Cập nhật nội dung chi tiết về Món Ăn Bài Thuốc Từ Cá Ngựa mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo các kinh nghiệm được truyền miệng từ dân gian thì các món ăn bài thuốc từ cá ngựa là được xem là bài thuốc dùng để chữa trị bệnh hiệu quả.
Theo đông y, cá ngựa có vị ngọt, mặn tính ấm, đi vào can thận nhưng trước đây cá ngựa được dùng theo những kinh nghiệm người khác sử dụng trước đó chứ chưa có bất kì một tài liệu nghiên cứu cụ thể nào về thành phần trong cá ngựa. Đến ngày nay, khi khoa học dần dần phát triển, người ta nghiên cứu thấy, trong cá ngựa có các thành phần có chứa nhiều enzym tổng hợp như Prostaglandin và tiền chất ( Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người) có khả năng hoạt động hiệu quả đối với nam giới.
Món ăn bổ dưỡng cá ngựa
Theo Lương y Quốc Trung ( thầy thuốc của Hội Đông y Việt Nam), có khả năng tăng cường tinh trùng và tăng cường chức năng sinh lý của nam giới, tuy nhiên, những người có âm hư hỏa vượng, cảm cúm và sốt thì không nên dùng cá ngựa. Ngoài ra, cá ngựa còn được dùng để kích thích sinh sản chi phụ nữ mắc chứng vô sinh, còn đối với phụ nữ có thai thì không nên dùng cá ngựa.
Cá ngựa hấp thủy
– Nguyên liệu: 1 con cá ngựa, 1 quả bầu dục lợn – Cách làm: rửa sạch cá ngựa, sau đó rang chín vàng và tán thành bột. Lấy quả bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch và cho bột cá ngựa vào, sau đó mang đi hấp thủy.
Dùng liên tục trong 15-20 ngày, món ăn này sẽ giúp trị viêm thận mãn tĩnh cho người bệnh.
– Nguyên liệu : 2 con cá ngựa, gà tơ 1 con còn sống, 10 g nấm hương
– Cách làm: làm sạch cá ngựa, luộc chín gà, sau đó lấy thịt. Sau đó hầm nhừ với cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị.
Loại món ăn dùng liên tục có khả năng chữa liệt dương, di tinh, khí hư, tảo tiết ở cả phụ nữ và nam giới.
Nấu cháo cá ngựa với gạo tẻ
– Nguyên liệu: 2 con cá ngựa, 50g gạo tẻ
– Cách làm: rửa sạch cá ngựa, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp.
Cháo cá ngựa gạo tẻ có tác dụng trị bệnh viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương và liệt dương của nam giới hiệu quả.
Ngoài việc dùng để chế biến thành món ăn, cá ngựa còn được dùng để ngâm rượu. Rượu cá ngựa có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới rất tốt, bạn có thể tham khảo bài viết “Cách ngâm rượu cá ngựa sống” trong phần trước của trungthaosamnhung.com.
Quý khách có nhu cầu mua cá ngựa hãy nhấp vào đường dẫn sau: http://trungthaosamnhung.com/san-pham/ca-ngua-kho
Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965.69.63.64 – (04) 66 849 833 ( HN) hoặc 0903 235 457 ( TP HCM)
Nguồn :Tổng hợp
Món Ăn, Bài Thuốc Từ Cá Diếc
Cá diếc còn gọi là tức ngư, là một loài cá nước ngọt, có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Thịt cá diếc chứa nhiều dinh dưỡng: protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, và nhiều khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như: B1, axit nicotinic… Chính vì vậy, cá diếc được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó…
Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự, thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy, có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.
Cháo cá diếc, bạch truật: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng; sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.
Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 – 400g. Cách làm: Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể. 5 ngày là một liệu trình.
Canh cá diếc, sa nhân: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.
Canh cá diếc, sa nhân, gừng tươi: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát. Cách làm: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Cá diếc đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy trướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt…
Lưu ý: Người có urê máu cao không nên ăn cá diếc.
Theo Suckhoedoisong
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Món Ăn Ngon, Bài Thuốc Hay Từ Cá Trích
Sườn nấu cá trích: cá trích, sườn heo, cà chua, cà rốt, khoai tây, hành tây, dầu ăn, gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Tác dụng chữa tỳ vị khí hư. Thích hợp với người ăn kém, trẻ em còi, người già suy giảm trí tuệ.
Món cá trích sốt cà: cá trích hộp, cà chua, hành tây, rau xà lách, dầu ăn, đường, mắm gia vị vừa đủ nấu sốt ăn. Tác dụng bổ hư kiên tỳ khai vị. Dùng tốt cho người suy nhược ăn kém chóng mặt, huyết áp thấp, ngăn ngừa tim mạch huyết áp, trí nhớ giảm.
Gà nấu cá trích: cá trích hộp, thịt gà, hành tây, cà rốt mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn. Tác dụng bổ khí huyết. Trị chứng tỳ khí hư ăn kém, trẻ em còi, sản phụ trước sau sinh gầy yếu, người già sa sút trí nhớ, gân xương yếu.
Cá trích chiên vàng: cá trích đánh vảy chiên vàng, đường, ớt tiêu ăn kèm rau kinh giới, tía tô, rau mùi và rau thơm. Tác dụng chữa chứng ngoại cảm nội thương, mệt mỏi, ăn kém, tay chân lạnh, người gầy gò, mệt mỏi.
Cá trích nướng: cá trích tươi, tẩm gia vị gừng, tiêu nướng lên rồi rán vàng thơm ăn kèm với rau ngò tàu, húng quế, rau mùi, giá đậu, rau thơm. Tác dụng bổ tỳ khai vị, trị chứng tỳ thận hư ăn kém, người mệt mỏi hay bị cảm lạnh, đau đầu, tay chân lạnh, lưng gáy đau.
Cá trích kho dưa: cá trích, dưa cải muối chua, gia vị mắm muối kho nhừ ăn. Trị chứng tỳ khí hư hay rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, gầy sút, người có tuổi ăn kém, sa sút trí tuệ, huyết áp thấp, gân xương nhức mỏi, thiếu máu dùng đều tốt
Cá trích kho mía riềng: cá trích, mía cây, riềng, dầu ăn, gia vị mắm muối vừa đủ kho thật nhừ ăn. Tác dụng bổ hư chữa tỳ khí, ngoại cảm lạnh bụng, đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng dùng đều tốt.
Lưu ý: cá trích tính ấm, giàu đạm vì vậy nên người nóng nhiệt không nên dùng nhiều. Người đau lưng đi tiểu vàng bút gắt, ho khan đàm vàng, đau khớp (do gút) nên kiêng.
Theo Suckhoedoisong
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Món Ăn Bài Thuốc Từ Dạ Dày Và Óc Lợn
Thịt lợn là thực phẩm chủ yếu với chúng ta. Thịt lợn dùng Chế biến được nhiều món ngon, bổ, giá cả hợp lý. Ngoài thịt lợn, các bộ phận khác của lợn như tim gan, óc, dạ dày, … đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Món ăn bài thuốc từ dạ dày và óc lợn
Óc lợn hầm thiên ma bổ não, rất tốt với người nhức đầu chóng mặt, động kinh, chân tay tê dại, hay quên.
Óc lợn: Bổ não, tăng cường trí tuệ. Chủ trị nhức đầu, chóng mặt, chưng cách thuỷ với nấm hương, hành. Đánh nhuyễn với trứng để rán.
Chữa nhức đầu chóng mặt, động kinh, chân tay tê dại, hay quên: 1 bộ óc lợn, 15g thiên ma, nấm hương, gừng hành, chút rượu vang, nước dùng gà. Hấp cách thuỷ.
Chữa thần kinh suy nhược: óc lợn 1 bộ, xuyên khung 15g, chưng cách thuỷ. Ăn óc uống nước.
Lưu ý: khi dùng sản phẩm của lợn nói chung cần kèm theo thức ăn nguồn thực vật như rau, củ có các mầu xanh thẫm và vàng đỏ (nhiều sinh tố A và C, chất xơ) để hạn chế tác hại của mỡ động vật.
Bồ dục lợn xào hồ đào, củ kiệu bổ thận chống lão suy.
Bồ dục lợn: bổ thận, chống lão suy (tai ù, mắt kém, lưng đau, gối mỏi, lú lẫn): Bồ dục 2 quả để cả lõi, hồ đào 60g, củ kiệu tươi 240g. Rang vàng hồ đào với dầu rồi cho bồ dục vào xào tái xong cho củ kiệu xào cho đến khi chín bồ dục thì ăn nóng. Kiệu có thể dùng lá nhưng kém hiệu quả hơn.
Lõi trắng trong thận (lõi bầu dục, cật) Tính bình vị mặn, hơi có độc. Chủ trị yếu mệt, ho suyễn, phổi yếu, dạ dày chữa hàn lỵ, đàn ông liệt dương.
Nấu các món bồ dục lợn đơn thuần hoặc cùng vị thuốc với mục đích tráng dương thì dùng toàn bộ bầu dục không loại bỏ lõi trắng trong bồ dục.
Dạ dày lợn: “rất bổ”. Dạ dày tính ấm, có tác dụng bổ trung châu tỳ vị, thêm hơi thở (bổ khí) chữa bệnh lao, mệt, yếu, nóng như nung nấu, kết hòn trong bụng, trệ tích trong dạ dày. Trẻ em cam tích da mặt vàng, đi ỉa, đi lỵ. Lưu ý: dạ dày phải làm thật sạch phần trong, phải biết cách nấu chín nhưng không bị dai cứng. Có cách cho vào nồi áp xuất. Khi chín phải để nguội mới lấy ra thái chỉ, hoặc thái miếng tuỳ yêu cầu.
Dạ dày lợn hầm hạt sen rất tốt cho người sa dạ dày, sa tử cung.
Để làm dược – thiện thì nấu cùng thuốc bằng 3 cách: nấu cùng, nấu thuốc lấy nước nấu dạ dày, cho thuốc vào trong dạ dày để nấu. Chọn thuốc có thể ăn cùng dạ dày thì càng tiện lợi hơn nữa như sau:
Bổ tỳ vị, chữa mệt mỏi, ăn uống kém: Dạ dày bát bảo (dạ dày thập cẩm): dạ dày lợn 1 cái to, dùng nước ấm rửa sạch trong ngoài. Dùng dây sạch buộc chặt 1 đầu. Cho vào trong dạ dày các thứ sau: Hạt sen 100g, hạt khiếm thực 100g, hạt ý dĩ 150g, hạnh nhân ngọt 60g, dấm ăn 100g, tôm nõn 100g, chân giò hun khói thái quân cờ 60g trộn đều. Gạo nếp 250g buộc lại. Nêm gia vị hầm chín. Ăn cái uống nước.
Dạ dày lợn hầm gừng ấm tỳ vị, chữa kém ăn, lạnh bụng, khó tiêu.
Chữa sa dạ dày, sa tử cung: Dạ dày 1 cái cỡ vừa nhỏ làm sạch ngoài. Hạt sen 500g bóc vỏ, bỏ tâm ngâm mềm nhồi vào trong dạ dày buộc chặt 2 đầu. Cho vào nồi đổ ngập nước với 20ml rượu. Ninh nhừ. Dạ dày thái miếng chấm nước mắm để ăn riêng hoặc cùng hạt sen.
Chữa ăn kém, khó tiêu: Dạ dày lợn 1 cái vừa nhỏ làm sạch trong ngoài. Cho 5 lát gừng vào trong. Nấu ăn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Món Ăn Bài Thuốc Từ Cá Ngựa trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!