Cập nhật nội dung chi tiết về Ông Cha Làm Món Cá Chép Hóa Rồng, Trứng Voi Ngày Tết Như Thế Nào? mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cũng là cá ấy, thịt ấy, trứng ấy, nhưng được làm một cách cầu kỳ thành những món ăn ý nghĩa dâng lễ tổ mùa xuân cho thấy sự tinh tế của người xưa.
Cuốn Sách Tết Kỷ Hợi 2019 nối lại truyền thống đẹp xưa khi giới thiệu những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa, sử về mùa xuân. Được sự đồng ý của Đông A – đơn vị nắm bản quyền cuốn sách, chúng tôi trích đăng phần bài viết của nhà nghiên cứu, dịch giả Châu Hải Đường tái hiện mâm cỗ xuân cúng tổ trong gia đình ông.
Đã thành lệ, năm nào cũng vậy, cứ ngày mùng một Tết là tất cả các gia đình trong dòng họ tôi lại mỗi nhà làm một mâm cỗ để đem dâng cúng tổ tiên ở nhà thờ họ.
Khỏi phải nói bọn trẻ con chúng tôi vui như thế nào khi hôm ấy được xúng xính diện áo đẹp, theo cha đội mâm cỗ ra từ đường dự tiệc. Cỗ cúng thường thì cũng như cỗ cúng gia tiên bình thường ở nhà, đủ các món giò chả, thịt gà, thịt lợn, cá rán, nem, nộm… mà thôi.
Nhưng năm ấy, hình như là năm tôi bắt đầu đi học vỡ lòng, ông nội tôi quyết định làm một mâm cỗ thật đặc biệt để gia đình đem cúng lễ. Có lẽ vì vậy mà đến giờ, tôi vẫn nhớ như in mâm cỗ đó có những món gì và được làm thế nào.
Món cá chép hóa rồng
Mâm cỗ năm ấy được gia đình tôi chuẩn bị từ chiều ba mươi tết. Món đầu tiên phải làm là món – như ông nội tôi gọi – “Cá Chép Hóa Rồng”. Con cá chép lớn được bắt sống từ hôm nhà tát ao mấy ngày trước tết, có lẽ phải cân rưỡi chứ không ít. Sau khi cá được mổ bụng, làm sạch sẽ, ông tôi mang ra một ống thóc nếp cái hoa vàng, ông cẩn thận dùng que tre vót nhọn lật từng vảy cá lên, mỗi cái vảy lại cài vào một hạt thóc nếp.
Xong việc ấy thì con cá được đặt đứng trong một chiếc nồi rộng miệng, hai chiếc vây phía trước được căng choãi ra hai bên, đuôi cũng được căng lên trông như con cá đang tung tăng bơi lội. Hai cái râu cá cũng được quấn xoăn xoăn vào hai sợi thép nhỏ. Nói thì vậy, nhưng làm cũng không dễ, phải tỉ mỉ, cẩn thận lắm ông tôi mới làm được thế, chứ chỉ cần sơ sểnh một chút là cá rách vây, đứt râu như chơi. Xong rồi, ông tôi nhẹ nhàng đậy vung kín, để cái nồi lên tro than nóng, đốt rơm xung quanh sau đó mới ủ trấu lại thật kĩ.
Trong tiết xuân mưa phùn lất phất, mùi hương trầm ngào ngạt, quyện với hương nước lá mùi già dìu dịu, cả nhà tíu tít, người nhặt rau, người đun bếp, người vo gạo nếp, người lau lá dong… đúng là vui như Tết. Trong lúc chờ cá chín thì ông tôi tiếp tục “chỉ đạo” bà tôi, mẹ tôi, và mấy thím tôi làm các món khác. Cái không khí vui vẻ chuẩn bị cỗ đầu năm ấy có lẽ không bao giờ tôi quên được.
Sáng sớm mùng một, mâm cỗ đã chuẩn bị xong xuôi, ông tôi mới nhẹ nhàng gạt lớp tro ủ, nhấc nồi cá chép lên. Ông vừa mở vung, mọi người đã xúm đông xung quanh ồ lên thán phục khi nhìn thấy con cá đã trở nên vàng rộm, đứng sững trong nồi, những hạt thóc nếp cài vào từng cái vảy cũng nở thành hoa bỏng trắng xóa, đẩy cái vảy bong ra xù như vảy rồng. Hai cái râu cá xoắn tít vàng ươm như râu rồng thật.
Trứng voi, hay là huynh đệ đồng bào
Món thứ hai, cũng phải tự tay ông tôi làm là món “trứng voi” – ấy là tôi gọi thế chứ ông tôi bảo món ấy là “huynh đệ đồng bào” (anh em cùng một bọc). Té ra cái bong bóng lợn thật to mà ông tôi rửa đi rửa lại kĩ lưỡng từ hôm qua là dùng vào việc chế biến cái món “trứng voi” này.
Một chục trứng gà được đập ra và khéo léo cho vào cái bong bóng lợn, rồi ông tôi buộc nó vào đầu một que tre tròn, kẹp giữa hai bàn tay và vê thật nhanh một lúc, để cho lòng đỏ trứng gà dồn vào giữa và lòng trắng thì tản ra xung quanh. Khi cảm thấy đủ độ tròn đều, ông tôi mới nhanh chóng nhúng cái bong bóng vào nồi nước đang sôi. Ngay lập tức, cái quả “trứng voi” ấy sẽ rắn lại, đun thêm lúc nữa thì chín hẳn.
Vớt trứng ra, bóc lớp vỏ bong bóng mỏng căng, bổ làm đôi, quả trứng trông thật khổng lồ, phải dùng cái đĩa to mới đặt được. Người không biết chắc chắn sẽ lấy làm lạ lắm vì không biết trứng con gì mà to đến như vậy.
Vừa làm, ông tôi vừa bảo: “Cháu biết không, ngày xưa bà Âu Cơ cũng sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con mới thành ra dân tộc Việt Nam ta. Mười quả trứng gà cùng một mẹ cả, để riêng thì là mười quả trứng nhỏ, mà dồn lại thì vẫn làm ra một quả trứng lớn. Có thể nở thành rồng thành phượng ấy chứ. Nhưng các cụ xưa không gọi là trứng rồng trứng phượng mà vẫn chỉ gọi là ‘huynh đệ đồng bào’ thôi”.
Bức tranh thủy mặc trên mâm cỗ
Xong mấy việc quan trọng ấy thì ông tôi mới nghỉ tay, và chỉ hướng dẫn cho mọi người làm mấy món dễ hơn, tôi vẫn nhớ có món trứng rán tranh thủy mặc, mấy đĩa giò chả xếp thành hình chữ Hán, Phúc, Lộc, Thọ, và vài món xào, món nộm bày biện thật đẹp…
Sáng mùng một Tết, ông dẫn cha tôi đội mâm cỗ ra từ đường dòng họ dâng lễ đầu năm. Tôi cũng được xúng xính theo sau, vừa đi vừa nhảy chân sáo. Mọi người ai thấy mâm cỗ nhà tôi cũng trầm trồ tấm tắc ngợi khen vì vẻ đẹp cầu kỳ ý nghĩa sâu sắc của nó hơn là vì nó được làm bằng gì, bởi cũng chỉ là cá ấy, trứng ấy, thịt ấy, rau ấy mà thôi… Ông trưởng họ cứ để mâm cỗ thờ trên bàn thờ tổ mãi mà không muốn hạ xuống.
Đã bao nhiêu cái tết qua đi, tôi cũng về tham gia việc họ ở từ đường nơi quê nội luôn luôn, nhưng cứ nhắc nhỏm mãi bởi chưa bao giờ làm lại được mâm cỗ như ông tôi làm khi xưa.
Hình ảnh mâm cỗ cúng đầu xuân với những món cúng thật bình dị nhưng đầy ý nghĩa ấy có lẽ suốt cuộc đời tôi không bao giờ quên được.
Bài viết của Châu Hải Đường
Nguồn: news.zing.vn
Cá Chép Giòn Và Cá Chép Thường Khác Nhau Như Thế Nào?
Theo chúng tôi , ban đầu giống cá chép giòn được nhập khẩu từ Liên bang Nga hoặc Hungari, sau đó, một số hộ nuôi đã tiến hành lai tạp giống cá này với cá trắm Việt Nam, đồng thời “vỗ béo” chúng bằng hạt đậu tằm khi đạt trọng lượng thích hợp để trở thành cá giòn của Việt Nam như hiện nay.
Chính vì vậy, xét về hình dáng bên ngoài, cá chép thường và cá chép giòn có kích thước khá giống nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá từ giới mộ điệu thì cá chép giòn có màu sắc hơi nhạt hơn, thân thon và suông; ngược lại, cá chép thường trông có vẻ tròn trịa hơn hẳn. Trọng lượng của cá chép giòn thường nặng gấp 2-3 lần so với cá cùng loại.
Thịt của cá chép giòn không thể dùng đũa để dẻ mà phải dùng kéo hoặc dao để cắt thành từng miếng vừa ăn, khi ăn cảm nhận được vị giòn dai khác biệt. Thịt cá sau khi chiên lên không bị teo tóp mà giòn dai và vẫn giữ được vị béo mềm trong từng thớ thịt. Chính vì vậy, mức giá của cá chép giòn tại các nhà hàng thường luôn ở mức vài trăm nghìn đồng/kg, cao rất nhiều lần so với cá chép thường.
Cá có trọng lượng càng lớn thì thịt càng giòn và ngon, do vậy những người sành ăn thường sẽ chọn mua những con cá có trọng lượng từ 2kg trở lên để thịt giòn dai hơn.
Đây là một loại thức ăn đặc biệt giúp thay đổi cấu trúc của thịt cá chép giúp chúng trở nên giòn dai và săn chắc hơn, khi ăn có độ giòn. Theo TS. Kim Văn Vạn (Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thì đậu tằm chiếm hàm lượng cao protein (31%), lipid thô (0,15%) cùng một số thành phần là yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi chất lượng thịt cá, tăng độ dai cơ thịt nên thịt cá săn chắc, giòn dai.
Theo kinh nghiệm từ nhiều nông dân nuôi cá chép giòn, hạt đậu tằm cần phải được ngâm trong nước từ 12-24 giờ trước khi cho cá ăn, những hạt to nên bổ làm đôi; sau đó đãi sạch và trộn với 1-2% muối, để trong 10-15 phút rồi mới cho cá ăn.
Để cá thích nghi và tiêu thụ triệt để hạt đậu tằm, trong thời gian đầu khi bắt đầu vỗ béo bà con tuyệt đối không được cho cá ăn gì khác ngoài đậu tằm. Ban đầu cho cá ăn với khẩu phần 0.03% khối lượng thân, sau đó tăng dần lên 1.5-3% khối lượng cá trong ao. Cho cá ăn đậu tằm 2 lần / ngày vào thời điểm: 8-10h và 16-18h. Khi cho cá ăn, nên rải chậm rãi từng ít một để tránh đậu chìm xuống đáy gây lãng phí thức ăn. Quan sát sức ăn của cá mà có sự điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Đặc điểm của loài cá chép là ưa sạch, trong tự nhiên chúng thường sinh sống ở những khu vực có nguồn nước sạch. Do vậy, những ao nuôi cá hoặc lồng cá thường phải được thiết kế ở những khu vực có nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp,…
Ao nuôi cá chép thích hợp có diện tích từ 2.000-5.000m2. Cải tạo và sang bằng đáy ao tạo độ nghiêng hướng về cống thoát nước. Độ sâu thích hợp của ao nuôi phải từ 2m trở lên với mực nước từ 1.5-2m. Trước mỗi vụ nuôi, bà con cần cải tạo ao nuôi theo đúng kỹ thuật: tháo cạn nước, nạo vét bùn, bón vôi diệt tạp, phơi đáy ao,… Bên cạnh đó, bà con nên lắp đặt hệ thống quạt nước hoặc máy bơm để kích thích cá hoạt động và bơi lội.
Sau khi ao đã cải tạo xong, bà con tiến hành cấp nước sạch và đã được xử lý diệt tạp trước vào ao.
Mô hình nuôi cá chép lồng trên sông được rất nhiều hộ áp dụng hiện nay. Các lồng nuôi thường được thiết kế đặt nổi và neo cố định tại một vị trí thuận lợi trên sông: có dòng chảy liên tục, mực nước sông ổn định, nguồn nước sạch,… Những lồng cá lớn thường được đặt ở khu vực nước có độ sâu 3.5-4m.
Nguồn: Chuyện Bà Tám t/h.
Ăn Món Gỏi Cá Hồi Như Thế Nào Là Đúng Cách
Gỏi cá hồi làm thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi khi bạn chế biến món gỏi cá hồi thành món khai vị, chúng rất phù hợp với những buổi tiệc sang trọng hay ngay cả những bữa ăn gia đình. Chế biến gỏi cá hồi không quá phức tạp lại mang đến một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà không ai có thể cưỡng lại.
Chuẩn bị nguyên liệu
Cá hồi tươi: 400-500g (hoặc tùy theo số lượng người)
Xà lách, dưa chuột, hành lá, hành tím
Nước tương: 50ml
Vừng rang: 15gr
Dầu vừng: 5-6ml
Tỏi khô, hạt tiêu xay
Để chế biến gỏi cá hồi, bạn lần lượt làm theo các bước sau:
Xà lách nhặt và rửa sạch, để khô. Dưa chuột rửa sạch, cắt miếng mỏng. Sau đó bày cà rốt và dưa chuột ra đĩa. Hành khô thái miếng mỏng, hành lá làm sạch, thái nhỏ.
Trong chế biến gỏi cá hồi cuốn bạn cần lưu ý đến cách chế biến cá hồi. Bạn nên lựa chọn cá hồi tươi với mức phù hợp với người thưởng thức. Mua cá hồi đã được sơ chế, sau đó dùng giấy hoặc khăn thấm khô và thái thành những miếng mỏng, cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
Việc bảo quản cá hồi trong ngăn mát tủ lạnh còn giúp cho thị cá hồi dai hơn, khi bạn thưởng thức gỏi cá hồi cuốn sẽ làm tăng thêm độ ngon hơn rất nhiều. Nếu bạn để cá hồi bên ngoài mà không cho vào tủ lạnh thì thịt cá sẽ bị mềm và mất đi dinh dưỡng do tác động từ môi trường bên ngoài.
+ Cho hành vào chảo và phi vàng, sau đó bỏ hành lá, ớt băm nhỏ, tỏi, dầu vừng, vừng rang vào đảo nhanh và tắt bếp.
+ Cho cá hồi vào hỗn hợp và trộn đều tất cả một cách nhẹ nhàng, tránh làm cá hồi bị nát.
+ Xếp cá hồi ra đĩa và trang trí theo ý muốn của bạn. Lưu ý sau khi đã chế biến xong món gỏi cá hồi cuốn thì bạn cần ăn ngay để cảm nhận hương vị tươi ngon nhất.
Ăn món gỏi cá hồi như thế nào là đúng cách và mang lại hương vị thơm ngon nhất của món ăn đặc biệt này.
Để thưởng thức món gỏi cá hồi hấp dẫn nhất, bạn thưởng thức gỏi cá hồi cùng với mù tạt để tăng thêm sự hấp dẫn và mùi vị.
Ngoài xà lách, dưa chuột thì bạn cũng có thể ăn kèm với xoài sống hoặc xoài xanh, tất cả hòa quyện lại với nhau tạo thành mùi vị cực hấp dẫn.
Với giá thành hợp lý, nhà hàng Quán Họ Hứa trở thành địa chỉ tin tưởng của quen thuộc của rất nhiều khách hàng tại Thủ đô.
Món Gà Không Lối Thoát Ngon Đúng Chuẩn Phải Như Thế Nào ?
Ngày:02/12/2017 lúc 17:05PM
Nếu là người sành ăn có lẽ bạn đã một lần nghe qua và thưởng thức món gà không lối thoát hay còn gọi là gà bó xôi. Món gà đặc biệt này có nguồn gốc xuất xứ ở đâu có lẽ cũng không ai biết chỉ biết là nó là sự kết hợp rất đặc biệt giữa gà và xôi, một trong những món ăn đậm chất truyền thống của người Việt Nam. Cái tên gà không lối thoát cũng thật đặc biệt, nó gây ra sự tò mò cho rất nhiều thực khách khi mới lần đầu nghe tới.
Cũng chính vì là một món gà khá lạ và nổi tiếng nên trong một vài năm gần đây nó được rất nhiều nhà hàng phục vụ như là một món ăn chính trong thực đơn các món gà. Tuy nhiên cách chế biến và phục vụ thì được biến tấu rất nhiều, mỗi nhà hàng có một bí quyết riêng để tạo nên món gà không lối thoát đặc trưng của mình.
Về cơ bản gà sẽ được chế biến theo rất nhiều cách khác nhau như luộc, chiên, rán, hấp…Nhưng phổ biến nhất vẫn là hấp chín. Gia vị để ướp và nhồi vào bụng gà cũng rất đa dang, phong phú. Xôi bọc gà cũng có nhiều loại và cách bọc dày mỏng cũng khác nhau tùy theo cách làm của mỗi đầu bếp.
Vậy một con gà không lối thoát được gọi là ngon đúng chuẩn phải như thế nào ?
Thứ nhất gà được dùng chế biết nhất định phải là gà ta, cân nặng thì tùy mỗi nhà hàng có thể dao động từ 1,2 đến 1,8kg, nhưng để làm gà không lối thoát ngon có lẽ gà 1,4kg là phù hợp nhất. Bởi gà bé quá sẽ không đủ độ ngon của thịt, gà to quá khi bó sẽ tốn rất nhiều xôi và khó bó, khi bó xong ăn cũng rất ngán. Còn cách chế biến gà thì tùy theo khẩu vị của mỗi người, bởi có người thích ăn luộc, có người lại thích ăn rán, quay… Theo cá nhân của thanhthuyfoods thì gà quay vẫn là ngon nhất, gà trước khi quay được tẩm ướp theo công thức riêng và được nhồi thêm lá móc mật và một vài gia vị riêng của nhà hàng. Với một con gà được tẩm ướp như vậy khi quay xong sẽ có mùi thơm và vị đậm rất riêng, đảm bảo thực khách ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Thứ hai là phần xôi, một con gà không lối thoát ngon hay không đây chính là phần quan trọng nhất. Lớp xôi khi chiên xong phải đảm bảo độ mỏng vừa phải mà không quá dày, cũng như không quá cứng khi ăn. Để có lớp xôi đạt chuẩn như vậy thì loại gạo nếp dùng bó gà phải được tuyển chọn rất kỹ từ khâu đầu vào. Nếp bó gà phải có độ thơm và độ dẻo tốt thì khi chiên xong sẽ không bị khô, kể cả khi đã để nguội xôi vẫn còn giữ được độ mềm nhất định, như vậy khi ăn mới không bị cứng quá. Vậy loại gạo nào sẽ thích hợp để bó gà đây, câu trả lời sẽ là gạo nếp nương. Gạo nếp nương có đặc điểm là rất dẻo, thơm và đặc biệt khi để nguội xôi vẫn không bị cứng.
Tại thanhthuyfoods gà không lối thoát được bó bằng gạo nếp nương Tú Lệ nên sẽ có mùi thơm rất riêng. Gạo nhập về được ngâm và đồ rất cẩn thận trước khi đem bó gà. Trước khi bó xôi sẽ được đồ lại một lần nữa, khi đã đảm bảo độ dẻo phù hợp sẽ được mang ra bó ngay.
Khi bó xong thì chỉ còn bước cuối là chiên trong một chảo dầu lớn, và tới khâu này thì kỹ thuật chiên của đầu bếp cũng cần rất chuẩn mới tạo nên một con gà không lối thoát ngon hay không. Bởi nếu chiên gà không chuẩn sẽ dẫn tới lớp xôi ngoài không đủ độ giòn và dầu sẽ ngấm vào trong, khi ăn sẽ rất ngán. Khi chiên gà đầu bếp phải thật nhanh tay thì gà khi chiên xong mới đảm bảo bên ngoài có lớp xôi giòn còn bên trong lớp xôi vẫn phải mềm.
Để làm ra được một con gà không lối thoát ngon nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự thì có rất nhiều kỹ thuật mà không phải nhà hàng nào cũng làm được. Trong một bài viết khác tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết hơn về cách làm gà không lối thoát ngon đúng chuẩn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ông Cha Làm Món Cá Chép Hóa Rồng, Trứng Voi Ngày Tết Như Thế Nào? trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!