phút cho ngấm gia vị rồi sau đó đem đi hấp cách thuỷ khoảng chừng 15 phút là món ăn chín. Khi này bạn chỉ cần lấy ra và thưởng thức khi còn nóng thôi.

Kết luận

Cảm ơn các bạn đã theo dõi chúng tôi của chúng tôi !

Các Món Ăn, Bài Thuốc Chế Biến Từ Lòng Lợn

Ruột lợn nhồi nhân sâm: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn), nhân sâm 15g, bột tiêu 3g, gừng tươi 15g, hành sống 7 củ, gạo tẻ 200g. Lòng lợn rửa sạch, các loại trên trộn đều nhồi vào dạ dày lợn khâu buộc lại. Hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Thức ăn bồi bổ cơ thể dùng cho các trường hợp suy kiệt, bệnh lao dài ngày.

Cháo lòng: Dạ dày lợn 1 cái hoặc ruột lợn 1 đoạn, gạo tẻ 200g. Dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng; lấy nước nấu với gạo tẻ thành cháo. Cháo chín, cho dạ dày hoặc ruột lợn đã luộc vào, đun nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp suy kiệt, đặc biệt là sau thời gian bị bệnh dài ngày.

Lòng lợn dầm tương: Dạ dày hoặc ruột lợn, lượng thích hợp luộc chín, thái lát. Dùng tỏi, dấm, hồ tiêu, tương (hoặc nước mắm) làm nước chấm. Ăn thường ngày khi đói, ngày 1 lần, tuần 2 – 3 lần. Dùng cho người cao tuổi thiểu dưỡng, phù nề hai chân.

Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: Dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn, khâu chặt lại, thêm nước và gia vị, hầm nhừ; lấy nước bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.

Lòng lợn hầm: Dạ dày lợn 1 cái, làm sạch thái lát, thêm gia vị, nước, hầm nhừ, ăn thường nhật, tuần vài ba lần. Dùng cho các trường hợp lang ben, bạch biến, sạm da.

Canh lòng lợn hoàng kỳ: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 200g, hạt sen bỏ tâm 20g. Lòng luộc chín thái miếng. Tất cả bung nhừ, vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị. Dùng cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhược cơ thể.

Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng heo làm sạch thái miếng, thêm gia vị, nước lượng thích hợp nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng).

Lòng lợn nhồi củ năn: Củ năn gọt bỏ vỏ, cho vào một đoạn ruột lợn đã rửa sạch, buộc hai đầu, đem luộc nhừ trong nồi đất, không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đầy trướng bụng.

Canh lòng lợn hầm hoàng kỳ thăng ma chỉ xác: Ruột lợn (lấy đoạn đại tràng) 250g, hoàng kỳ 20g, thăng ma 9g, chỉ xác 10g. Ruột lợn làm sạch thái miếng, cho 3 dược liệu cho trong túi vải, thêm nước. Hầm chín, bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn trong ngày. Đợt dùng liên tục 7 ngày. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, các loại thoát vị.

Các Món Ăn Chế Biến Từ Thịt Lợn Thơm Ngon Khó Cưỡng

Các món ăn chế biến từ thịt lợn

Thịt lợn luộc

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch thịt lợn, cạo vỏ gừng rồi dùng dao và thớt đập gừng dập.

Bước 2: Cho thịt lợn và gừng vào nổi nước, nước vừa lút miếng thịt và bắc lên bếp, không để lửa quá to.

Bước 3: Thỉnh thoảng mở nắp nồi và dùng đũa chọc vào thịt để kiếm tra chín hay chưa, nếu chín, dũa sẽ dễ dàng đâm xuyên qua miếng thịt.

Trong lúc đợi thịt chín, bạn có thể pha chế nước chấm. Bạn có thể pha nước mắm cùng chanh, tỏi, ớt, đường hoặc chấm với muối chanh ớt.

Bước 4: Vớt ra đĩa, để bớt nóng và thái lát vừa ăn.

Thịt lợn quay

Nguyên liệu: Cách chế biến:

Bước 1: Thịt ba rọi đem về cạo lông rồi rửa sạch, cho vào nồi luộc chín. Đập dập vài miếng gừng vào luộc cùng để khử mùi hôi.

Bước 2: Vớt thịt ra, lấy tăm đầu nhọn chọt thủng lỗ trên mặt bì thịt, sau đó xoa một lớp bột nổi mỏng lên phần mặt da này.

Bước 3: Lật ngửa miếng thịt lên, lấy dao khứa vài đường. Sau đó xát đều bột ngũ vị hương, muối và đường lên thịt. Lấy cây xiên qua miếng thịt để cho nó cố định, ướp 5-6 tiếng cho ngấm.

Bước 4: Sau khi thịt đã ngấm thì lấy giấy bạc bọc kín thịt, chừa lại phần da đã soi thủng lỗ. Bật lò nướng, làm nóng ở 175 độ C, cho thịt vào nướng chừng 35 phút rồi tăng nhiệt độ lên tầm 200 độ, nướng tới khi mặt thịt có màu vàng nâu hấp dẫn thì lấy thịt ra ngoài.

Bạn có thể chấm cùng nước tương tỏi ớt hoặc nước mắm pha tỏi ớt để món ăn hấp dẫn hơn.

Thịt ruốc kho xả

Nguyên liệu:

400gr thịt ba chỉ.

3 thìa cà phê mắm ruốc.

3 đến 4 nhánh sả.

Đường, nước mắm, ớt nếu bạn ăn cay.

Dưa leo, hành khô.

Cách chế biến:

Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái lát vừa ăn. Ướp thịt với chút muối, tiêu. Sả rửa sạch, thái nhỏ, sau đó xay hoặc dùng dao bằm nhuyễn. Mắm ruốc pha với nước lạnh, trộn đều cho mắm tan, lọc lại cho sạch cát. Bước 2: Làm nóng dầu ăn, cho hành khô đã thái nhỏ vào phi vàng rồi tiếp tục đổ sả đã bằm nhuyễn vào, dùng đũa đảo đều để sả chín. Tiếp đén, nhanh tay đổ tiếp thịt ba chỉ vào, dùng đũa đảo đều, xào thịt với lửa lớn cho thịt săn lại. Tiếp tục đổ nước mắm ruốc đã hòa tan với nước lạnh vào nồi thịt, đợi sôi bùng lên thì giảm lửa rồi đậy nắp nồi lại, đun liu riu.

Lưu ý, thỉnh thoảng phải mở nắp nồi ra đảo đều thịt, nêm chút xíu nước mắm, đường. Vì mắm ruốc đã mặn nên bạn không cần thêm nhiều muối. Nêm thịt hơi ngọt ngọt cho chuẩn vị.

Bước 3: Khi thịt mềm, cạn bớt nước thì bạn tắt bếp, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt thịt rồi lấy ra đĩa, ăn với cơm nóng rất ngon.

Nguyên liệu:

200g thịt ba chỉ cắt sợi.

100g tôm khô loại nhỏ, ngon: rửa sạch, ngâm nước ấm cho mềm, để ráo (để nguyên con hoặc giã sơ).

240 ml nước mắm ngon.

180g đường cát.

150g nước.

Tỏi, hành tím bằm, hành là cắt khúc.

1 ít hạt nêm.

Tiêu hột, tiêu xay.

Ớt quả tươi.

Cách chế biến:

Cho thịt lên bếp đảo cho ra bớt mỡ, trút ra chén.

Phi hành, tỏi thơm, cho tôm khô vào xào.

Cho tiếp hh nước mắm, đường, bột ngọt và nước vào đun tiếp.

Cho ớt trái và tiêu hột vào.

Khi thấy nước mắm trong chảo sánh lại thì nêm nếm lại rồi cho tiêu xay và hành lá vào.

Tắt bếp, bắc xuống để nguội. Có thể cho vào hũ để dành ăn dần.

Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua

Nguyên liệu:

4 bìa đậu hũ.

200g thịt ba chỉ xay nhuyễn.

3 quả cà chua.

1/2 củ hành tây.

Hạt nêm, tiêu, đường, muối, ớt, tỏi, hành lá.

Cách chế biến:

Bước 1: Băm nhỏ tói, ớt, hành lá rồi cho thịt xay cùng gia vị đã chuẩn bị sẵn vào ướp và trộn đều.

Bước 2: Đậu phụ thái làm hai phần, khoét bỏ ruột. Nhồi thịt đã tẩm ướp vào từng miếng đậu rồi đem chiên vàng.

Bước 3: Cà chua bằm nhuyễn. Hành tây bằm nhuyễn rồi phi thơm, tiếp đến cho cà chua vào xào mềm, nêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đến cho đậu phụ vào, để lửa nhỏ cho nước sốt cà chua thấm vào từng miếng đậu.

Đây là món ăn rất dễ chế biến, dễ ăn. Chúng sẽ ngon hơn khi ăn nóng cùng cơm trắng.

Thịt lợn xào với giá đỗ

Nguyên liệu:

150g thịt thái mỏng.

200g giá đỗ.

1 thìa súp nước tương nhạt.

1/2 thìa súp dầu mè.

1 ít hạt tiêu.

2 nhánh tỏi đập dập.

1,5 thìa súp nước tương đậm.

120ml nước.

Hành lá cắt nhỏ.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho thịt, nước tương nhạt, hạt tiêu, dầu mè vào tô trộn đều.

Bước 2: Giá đỗ rửa sạch để ráo nước. Đặt chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng cho thịt vào đảo chín tái rồi lấy ra đĩa.

Bước 3: Sau đảo qua thịt xong, đổ bớt dầu thừa chỉ để lại 1 chút trong chảo cho tỏi vào phi thơm rồi cho thịt cùng giá đỗ vào chảo đảo đều.

Bước 4: Thêm gia vị vào rồi đảo đều đến kho cả giá và thịt chín.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế giá đỗ bằng đậu cô ve, khoai tây…để thực đơn trở nên phong phú hơn.

Lưu ý khi chế biến các món ăn từ thịt lợn

Nên tráng nạp vào cơ thể thịt lợn nấu chưa chín và quá chín.

Thịt lợn quá cháy có thể chứa chất gây ung thư và thịt lợn sống có thể chứa ký sinh trùng.

Không nên ăn quá nhiều thịt lợn, chỉ nên dừng lại ở mức trung bình để có một chế độ ăn uống lành mạnh.