Đề Xuất 3/2023 # Giá Trị Dinh Dưỡng, Các Món Ngon Từ Cá Chép Cho Mẹ Bầu Dễ Nấu, Giàu Dinh Dưỡng Bồi Bổ, An Thai # Top 4 Like | Laneigenetrangngoi.com

Đề Xuất 3/2023 # Giá Trị Dinh Dưỡng, Các Món Ngon Từ Cá Chép Cho Mẹ Bầu Dễ Nấu, Giàu Dinh Dưỡng Bồi Bổ, An Thai # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giá Trị Dinh Dưỡng, Các Món Ngon Từ Cá Chép Cho Mẹ Bầu Dễ Nấu, Giàu Dinh Dưỡng Bồi Bổ, An Thai mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tác dụng của cháo cá chép cho mẹ bầu khi mang thai

Cá chép còn có tên gọi là lý ngư. Từ thịt cá đến vay cá đều là bài thuốc quý cho y học cổ truyền. Cá chép có thịt dày và béo, ít xương găm, thớ thịt trắng mịn, có mùi thơm nhè nhẹ, không những là món ăn ngon cho mỗi gia đình mà còn còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp điều trị bị tốt, giúp an thai tự nhiên cho bà bầu. Cá chép còn có những tác dụng bổ ích khác cho thai phụ như lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho, thông sữa, có thể dùng chữa trị nhiều bệnh về gan và thận, và nhất là các bệnh về phụ nữ.

Qua so sánh này, có thể thấy cá chép có giá trị dinh dưỡng tương đương thậm chí còn cao hơn cả cá hồi hay cá lóc.

Vậy lợi ích của cá chép là gì đối với các mẹ bầu?

Cá chép cũng là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ. Cá mẹ bầu có biết rằng trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit glutamic, glycine, chất béo, arginine. Tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết mà hàm lượng protein trong thịt cá chép sẽ có sự khác nhau. Trong đó, hàm lượng protein trong thịt cá chép vào mùa hè là phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép sẽ giảm đi.

Mặc dù hàm lượng protein trong thịt cá chép có nhiều biến động, nhưng với nhiều thành phần dinh dưỡng hội tụ, thịt cá chép là món ăn mang lại vô vàn những lợi ích cho mẹ bầu, vừa giúp an thai, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Vậy nên, từ xa xưa ông bà ta vẫn luôn khuyến khích con cháu mang thai nên ăn thịt cá chép để tẩm bổ.

Mẹ bầu nên ăn cá chép vào thời điểm nào là thích hợp?

Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất, tức trong 3 tháng mang thai đầu tiên của giai đoạn thai kỳ. Vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn.

Mẹo khử mùi tanh ở cá

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha giấm và nước với tỉ lệ 1:1, sau đó thoa lên bề mặt cá. Cách này khử mùi tanh cá vô cùng hiệu quả. Cá sau khi được thoa nước giấm và mang đi rán thì mùi tanh sẽ biến mất hoàn toàn.

Nước vo gạo

Sau khi cá đã làm sạch bạn có thể ngâm cá trong nước vo gạo khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch và mang đi chế biến. Nước vo gạo không chỉ giúp khử mùi tanh cá ngay lập tức mà còn giúp cá mềm và ngon hơn sau khi nấu

Muối và rượu

Bạn lấy muối pha cùng với nước rồi cho cá đã sơ chế vào ngâm khoảng 10 phút. Hoặc bạn có thể dùng muối chà xát lên thân cá, sau đó đánh vảy và tiến hành làm sạch cá. Dùng muối có thể làm cá bớt nhớt và khử mùi tanh hiệu quả. Cuối cùng chỉ cần rửa sạch cá bằng nước trước khi chế biến.

Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm cá trong rượu pha loãng với nước khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, mùi tanh của cá cũng giảm đi rõ rệt.

Gừng

Gừng khi mua về, bạn đập dập rồi cắt lát. Sau đó, ngâm vào nước cùng với cá trong khoảng 5 phút. Gừng rất hiệu quả trong việc khử mùi tanh của cá và còn làm tăng thêm hương vị cho món ăn của bạn.

Gia vị

Một cách cũng được nhiều bà nội trợ áp dụng khi khử mùi cho cá, đó là sử dụng các loại gia vị có mùi thơm để ướp khi chế biến cá như: gừng, tỏi, hoa hồi, tiêu… Cách này không những khử mùi tanh của cá hiệu quả, mà còn tăng thêm hương vị cho món cá của bạn.

Lưu ý:

– Sơ chế: Cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vẩy, cắt vây và loại bỏ sạch màng đen trong bụng.

– Với nồi, chảo sau khi kho, chiên cá: để rửa sạch mùi tanh thì sau khi rửa bằng nước rửa chén, ta ngâm chúng trong nước trà (trà khô hay tươi đều được), rồi rửa lại bằng nước lạnh.

– Với dao, thớt vừa làm cá: dùng giấm chua để rửa trước khi dùng nước rửa chén, hoặc ngâm trong nước vo gạo, rửa lại bình thường.

Top 5 món ngon bổ dưỡng từ cá chép, mẹ bầu nên tham khảo

1. Cá chép sốt cà chua:

Đây là món ngon dễ ăn lại bổ dưỡng cho bà bầu

Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, cùng một số gia vị

Chế biến:

Cá chép bỏ ruột, đánh vảy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, rồi cho ra tô, ướp với ít muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20 phút.

Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.

Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ. Sau cùng, là rưới nước sốt lên mình cá.

2. Cá chép hầm gạo nếp

Món ăn này có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa.

Nguyên liệu: Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g.

Chế biến:

Nấu cháo gạo nếp cho nhừ để sẵn.

Cá chép luộc chín sau đó tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3. Cá chép nấu canh đậu đỏ

Đây là món giúp an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng.

Nguyên liệu: Cá chép 500g

Chế biến: Cá chép để vảy nguyên con, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.

4. Cháo cá chép, rễ gai

Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng

Nguyên liệu: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100 g

Chế biến:

Cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương.

Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã.

Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.

5. Cháo cá chép, hành, nghệ

Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa

Nguyên liệu: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị.

Cá chép được dùng trong những bài thuốc chữa bệnh phong hàn, chữa bệnh tiêu hóa rất tốt. Đặc biệt khi bà bầu ăn cá chép, họ được bổ sung khí huyết, giúp cho an thai, có tác dụng lớn trong việc chữa tắc sữa. Theo dân gian truyền lại rằng, khi mẹ mang thai mà ăn cá chép thì bé khi sinh ra sẽ da trắng, môi đỏ. Vì vậy mà các bà bầu thưởng xuyên bổ sung cá chép vào bữa ăn của mình.

Sau khi sinh, trường hợp thiếu sữa hay tắc tia sữa hay xảy ra đối với nhiều người phụ nữ. Thay vì uống thuốc bạn có thể dùng cá chép để chế biến món ngon, chữa trị ngay triệu chứng thiếu sữa ở mẹ. Bạn dùng một con cá chép khoảng 300g, một chiếc chân giò bé với một chút thông thảo. Hầm nhừ các nguyên liệu với nhau, ăn dần từ 1 đến 2 ngày. Sau 2 ngày ăn bạn có thể nhận thấy được sữa nhiều hơn, sữa mát tốt cho các bé.

6 Cá chép hấp

Cá chép ngon nhất khi hấp cùng với gừng và sả. Món cá chép hấp cùng gừng sả rất quen thuộc với rất nhiều người. Và đặc biệt cá chép hấp gừng sả vô cùng bổ dưỡng cho bà bầu. Vì vậy thay vì dùng các loại cá khác, bà bầu nên dùng cá chép để chế biến món hấp. Cùng JAMJA’s BLOG vào bếp để hoàn thiện món cá chép hấp thơm ngon, bổ dưỡng cho mẹ và bé, đặc biệt là không sợ bị tanh.

Nguyên liệu:

Cá chép: 600g đến 1kg

Hành khô

Rau thì là: 1 bó

Cần tây: 1 bó

Cà chua: 2 quả

Chanh tươi: 1 quả

Sả tươi: 5 cây

Gừng: 1 nhánh lớn

Tỏi, ớt

Gia vị cần chuẩn bị: nước mắm nguyên chất, bột ngọt, tiêu xay cùng với đường

Rau sống ăn kèm: dứa, khế chua

Các bước chế biến:

Bước 1: sơ chế cá chép

Cá chép bạn nên chọn những con còn tươi sống, không nên lựa cá ươn hay cá chết, như vậy món cá hấp sẽ không ngon và không còn đủ lượng chất dinh dưỡng. Nếu bạn không có thời gian thì có thể mua sẵn cá ở chợ, về nhà chỉ cần làm sạch. Cá mua về trước tiên bạn phải đánh vẩy cá, sau đó mổ bụng, bỏ đi phần ruột bên trong. Rửa cá với nước sau đó xát muối để loại bỏ mùi tanh. Rửa sạch rồi để cho ráo nước

Đối với món cá hấp bạn nên để nguyên con để hấp. Khía lên thân con cá vài đường để thịt cá có thể ngấm gia vị hơn. Cho cá chép vào một âu nhựa lớn, thêm vào một chút muối, mắm nguyên chất, hạt tiêu xay, lật đều 2 mặt để ngấm gia vị. Ướp cá trong khoảng 20 phút cho đậm đà.

Bước 2: sơ chế các nguyên liệu khác

Trong thời gian đợi cá chép ngấm nguyên liệu thì bạn sơ chế các nguyên liệu khác. Sả tách bỏ lớp vỏ già, rửa sạch rồi cắt thành 3 đoạn, đập dập sả để dậy mùi. Gừng rửa cho hết đất rồi dùng dao cạo sạch vỏ, 1 nửa bạn nên thái chỉ, 1 nửa thì đập dập.

Cà chua trước tiên bạn rửa sạch, sau đó cắt cà chua thành hình múi cau. Các loại rau thơm như hành lá và thì là thì cắt bỏ rễ, lá úa, sau đó rửa sạch với nước. Cần tươi rửa sạch để ráo. Bạn tiếp tục cắt hành tươi thành những miếng nhỏ, hành lá, thìa là và cần tây thành những khúc khoảng 5cm.

Bước 3:

Khi cá đã ngấm gia vị thì bạn bắt đầu nhồi vào bụng cá hành tươi, rau thì là, sả đập dập vào bụng cá, như vậy lúc hấp sẽ dậy mùi thơm. Chuẩn bị một nồi lớn, trước tiên lót ở đáy vỉ hấp một lớp lá sả, gừng đập dập. Cuối cùng đặt lá lên trên các loại rau. Xung quanh con cá bạn xếp thêm hành tươi, rau thì là cần tây và cà chua.

Bạn có thể dùng nước sôi hoặc là bia để hấp cá. Ngon nhất là hấp cả bằng bia để thịt ngọt và thơm nhất. Đổ bia vào nồi rồi đặt lên bếp, bia sôi thì bạn giảm nhỏ lửa cho đến khi cá chín.

Bước 4:

Hấp cá trong khoảng 30 phút là chín. Cho cá ra đĩa và thưởng thức. Muốn cá chép hấp ngon hơn bạn cần chuẩn bị thêm một bát nước chấm đậm đà. Với nước chấm cho cá chép hấp gừng sả, bạn nên pha nước chấm gồm có mắm, chanh, tỏi băm, ớt băm cùng với gừng và thì là thái nhỏ. Nêm nếm sao cho vừa miệng ăn là được, nước chấm chua cay, ăn với miếng cá mềm thật tuyệt.

Với chia sẻ giá trị dinh dưỡng của cá chép cùng các món ngon từ cá chép cho mẹ bầu, lưu ý khi ăn cá chép chúng tôi mong bạn đọc có thêm kiến thức tốt hơn cho chế độ ăn uống trong thời gian mang bầu đạt hiệu quả, bổ dưỡng nhất vừa an thai cho bé, giúp mẹ luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt hơn.

cachlamhay.vn tổng hợp

Cách Nấu Cháo Cá Chép Cho Bà Bầu Bồi Bổ Sức Khỏe, An Thai

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác nhau từ chế độ ăn uống hằng ngày. Một trong những món ăn được khuyên dùng để cải thiện sức khỏe chính là cháo cá chép. Nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ cháo không những giúp người mẹ khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển trí não toàn diện khi chào đời. Cùng tham khảo cách nấu cháo cá chép bồi bổ cơ thể và giúp an thai qua bài viết sau đây.

Ăn cháo cá chép có tác dụng như thế nào đối với bà bầu?

Theo quan niệm dân gian cho rằng, các mẹ bầu khi ăn nhiều cá chép sẽ giúp bé thông minh, có làn da trắng ngần và đôi môi đỏ mọng. Còn về mặt y học, cá chép có tác dụng an thai. Vì thế, khi có những dấu hiệu bị động thai, ngoài sử dụng thuốc, bạn có thể nên ăn cháo cá chép để cải thiện tình trạng này. Trong cháo cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin B1, B2, phốt pho, sắt, canxi, protein,…

Cháo cá chép là một trong những món ăn quen thuộc và dễ làm. Theo đó, nó có tác dụng rất tốt cho phụ nữ mang thai vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp an thai và hạn chế cả việc suy nhược cơ thể sau sinh. Đây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các mẹ bầu. Cháo cá chép còn có hương vị thanh ngọt, có các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu giúp cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng bị thiếu hụt trong giai đoạn mang thai, giúp xương chắc khỏe và da dẻ hồng hào.

Bên cạnh đó, mẹ nên ăn cháo vào buổi sáng hoặc chiều tối trước khi đi ngủ để cơ thể có thể hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng giúp mẹ bầu lấy lại năng lượng để nuôi thai nhi thật tốt. Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn cháo cá chép là 3 tháng đầu của thai kỳ bởi đây là giai đoạn mọi tế bào của thai nhi bắt đầu hình thành, do đó sẽ giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.

5 Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi bổ sức khỏe, an thai

Cháo cá chép có công dụng rất tốt cho bà bầu để bồi bổ sức khỏe, an thai. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách làm món ăn này sẽ rất tanh và khó ăn. Vì vậy, muốn cháo ngon hơn giúp bà bầu và thai nhi hấp thụ tốt, bạn hãy tham khảo 5 nấu sau đây:

1. Nấu cháo cá chép với đậu xanh

Cháo cá chép với đậu xanh là món ăn thơm ngon bổ dưỡng, có nhiều tác dụng cho sức khỏe và đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vì trong món ăn này có cá chép, nguyên liệu có tính bình nên có thể làm an thai, chữa suy nhược rất tốt cho các mẹ bầu.

Bạn có thể thực hiện món cháo này như sau:

Nguyên liệu:

Cá chép: 1 con khoảng 300 – 500 gram

Đậu xanh bóc vỏ: 3 thìa

Gạo tẻ: 1/2 chén

Cà rốt: 1 củ nhỏ

Nghệ: 1 củ nhỏ

1 ít nấm rơm

Hành lá

Ngò

Rau thì là

Cách thực hiện:

2. Nấu cháo cá chép với nấm rơm

Nấm rơm cũng là một loại nguyên liệu cùng bổ dưỡng đối với bà bầu. Theo đó, nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cả mẹ và bé. Vì vậy, cháo cá chép với nấm rơm có thể làm tăng công dụng bồi dưỡng và giúp an thai cho bà bầu hiệu quả.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Cá chép đánh vảy và lấy ruột thật kỹ, có thể rửa bằng nước vo gạo hoặc gừng.

Nghệ gọt vỏ và giã nhuyễn, nấm, hành cắt phần gốc và rửa thật sạch.

Gạo đem vo qua 2 nước và cho vào nồi ninh cho đến khi chín mềm, nở bung ra.

Đem cá chép luộc sơ, khi cá mềm thì lóc đi phầm thịt cá, bỏ xương, giữ lại phần nước luộc cá để nấu cháo vì sẽ làm cháo ngọt và đậm vị hơn.

Sau đó, ướp thịt cá với 1 ít gia vị rồi đem xào chung với nấm rơm, nghệ đã giã nhuyễn.

Cho các nguyên liệu này vào cháo đã nhừ rồi khuấy đều nhẹ nhàng. Nếu bạn muốn cháo có màu trắng tự nhiên thì có thể không cho nghệ vào.

Đun đến khi thấy cháo đã bắt đầu rục thì nêm lại cháo cho vừa ăn rồi thưởng thức ngay lúc còn nóng.

3. Nấu cháo cá chép với gừng

Đa số bà bầu đều rất nhạy cảm với mùi tanh của cá chép, vì vậy các món ăn được chế biến từ nguyên liệu này đôi khi là một nỗi ám ảnh.Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nấu cháo cá chép với gừng. Thực phẩm này không chỉ giúp làm khử mùi tanh của cá mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh khi được bổ sung thêm sắc và nhiều loại vitamin khác nhau.

Nguyên liệu:

500 gram cá chép tươi sống

1/2 chén gạo

Gừng tươi

Hành tím, hành lá

Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

Gạo vo sạch, hành tím bóc vỏ và băm nhỏ, hành lá, gừng rửa sạch và thái nhỏ.

Cá chép đem sơ chế (tương tự như 2 cách trên) sau đó đem luộc chín mềm rồi lóc lấy phần thịt cá và giữ lại nước luộc.

Tiến hành ướp gia vị vừa ăn với nước mắm, tiêu xay theo khẩu vị phù hợp với bà bầu.

Cho gạo đã vo sạch vào ninh nhừ với phần nước cốt luộc cá.

Sau đó cho phần thịt cá, gừng và hành vào và nêm lại gia vị cho vừa ăn là xong.

4. Nấu cháo cá chép với hạt sen

Hạt sen là một trong những nguyên liệu được các chuyên gia khuyên dùng cho phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Theo đó, nó là một loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng thai,… Vì vậy, trong thời gian mang bầu, sử dụng cháo cá chép hạt sen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch.

Cá chép sơ chế như cách trên sau đó bắc chảo và cho phần nấm, nghệ hành lá vào chảo đảo đều.

Cho phần thịt cá vào chảo vào xào cùng đến khi cá săn lại thì tắt bếp.

Đun sôi lại phần nước luộc cá ban đầu và cho gạo cùng hạt sen vào nấu đến khi nhừ khoảng 45 phút.

Sau đó cho phần thịt cá vào nếu thêm 5 – 7 phút, nêm gia vị vừa đủ và thưởng thức ngay.

5. Nấu cháo cá chép với đậu đỏ

Ngoài sử dụng đậu xanh để nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi dưỡng và giúp an thai, bạn cũng có thể thay bằng đậu đỏ. Món cháo này giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ phù chân, tình trạng thường hay xuất hiện trong giai đoạn thai kì. Vì thế, bạn có thể áp dụng món ăn này vào chế độ ăn uống để thay đổi khẩu vị cho bà bầu không nhàm chán.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Đậu đỏ rửa sạch và ngâm qua đêm để hạt nở ra

Gạo nếp đem vo sạch và bỏ phần nổi trên mặt nước

Cá chép sơ chế như phần hướng dẫn trên

Hành lá, hành tím, gừng và rau mùi đem rửa sạch và cắt nhỏ.

Cũng giống như cách nấu cháo cá chép đậu xanh, bạn cho cá đi luộc, gỡ lấy thịt bỏ xương và giữ lại phần nước trong.

Cho đậu đỏ, trần bì và táo đỏ vào phần nước luộc đến khi các nguyên liệu chín đều.

Với cách này, bạn tiến hành nấu cháo trắng riêng với chứ không nấu chung với nước hầm. Theo đó, bạn cho gạo và nước vào nồi với tỉ lệ vừa đủ rồi ninh đến khi cháo nhừ.

Sau đó, bạn trút hết phần nước hầm lúc nãy vào cháo đến khi cháo sôi trở lại thì cho thịt cá vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp và thưởng thức.

Lưu ý khi nấu cháo cá chép cho bà bầu

Cháo cá chép là một món ăn rất bổ dưỡng giúp cho bà bầu có thêm sức khỏe và an thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi thực hiện món ăn này để đảm bảo an toàn sử dụng cho bà bầu.

Các món cháo trên không nên thêm ớt vào vì bác sĩ khuyên các mẹ bầu không nên ăn đồ cay nóng vì vị cay gây tác động không tốt đến thai nhi.

Chỉ nên ăn món cháo này từ 2 – 3 bữa trong tuần. Không nên quá lạm dụng vì sẽ dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.

Để cháo cá chép không bị tanh, bạn nên rửa với nước vo gạo, sử dụng muối chà xát thật mạnh lên vùng da ngoài và trong bụng cá.

Nên lựa chọn cá chép còn sống, tươi ngon, không nên chọn cá đã chết hoặc được ủ đông lâu ngày.

Khi nấu cháo cá chép cho bà bầu, không nên nêm nếm quá mặn vì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu.

Nên thay đổi và kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau trong quá trình nấu cháo để bà bầu có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và không bị ngán.

Cá chép không nên ăn cùng với thịt gà hay thịt chó. Bà bầu đang sử dụng các loại thuốc Đông y có thành phần cam thảo cũng không nên sử dụng loại cháo này vì có thể sinh ra độc tố nguy hại cho cơ thể và có thể gây tử vong.

Các Món Ăn Lợi Sữa Cho Mẹ Sau Sinh, Giàu Chất Dinh Dưỡng

Các món canh lợi sữa cho mẹ sau sinh

Canh xương lợn hầm đậu tương

Món ăn này rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Bởi trong xương lợn và đậu tương rất giàu protein, canxi. Vì thế mẹ sau sinh nên bổ sung ngay món ăn này vào thực đơn lợi sữa của mình.

Canh rau ngót nấu thịt bò

Thịt bò chứa nhiều protein, rau ngót lại giàu chất xơ và chất sắt. Vì thế, sau sinh nếu thường xuyên ăn món canh rau ngót nấu thịt bò sẽ nhanh chóng phục hồi vết thương, lợi sữa.

Canh cá diếc nấu đậu hũ

Trong đậu hũ rất giàu canxi, magie, sắt và ít calo. Riêng cá diếc chứa nhiều photpho, chất béo lành mạnh, vitamin B1, sắt. Canh cá diếc nấu đậu hũ được xem là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp mẹ có nhiều sữa mà không lo tăng cân.

Canh rau đay nấu cua đồng

Đây cũng là món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh rất thích hợp vào mùa hè. Cua đồng được mệnh danh là thực phẩm rất giàu canxi. Còn rau đây lại đặc biệt giàu chất xơ và chất nhớt làm tăng nhu động ruột, giảm táo bón hiệu quả cho mẹ sau sinh.

Canh chân giò hầm quả sung

Hầu hết các món ăn từ chân giò rất lợi sữa cho các mẹ sau sinh. Khi nếu canh chân giò kết hợp với quả sung vừa tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa lại mang rất giàu dinh dưỡng.

Canh rau củ thập cẩm nấu sườn non

Rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin. Sườn non có vị ngon ngọt của xương, giàu protein. Chắc chắn món canh rau củ thập cẩm sườn non này cũng giúp tuyến sữa của mẹ hoạt động hiệu quả hơn.

Các món ăn mặn giúp mẹ bỉm sữa có nhiều sữa

Thịt ba chỉ kho chứng cút

Món ăn này chắc hẳn đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm sữa rồi đúng không nào? Thịt lợn và trứng cút được đánh giá rất giàu canxi, protein cần thiết cho sức khỏe, hệ xương khớp của cả mẹ và bé.

Cá hồi kho sung

Món ăn mặn này rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhất là chị em đang thiếu sữa. Cá hồi rất giàu DHA, omega 3 giúp bé thông minh, phát triển trí não toàn diện. Đặc biệt, quả sung có tác dụng lợi sữa rất tốt.

Thịt bò kho khoai tây: Thịt bò giàu protein và sắt. Khoai tây rất giàu chất xơ và calo. Để đảm bảo đủ nguồn sữa cho con bú, mẹ sau sinh nên bổ sung món ăn này vào thực đơn của mình.

Sườn non rim mặn

Đây là món ăn mặn vừa ngon, dễ làm lại rất ngốn cơm. Món ăn này đặc biệt có lợi cho tuyến sữa và sức khỏe của mẹ sau sinh.

Tôm cá kho nghệ

Đây cũng là món lợi sữa cho bà đẻ. Bởi trong tôm cá rất giàu canxi, tốt cho hệ xương khớp, làm nhanh lành vết thương, nhanh liền sẹo. Tuy nhiên trong tôm cá có tính hàn. Vì thế, mẹ sau sinh không nên ăn món này quá thường xuyên để tránh bị rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng.

Các món ăn kèm tốt cho mẹ bỉm sữa

Các món luộc

Rau củ luộc đều là những món ăn tốt cho mẹ bỉm sữa. Bởi trong rau xanh, củ quả tươi rất giàu vitamin và chất xơ.

Thịt bò xào, giá xào gan, đậu que xào thịt lợn, măng tây xào, rau củ xào thập cẩm… đều là những món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời các món ăn cũng rất lợi sữa, kích thích vị giác hiệu quả cho mẹ bỉm sữa.

Các món ăn phụ bổ sung nhiều sữa cho mẹ sau sinh

Những món ăn phụ, mẹ bỉm sữa nên ăn vào buổi sang, giữa bữa trưa hoặc buổi tối để cung cấp nhiều dưỡng chất, hỗ trợ quá trình sản xuất sữa tốt hơn. Một số món ăn phụ lợi sữa cho mẹ sau sinh như:

Các món cháo: cháo gà, cháo cá chép, cháo khoai lang, cháo đậu đen, cháo rau ngót thịt lợn, cháo lươn,…

Các món bún/phở: bún gà, bún vịt, bún bò, bún cá, bún thập cẩm.

Các món ăn vặt khác: sữa chua, sữa chua dầm hoa quả, ngũ cốc pha sữa, ngũ cốc dầm sữa chua, sữa đặc pha nước ấm, sữa đậu nành…

Các loại hoa quả, trái cây tươi: đu đủ, dưa hấu, mơ, kiwi, cam, bưởi, vú sữa, táo, xoài…

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Gà Ác Hầm Thuốc Bắc

hầm thuốc bắc là món canh vừa ngon lại bổ dưỡng, được Đông y khẳng định từ ngàn xưa. Ngày nay, món canh này ngày càng được người dân ưa chuộng và xem đó là một trong những bài thuốc bồi bổ sức khỏe khi ốm đau.

Giá trị dinh dưỡng của gà ác hầm thuốc bắc

Những tác dụng của gà ác hầm thuốc bắc

Tác dụng trong điều trị cảm cúm:

Theo nghiên cứu, nước súp hầm thuốc bắc có tác dụng làm tan những chỗ phù nề, sung huyết, làm loãng dịch tiết và giảm tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh hay cúm gây ra. Bên cạnh đó, còn đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.

Tốt cho người bị tim mạch:

Thịt có khả năng điều tiết miễn dịch cơ thể và chống lão hóa vì chứa các axit amin cần thiết cho cơ thể. So với các loại thịt khác, hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt gà ác cao hơn nhiều nên hay được gọi là gà thuốc. Bên cạnh đó, hàm lượng cholesterol và chất béo thấp, tốt cho những người bị bệnh tim mạch.

Tốt cho người mới ốm dậy:

Thịt gà ác có tính ấm, mùi thơm, vị ngọt, mặn,… có tác dụng bổ dương, ích khí, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, đau lưng, đái tháo, thiếu máu,… rất tốt cho người mới ốm dậy hoặc đang dưỡng bệnh, người già.

Tốt cho phụ nữ mang thai:

Hàm lượng sắt trong thịt gà ác có tỉ lệ cao, vì thế không chỉ giúp bổ máu, ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu sau khi sinh cho bà bầu mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể.

Gà ác hầm thuốc bắc là bài thuốc của Đông y

Cách làm gà ác hầm thuốc bắc đúng điệu

Cách nấu món gà ác hầm thuốc bắc là công thức chế biến được nhiều chị em nội trợ quan tâm vì tính bổ dưỡng cao của món ăn. Cách nấu món gà ác hầm thuốc bắc ngon: – Lấy các vị thuốc bắc rửa sạch rồi cắt thành những khúc dài. – Chớ ham to mà chọn gà lớn, gà ác trong khoảng 180 – 250g có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất. – Gà sau khi làm đem đi rửa sạch, xát muối ngoài da và rửa lại bằng nước sạch, chặt thành khúc hoặc để nguyên con tùy theo ý thích. – Cho gà và các vị thuốc, gừng vào nồi nước, nêm các loại gia vị rồi hầm trong 1 tiếng hoặc dùng nồi áp suất sẽ thuận tiện hơn.

Đến với Hồng Ký Mì Gia để thưởng thức gà ác hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng Tác dụng của các vị thuốc bắc rất tốt cho cơ thể được nấu với thịt gà ác thơm ngon sẽ giúp cho cả gia đình bạn vừa được thưởng thức món ăn ngon mà lại tốt cho sức khỏe. Nếu công việc bận rộn không có thời gian để nấu ăn, hãy đến với Hồng Ký Mì Gia để thưởng thức món gà ác hầm thuốc bắc và tận hưởng những phút giây thư giãn cùng bạn bè và gia đình, đảm bảo bạn sẽ không phải hối tiếc vì sự lựa chọn đó.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giá Trị Dinh Dưỡng, Các Món Ngon Từ Cá Chép Cho Mẹ Bầu Dễ Nấu, Giàu Dinh Dưỡng Bồi Bổ, An Thai trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!