Đề Xuất 3/2023 # Khám Phá Món Cá Nướng Pa Pỉnh Tộp Của Người Thái Tại Mộc Châu # Top 8 Like | Laneigenetrangngoi.com

Đề Xuất 3/2023 # Khám Phá Món Cá Nướng Pa Pỉnh Tộp Của Người Thái Tại Mộc Châu # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khám Phá Món Cá Nướng Pa Pỉnh Tộp Của Người Thái Tại Mộc Châu mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đồng bào Thái Tây Bắc có câu: ” Gà tơ tần mang đến, không bằng cá nướng úp mang cho”. Món cá nướng úp, (hay còn gọi là Pa Pỉnh Tộp) là món ăn truyền thống của người Thái tại Mộc Châu. Đầu bếp Robert nổi tiếng của nước Mỹ, cũng đã từng nhắc đến món ăn này trong chương trình” Khám phá Việt Nam”.

2. Cách chế biến món cá nướng Pá Pỉnh Tộp

Chuẩn bị nguyên liệu cho món cá nướng Pa Pỉnh Tộp

Chuẩn bị cá cho món Pa Pỉnh Tộp

Phần quan trọng nhất tất nhiên là cá rồi. Riêng nói về cá thì chỉ cần là cá ở Mộc Châu khi ăn các bạn đã thấy khác hẳn với cá ở nơi khác. Thịt cá sẽ ngọt hơn, chắc và thơm hơn rất nhiều.

Những gia vị cần cho món Pa Phỉnh Tộp chuẩn vị

Ngoài các gia vị như mắm, muối, bột canh. Sẽ phải chuẩn bị thêm các loại gia vị khác như: hành khô và hành lá, xả, ớt, gừng, rau mùi, rau bạc hà, rau răm, thì là. Và một thứ gia vị không thể thiếu tạo nên đặc trưng của món cá nướng Pá Pỉnh Tộp đó chính là mắc khén.

Nguyên liệu khác

Cách chế biến món cá nướng Pa Pỉnh Tộp

Sơ chế nguyên liệu

Cá làm sạch, bóc vẩy và mang, sát qua muối và chanh cho đỡ tanh. Sau khi làm sạch thì bạn sẽ mổ cá theo phần lưng chứ không mổ phần bụng như truyền thống. Làm như thế phần lưng dày sẽ chín đều hơn và ngấm được nhiều gia vị hơn. Bạn có thể dùng dao khứa phần thịt cá cho ngấm gia vị hoặc để nguyên con.

Cách ướp Pa Phỉnh Tộp ngon

tất cả các gia vị sẽ được bỏ vào bụng cá, trải đều cho ngấm vào thịt cá. Riêng phần ngoài chỉ cần ướp bằng mắc khén, không nên cho hành tỏi và rau bên ngoài vì nướng sẽ bị cháy khét. Thời gian ướp cá sẽ tầm khoảng 30-45 phút để gia vị có thể ngấm đều nhất.

Cách nướng cá bằng than củi

Dùng thanh tre bương hoặc vỉ để kẹp chặt cá vào. Lưu ý là khi gập cá ta sẽ không gập theo đúng chiều dọc của thân cá mà sẽ gập cá theo chiều ngang. Tức là đầu và đuôi cá sẽ chạm vào nhau. Trong quá trình nướng cá, bạn nhớ lật đều và để ý để tránh bị cháy. Lửa than được quạt đều. Đến khi thấy màu vàng và thơm là có thể thưởng thức.

Thưởng thức cá nướng Pa Pỉnh Tộp

Sau khi đã nướng cá xong, ta chỉ cần tháo cá ra đĩa và thưởng thức. Tuy nhiên lưu ý là nên tháo nhẹ nhàng để tránh bóc mất lớp da cá. Cá nướng Pa Pỉnh Tộp chấm cùng chẩm chéo, thêm một chút xôi nương và một chút rượu ngô Tây Bắc. Chắc chắn ngay sau khi nếm thử miếng cá thơm ngon đầu tiên, bạn sẽ thấy đây là một món rất đáng để ăn.

3. Địa chỉ thưởng thức món cá nướng Pa Pỉnh Tộp tại Mộc Châu

Phone : 0825 346 222

Địa chỉ : Xã đông sang – Huyện Mộc Châu ( Rừng thông bản áng

MAP : https://goo.gl/maps/4wf8yakfS4K4pznBA

Phone : 0336 828 666

Địa chỉ : Hồ bản mòn – Thị trấn Mộc Châu

MAP : https://goo.gl/maps/qWuGBxDkWj2j8Zt88

Phone : 0944 398 585

Địa chỉ : Tiểu khu 12 – Thị trấn Mộc Châu

MAP : https://goo.gl/maps/U7eLpVVg9aQeXr8g8

Phone : 0919 155 181

Địa chỉ : Tiểu khu chiềng đi – Thị trấn Nông trường Mộc Châu

MAP : https://goo.gl/maps/PCJnGc7FgqgZ2Dxn8

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi tới mộc châu hoặc top 7 nhà hàng lẩu nướng BBQ ngon nhất Mộc Châu

Lời nhắn nhủ của chủ thớt

Cá Nướng Tây Bắc Pa Pỉnh Tộp

Cá Nướng Tây Bắc – Pa Pỉnh Tộp

du lịch tây bắc – Ẩm thực của người dân tộc vùng tây bắc xưa nay vốn nổi tiếng với những món ăn được chế biến khéo léo và tinh tế, trong đó các món ăn từ cá thuộc loại đầu bảng. Với hương vị đậm đà, cá nướng không chỉ là món ăn truyền thống, mà còn mang đậm sắc thái dân tộc.

Chiêm ngưỡng toàn cảnh Ô Quy Hồ Tây Bắc trên cầu kính cao nhất đất Việt

Cá Nướng nơi đây – Pa Pỉnh Tộp

hành trình– Ẩm thực của người dân tộc vùng vùng này xưa nay vốn nổi tiếng với những món ăn được chế biến khéo léo và tinh tế, trong đó các món ăn từ cá thuộc loại đầu bảng. Với hương vị đậm đà, cá nướng không chỉ là món ăn truyền thống, mà còn mang đậm sắc thái dân tộc.

Đây là một món ăn truyền thống, độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng lại rất lạ miệng với thực khách. Đối với món cá nướng này, người ta dùng các loại cá bản to như chép , mè , trôi , chắm …, con độ một cân , cân rưỡi, có như vậy cá mới nhiều thịt. Cá mang về nhà rửa sạch, mổ từ sống lưng trở xuống để lấy sạch ruột, rồi xoa một lượng muối rang nổ vào cả bên trong và bên ngoài cá.

Cách ướp cá cũng là bí quyết riêng của người dân tây bắc để cá có mùi vị đặc biệt hơn. Món cá nướng này không dùng riềng mẻ hay nghệ nhiều vì chính những gia vị đó sẽ làm át đi vị tươi ngon của cá. Với một chút Mắc khén ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất ca trộn đều nhồi vào bụng cá , sau đó banh ra gập ngang thân dùng que xiên, nướng trên than hồng.

Kiểu nướng này giúp cá chín đều, thịt trắng ngà quyện với gia vị thơm phức… không gì cưỡng nổi. Thịt nướng hay cá nướng phải chấm với bát “chẩm chéo” mới thực sự tròn vị và đúng kiểu. Đây là loại nước chấm đặc sắc, được chế biến từ riềng tươi, ớt khô nướng, tỏi, rau mùi, mắc khén cho vào cối giã nhuyễn, thêm chút nước đánh đều rất ngon.

Ăn kèm với món cá nướng là xôi nếp nương dẻo mềm, thơm ngậy. Đặc biệt, mỗi độ Tết đến, người Thái thường làm xôi ngũ sắc là món ăn hội tụ ý nghĩa về vũ trụ, triết lý âm dương. Nhón một miếng xôi rồi thưởng thức với chút thịt và nhân cá pỉnh tộp sẽ thấy đây là một sự kết hợp hoàn hảo đến bất ngờ khi hương vị của hai thứ này trộn lẫn.

Xem Thêm chương trình Tết 2015 Hấp Dẫn

Cầy Tơ 7 Món, Khám Phá Thịt Chó 7 Món Đặc Sản Của Người Việt

Trong làng ẩm thực Việt, có lẽ các món ăn được chế biến từ thịt chó luôn để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với thực khách nước ngoài. Không những thế, người xưa có câu “cầy tơ 7 món” cũng có thể hiểu phần nào sự hấp dẫn của thịt chó được ví như thịt cầy. Thịt chó 7 món với các cách chế biến đa đạng, mỗi món ăn lại mang đến cho người thưởng thức một hương vị đặc trưng riêng không hề bị pha lẫn.

1 – Thịt cầy luộc ( thịt chó hấp) 2 – Chả chó 3 – Cầy tơ nương ( thịt chó nướng) 4 – Thịt chó nấu rượu mận (Nhựa mận ) 5 – Gan cầy tơ nướng cuốn mỡ chài 6 – Cầy tơ xáo măng ăn với bún 7 – Lòng chó hay dồi chó

Nội dung món ngon từ thịt chó trong bài

Dụng cụ và gia vị cần có

Dụng cụ: nồi nhỏ, nồi vừa, nồi to, chảo đất, chảo gang, thớt to, dao phay, dao chặt, than củi, vỉ nướng, cối đá, rổ rá.

Gia vị: mắm, muối, mì chính, hạt nêm, hạt tiêu, mắm tôm, riềng, mẻ, sả, hành, lá na, lá mơ, húng lìu, húng quế, chanh, ớt, đậu xanh, vừng, dầu ăn, mỡ nước…

Cách chế biến thịt chó 7 món ngon nhất

1. Thịt chó xào lăn

Hay món thịt chó xào sả ớt cũng chính là món xào lăn này. Công đoạn làm như sau:

Mua về thịt chó rửa sạch, thái mỏng con chì. Nên chọn loại thịt bắp đùi hoặc ba chỉ sẽ ngon và ngọt hơn. Sả rửa sạch, thái thành những lát mỏng. Lá móc mật tuốt ra, rửa sạch, cắt đôi. Cho thịt chó vào tô, ướp với rượu, mẻ, bột điều, mì chính, bột ớt, hạt tiêu trong khoảng 20 phút. Trộn đều cho thịt ngấm gia vị và để vào tủ lạnh. Cho dầu ăn vào trong chảo đun nóng già. Đổ toàn bộ phần thịt chó đã ướp gia vị vào trong và đảo đều tay trong khoảng 5 đến 7 phút cho đến khi nào thịt săn lại, vàng đều là được.

Chú ý: Để lửa to và đảo liên tục để thịt săn bên ngoài, nhưng vẫn giữ được độ ngọt bên trong. cho sả vào đảo đều liên tục trong khoảng 30 giây rồi cho riềng xay và lá móc mật vào cuối cùng.

2. Món dồi chó

4. Món chả chó nướng

Thịt chó 7 món không thể thiếu món ăn hấp dẫn ngày. Để làm món chả chó chiên lá na, bạn nên lóc lấy phần thịt nac ở hai bên lườn xương ống, nếu ít thì có thể lấy thêm cả phần thịt đùi nữa. Lóc thịt xong, bạn thái nhỏ, băm nhuyễn rồi cho tất cả vào một chiếc âu lớn. Sau đó, bạn thêm vào khoảng 300 gr thịt lợn nạc băm nhuyễn cùng với mắm tôm, riềng, mẻ mỗi loại 1 thìa, một chút mắm, muối và 5 củ hành ta băm nhỏ. Xong xuôi, bạn trộn đều tất cả lên, ướp độ 30 phút.

Trong thời gian ướp, bạn rửa sạch lá na (chọn những lá to), rửa xong thì để tất cả ra rổ cho thật ráo nước. Đến khi chiên, bạn chỉ việc trải lá na ra, cho vào giữa một ít hỗn hợp nguyên liệu đã ướp, cuộn tròn và ghim lại bằng tăm tre. Xong xuôi thì thả tất cả vào chảo dầu nóng để chiên đến khi chín vàng đều các mặt là được.

Bạn lấy phần thịt ở hai bên ngực chó, làm và rửa sạch, để nguyên tảng hình chữ nhật. Bạn đặt từng tảng thịt lên mặt thớt, châm thủng khắp mặt bằng một chiếc đũa tre vót nhọn. Sau đó, bạn lần lượt rưới lên thịt chó một chút nước cốt riềng, một chút nước mẻ, một chút mắm tôm và húng quế thái nhỏ. Xong xuôi thì cho các tảng thịt vào âu, ướp như thế độ 1 tiếng thì cho lên bếp áp chảo (dùng chảo đất mới ngon).

Bạn lấy một đoạn ruột già, một đoạn ruột non, một chút phổi và khoảng 1/3 buồng gan của chó rồi làm sạch tất cả. Khi nguyên liệu ráo nước, bạn thái nhỏ vừa ăn rồi ướp cùng riềng, mắm tôm, mẻ. Sau đó, bạn cho tất cả vào chảo để xào khô.

8. Món thit chó nấu rựa mận

Món ngon không thể không nhắc đến, cách nấu cũng rất đơn giản, phần thịt chó nào cũng có thể nấu được món rượu mận này. Cách chế biến như sau:

Sử dụng một đùi trước và tất cả các da thịt để làm nhựa mận như thịt bụng, lưng, cổ, xắt từng miếng nhỏ đều được hết. Cách thức tra gia vị giống như món thịt nướng vậy. Trước tiên, bạn vắt nước riềng vào thịt chó, bóp thật kỹ cho nước riềng thấm vào từng thớ thịt, rồi lần lượt đến mẻ, mắm tôm, bã riềng. Khi tất cả gia vị đã tra xong, cũng cần phải nhào bóp trong khoảng vài phút nữa rồi để thêm cho gia vị ngấm đều vào thịt chó. Món này, ướp trong thời gian 1 tiếng. Trước khi đem lên bếp đun, cho vào 3 thìa tiết, 3 thìa mỡ lợn, trộn đều.

Khi thấy thịt xào đã bớt nước đợt đầu (nhớ chú ý lấy đũa đảo phòng thịt khê) lấy nước luộc thịt đổ vào nồi nhựa mận, đổ thừa trên mặt thịt 1 đốt ngón tay. Đun chừng thêm khoảng 30 phút tiếng thì nước và thịt sẽ dẻo và keo lại. Món này cần ăn nóng, vì thế phải tính thời gian cho sát.

9. Xáo ninh ( Cầy tơ xáo măng)

Xử dụng nồi luộc thịt, sau khi xào xương xong, đổ vào nồi. Ninh chừng 2 tiếng thì thịt nhừ. Tuỳ theo sở thích từng nơi, có thể nấu thêm với măng tươi hoặc măng khô.

Món này cũng để chan bún là thích hợp nhất Khi múc xáo vào bát, nhớ múc luôn cả những đốt xương sống. Các khúc xương này thịt nhừ và có tuỷ, ăn rất ngon, bùi và ngọt. Món này ăn nóng về cuối bữa tiệc.

10. Món tiết canh chó

Bạn sơ chế nhân tiết canh gồm có lưỡi, da đầu và húng quế bằng cách rửa sạch, thái rồi băm nát tất cả chung với nhau. Tiếp đến, bạn cho nhân vào từng chiếc đĩa sâu lòng, lượng nhân nhiều hay ít trong mỗi đĩa tùy thuộc vào lượng tiết mà bạn muốn đổ vào. Thường thì ở mỗi đĩa, bạn cho vào khoảng 3 – 4 thìa tiết chó cùng với 5 – 6 thìa nước lạnh (dùng nước luộc thịt để nguội). Hỗn hợp tiết và nước sau khi trộn cần khuấy mạnh tay rồi đổ ngay vào đĩa nhân, đợi chừng 30 giây thì tiết canh sẽ đông lại.

Lưu ý: Thực tế mình cũng đã có dịp được xem đánh tiết canh chó nhưng bản thân mình không ăn, có lẽ mùi tiết canh chó hôi cùng với cảm giác nữa. Cho nên mục đích mình chỉ giới thiệu cho các bạn là có món tiết canh này trong số những món ăn ngon từ thịt chó mà thôi.

Giá thịt chó

So với mặt bằng chung, giá bán thịt chó ở mức trung bình, hiện nay thịt chó khá đắt. Đắt hơn các loại thịt lợn, gà, vịt… nhưng lại rẻ hơn thịt bò, trâu, thịt ngựa..

Tại các chợ dân sinh ở Thái Nguyêm, Hà Nội, giá thịt chó tươi là 150.000 – 170.000 đồng/kg. Giá thịt chó chín từ 200.000 – 300.000 đồng/kg tùy món.

Có nhiều phố thịt chó lớn ở Hà Nội, nổi bật trước đây là Nhật Tân. Hiện nay, có thể kể đến phố Trần Bình, Thái Hà, Nguyễn Khang, Tam Trinh… ở Thái Nguyên có một số quán đông khách như Chó chặt Thái Hoàn, Quán đốc cua Thịnh Đức, Đường tàu Đồng Quang, Quán Cầu Bến Oánh.

Thế nhưng, không phải ngày nào cũng có thịt chó mà mua. Theo quan niệm ăn thịt chó giải đen, người ta thường chỉ ăn thịt chó vào cuối tháng âm lịch.

Lời kết

Hiếm Lạ Món Cá “Nhảy” Của Người Thái Ở Sơn La

Trong các món ngon của người Thái, độc đáo nhất phải kể đến món cá nhảy – một món ăn khá lạ lẫm đối với nhiều người khi đến với bản làng của đồng bào dân tộc Thái.

Đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La thường mỗi nhà đều có từ một đến vài ao cá riêng. Chính vì vậy mà cá là món ăn ngon và rất phổ biến, không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình người Thái.

Ngoài cá ao tự nuôi vừa đủ cung cấp cho bữa ăn gia đình, người Thái còn đánh bắt thêm cá suối. Do cá suối sinh trưởng ở môi trường hoàn toàn tự nhiên, những con suối trong mát không hề bị ô nhiễm nên thịt cá có hương vị rất thơm ngon, được đồng bào địa phương ưa chuộng.

Từ cá ao, hay cá suối bắt được đem về, người Thái chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Món cá kho, cá rán, cá nướng, gỏi cá hoặc làm khô để dự trữ. Trong đó, độc đáo nhất phải kể đến món cá nhảy – một món ăn khá lạ lẫm đối với nhiều người khi đến với bản làng của đồng bào dân tộc Thái.

Cá nhảy – một món ăn ngon của người Thái ở Sơn La

Món cá nhảy tuy chế biến khá đơn giản nhưng lại rất kén người ăn nên không được phổ biến. Món này có điểm tương đồng với món gỏi cá, nhưng lại có điểm khác là gỏi thì dùng thịt thái lát từ cá có kích thước lớn còn món cá nhảy thì chỉ dùng loại cá bé bằng ngón tay. Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là cách ăn lạ lùng của món ăn này.

Nguyên liệu chính là cá nhưng loại cá dùng để chế biến món cá nhảy thì không phải dễ kiếm. Để làm món này, đồng bào phải dùng loại cá được nuôi ở ao tự nhiên hoặc bắt ở suối nguồn, cách xa khu dân cư. Cá ở những nơi đó mới sạch sẽ, thịt thơm ngon. Cá bắt về phải còn sống, chọn những con cá bé, có kích thước lớn nhất là bằng ngón tay cái của người lớn, thả vào chậu nước sạch, thấy cá còn bơi khoẻ là đạt yêu cầu.

Bước tiếp theo là chế biến món ăn kèm. Món này khá đơn giản nhưng yêu cầu phải đầy đủ nguyên liệu. Bao gồm lõi chuối tươi, rau thơm (mùi, húng, thì là, kinh giới…), các loại gia vị mắm, muối,mỳ chính, tỏi, ớt và đặc biệt là không thể thiếu hạt mắc khén (gia vị đặc biệt của người Thái). Lõi chuối thái mỏng, băm nhỏ, rau thơm, ớt tỏi băm nhỏ đem trộn đều với lõi chuối, nêm gia vị, cho nước măng chua ngập sâm sấp. Yêu cầu của hỗn hợp ăn kèm này là có độ chua vừa đủ nhưng phải cay, nồng và có mùi thơm đặc trưng.

Khi tất cả đã ngồi vào mâm, chủ nhà mới bắt từng con cá từ trong chậu, dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp chuối vừa chuẩn bị. Người mổ cá phải nhanh, khéo sao cho khi mổ xong cá vẫn còn sống. Mỗi người ăn dùng một chiếc thìa nhỏ xúc cá kèm theo lõi chuối và nước chua đưa lên miệng thưởng thức. Cá mổ đến đâu thì ăn đến đó, ăn khi cá còn sống, như vậy thịt mới giòn ngọt, không có mùi tanh.

Cá dùng làm món này được lựa chọn kỹ. Đó phải là loại cá sống ở môi trường hoàn toàn tự nhiên nên rất sạch sẽ. Còn khi ăn, cá đã được bỏ ruột, khi thả vào hỗn hợp lõi chuối khiến thịt cá săn lại ngay vì đồ ăn kèm đủ vị chua và đặc biệt là rất cay, món này không khác gì món gỏi cá.

Nguyên liệu đảm bảo yêu cầu thì sẽ khiến người ăn cảm nhận được rất nhiều mùi vị khác nhau của món ăn này. Có vị giòn, ngọt của thịt cá và lõi chuối, vị chua của nước măng, vị cay của tỏi, ớt, vị tê tê nơi đầu lưỡi và mùi thơm nồng của hạt mắc khén. Với những người chưa từng biết món cá nhảy thì đây quả là món ăn lạ lùng, rất khó có thể thử ăn để cảm nhận hương vị. Còn đối với người Thái thì món ăn này rất đặc biệt, nó tô điểm cho ẩm thực của dân tộc Thái thêm phong phú và đa dạng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khám Phá Món Cá Nướng Pa Pỉnh Tộp Của Người Thái Tại Mộc Châu trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!