Cập nhật nội dung chi tiết về Danh Sách Các Món Ăn Đặc Trưng Của 47 Tỉnh Thành Ở Nhật Bản mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Jingisukan (Hokkaido)
2. Towada Bara Yaki (Aomori)
Món ăn gồm thịt bò ba chỉ được ướp nước tương shoyu, đặt trong chảo gang cùng rất nhieuf hành tây, sau đó được nướng cho đến khi hành tây mềm và chuyển màu cánh gián. Món ăn này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1950 tại thành phố Misawa, gần căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, và sau đó dần trở nên phổ biến ở những khu vực lân cận như thành phốTowada. Ngày nay, món ăn này cực kỳ phổ biến, và được phục vụ trên 80 cửa tiệm tại thành phố Towada. Vị ngọt cay của món này cực kỳ thích hợp để nhắm với bia.
3. Morioka Reimen (Iwate)
Cùng với Wanko soba (hình thức phục vụ mì Soba trong những chén nhỏ bằng nhau với lượng mì rất ít, chỉ khoảng một muỗng canh) và Jajamen (mì ăn kèm với dưa leo và nước sốt thịt miso), đây là một trong 3 món mì nổi tiếng ở Morioka. Sợi mì dai, bên trên phủ đầy kim chi, dưa chuột, trứng luộc, trái cây… ăn cùng nước súp lạnh nấu từ xương bò hoặc gà. Người ta kể rằng đầu bếp làm ra món mì này vốn là người Triều Tiên, sau chiến tranh, vì nhớ hương vị quê nhà nên đã tái hiện lại món ăn này. Thay vì sử dụng bột mì kiều mạch thường thấy trong các món mì lạnh Triều Tiên, ở đây người ta sử dụng bột mì thông thường, nên đặc trưng của sợi mì có màu đục, nửa trong suốt.
4. Gyutan Yaki (Miyagi)
Đây là món gyutan – lưỡi bò thái lát ướp gia vị với muối hoặc nước tương ngọt tare, sau đó được nướng lên. Món ăn này xuất hiện sau chiến tranh, khi văn hoá ăn thịt bắt đầu phát triển rộng rãi hơn tại Nhật. Đây được xem là món ăn đặc sắc của ẩm thực Sendai. Nó không chỉ ngon mà còn được cho là rất tốt cho sức khỏe, ít chất béo, giàu protein, nên đã nhanh chóng nổi tiếng trên cả nước. Hiện nay, có rất nhiều cửa tiệm ở các vùng của Nhật phục vụ suất ăn gyutan (lưỡi bò) gồm lưỡi bò nướng thái miếng dày ăn kèm với súp xương đuôi bò.
5. Kiritanpo (Akita)
Kiritanpo là cơm được bọc quanh xiên gỗ của cây tuyết tùng, và được nướng trên bếp than. Người ta kể rằng những tiều phu của các vùng Odate và Hokuroku, đã bọc phần cơm thừa vào những thân cây, nêm thêm gia vị miso vào rồi nướng chúng trên lửa. Lẩu Kiritanpo Nabe gồm có kiritanpo cùng các loại nguyên liệu khác như gà thả vườn, nấm maitake, hành trắng, ngưu bàng, cần nước,… Tất cả được nấu trong nước súp ninh từ xương gà. Đây là món ăn rất thích hợp để ăn trong mùa đông lạnh giá ở Akita.
6. Imo-ni (Yamagata)
Đây là món lẩu với nhân vật chính là khoai môn, được nấu cùng konnyaku, hành, nấm, ngưu bàng và thịt… Ngay cả trong khu vực tỉnh Yamagata, tuỳ từng địa phương mà nguyên liệu và gia vị nêm vào lẩu cũng khác nhau. Khu vực nội địa thường dùng nguyên liệu là thịt bò và nước súp vị shoyu, vùng giáp biển thường dùng nguyên liệu là thịt heo và nước súp vị miso. Vào mùa thu hoạch khoai môn, ở Kawahara, người dân thường tụ tập cùng nhau nấu lẩu Imo-ni trên bếp lò được xếp từ đá, đây là nét đặc trưng của mùa thu Yamagata.
7. Kitakata Ramen (Fukushima)
Đặc trưng của món mì này là sợi mì dầy, lượn sóng. Tuỳ theo từng tiệm mà nguyên liệu nấu món mì này sẽ khác nhau, nhưng hầu hết các tiệm đều nấu nước dùng vị shoyu nhẹ, thanh đạm. Món mì này có nguồn gốc từ xe mì kéo có tên gọi là Shina soba của một thiếu niên người gốc Hoa vào năm 1920. Kitakata từ xa xưa vốn là thành phố phát triển ngành công nghiệp ủ rượu, sản xuất nước tương shoyu, miso nên có rất nhiều xưởng ủ rượu, pha chế ở đây. Hằng năm có rất nhiều khách du lịch đến đây để thăm quan và chụp ảnh các xưởng này, chính nhờ thế mà vị ngon của mì ramen Kitakata được truyền tai, biết đến rộng rãi hơn. Cho đến ngày nay thì số tiệm mì ramen ở đây có thể đáp ứng được nhu cầu của số dân còn lại trên đất Nhật. Ngoài ra, có rất nhiều tiệm mì ramen mở cửa từ 7 giờ sáng, nên bạn có thể trải nghiệm văn hoá ăn mì buổi sáng đặc trưng của vùng.
8. Mito Natto (Ibaraki)
9. Utsunomiya Gyoza (Tochigi)
10. Mizusawa Udon (Gunma)
11. Hiyajiru Udon (Saitama)
Là món ăn gia đình quen thuộc vào những ngày hè ở các thành phố Omiya, Kawagoe, và Kazo tỉnh Saitama. Udon được nhúng vào nước chấm tsuyu được làm từ nước dùng dashi hoặc nước lạnh kết hợp với vừng, miso và đường đã được nghiền nát. Bạn cũng có thể thưởng thức món mì này cùng với gừng hoặc dưa chuột.
12. Namero (Chiba)
Namero là món ăn truyền thống của bán đảo Boso, được làm từ 3 loại cá là cá thu đao, cá mòi, cá nục. Tất cả được cắt thành 3 lát mỏng, sau đó đem trộn với miso, hành, tía tô và gừng đã thái nhỏ. Tiếp đến, người ta dùng dao để giã nhỏ tất cả các thành phần đến khi chúng trở nên dính vào với nhau. Người dân ở đây kể lại rằng món ăn này được sáng tạo bởi những ngư dân bận rộn trên những chuyến tàu ngoài khơi, họ đã dùng sống dao để lọc thịt, xương cá và nhanh chóng chế biến ra món ăn này. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ câu nói: “Món ăn này ngon đến nỗi bạn phải liếm cả đĩa khi ăn xong.” (“Nameru” trong tiếng Nhật có nghĩa là liếm).
13. Monjayaki (Tokyo)
14. Shirasu-don (Kanagawa)
15. Hegi Soba (Niigata)
“Hegi soba” là món mì lạnh được xếp thành những cuộn hình tròn với một lượng nhỏ vừa đủ một gắp ăn trên một chiếc hộp gỗ hình vuông gọi là “Hegi”. Để mì có độ dai, giòn người ta sử dụng một loại rong biển gọi là “funori” để chế biến ra mì. Khi món ăn này lần đầu tiền được giới thiệu ở vùng Uonuma, Nhật Bản, lúc bấy giờ vẫn chưa có wasabi, nên người ta đã sử dụng karashi và đầu hành cắt nhỏ để thay thế, và cho đến ngày nay, người dân ở đây vẫn giữ cách ăn truyền thống này.
16. Toyama Black Ramen (Toyama)
Đúng như tên gọi của nó “mì đen Toyama”, đây là món mì ramen có nước súp màu đen vị shoyu, bên trên có rắc rất nhiều hạt tiêu. Người ta đã nghĩ ra món mì này để giúp bổ sung muối khoáng cho những người lao động vất vả trong công cuộc tái thiết thành phố Toyama sau trận oanh tạc dữ dội của Hoa Kỳ vào năm 1945. Một bát mì thông thường thường có thịt xá xíu cắt thành miếng to, mỏng và măng ngâm muối cay. Món này rất hợp khi ăn cùng với cơm trắng. Bạn sẽ thấy hơi mặn khi ăn thử miếng đầu tiên, tuy nhiên ẩn sâu trong đó là một vị ngon không thể cưỡng lại được.
17. Nodoguro (Ishikawa)
18. Saba Sushi (Fukui)
Lát cá saba ướp muối được đặt lên trên miếng cơm dấm hình chữ nhật, sau đó người ta dùng mảnh tre cuốn sushi hoặc một mảnh vải để định hình miếng cơm, sau khi đã định hình xong, dùng lá rong biển hoặc lá tre để cuộn chúng lại. Thành phố Obama, tỉnh Fukui – quê hương của của món saba sushi này chính là điểm khởi đầu của “con đường saba” – con đường vận chuyển những sản vật đại dương đến Kyoto, nơi không có biển. Bạn có thể thưởng thức saba sushi với nhiều hương vị khác nhau như “Shime Saba Sushi” (vị giấm) hay “Yaki Saba Sushi” (sushi saba nướng).
19. Hoto (Yamanashi)
Đây là món lẩu, có vị miso nấu cùng với các loại rau như nấm shitake, hành, bí đỏ, và loại mì làm từ lúa mạch có bản rộng và dẹt. Người ta kể rằng, tướng quân Takeda Shingen thời Chiến quốc (1467 – 1600) thường ăn món này trên chiến trường, sau đó nó trở thành món ăn chính của tầng lớp nông dân thời đó, thay thế cho cơm khi gạo bắt đầu trở nên khan hiếm sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày nay nó được xem là món ăn truyền thống địa phương của tỉnh Yamanashi.
20. Shinshu Soba (Nagano)
Tỉnh Nagano từ ngày xưa đã là vùng đất nổi tiếng trồng kiều mạch, một loại cây ngũ cốc thích hợp trồng ở miền cao nguyên lạnh. Các thầy tu thường mang theo những hạt cây kiều mạch làm lương thực đi đường, họ nhào bột được làm từ hạt cây kiều mạch và sau đó luộc lên, đây được gọi là món “sobagaki”. Về sau, họ cắt chúng ra thành sợi dài và nó trở thành món mì quen thuộc như ngày nay. Người Nhật thường có thói quen ăn món mì này vào những dịp đặc biệt như khi tụ họp gia đình. Tuỳ vào việc điều chỉnh lượng bột và những nguyên liệu ăn kèm mà bạn có thể thưởng thức món mì này theo nhiều cách khác nhau.
21. Bò bít tết Hida (Gifu)
Tỉnh Gifu là vùng đất được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi bò như thảo nguyên rộng lớn, nguồn nước sạch, sự khác nhau giữa các mùa và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Nơi đây nổi tiếng với thịt bò Hida, một trong số ít những loại thịt bò đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về thịt bò thượng hạng ở Nhật Bản. Cách đơn giản nhất để có thể thưởng thức được hương vị mềm mại và mùi thơm của miếng thịt là bạn hãy thử món “Bò bít tết Hida”. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các quán ăn quanh vùng Takayama và nhiều địa điểm khác ở tỉnh Gifu.
22. Sakura ebi Kakiage (Shizuoka)
Tôm sakura (sakura ebi) là loại tôm quý hiếm chỉ có thể đánh bắt tại vịnh Suruga tỉnh Shizuoka, trong số đó cảng Yui là nơi có sản lượng đánh bắt lớn nhất. Sakura ebi Kakiage được chế biến bằng cách trộn tôm sakura với bột tempura sau đó chiên ngập dầu đến khi nó chuyển sang màu vàng giòn và dậy mùi hương của tôm sakura. Có rất nhiều du khách từ các tỉnh khác đến đây chỉ để thưởng thức món ăn vô cùng được yêu thích này. Tuy nhiên, lưu ý nếu bạn đến đây vào mùa đánh bắt từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6 và từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 12, bạn sẽ phải xếp hàng chờ rất lâu để có thể thưởng thức món ăn này đó.
23. Hitsumabushi (Aichi)
Lươn được nướng với nước sốt theo phương pháp kabayaki, sau đó được cắt thành nhiều miếng nhỏ, và xếp lên trên cơm trắng được đựng trong một chiếc hộp gỗ nhỏ. Đây là món ăn nổi tiếng ở tỉnh Nagoya. Món ăn này được chia thành 3 phần và bạn có thể thưởng thức chúng theo 3 cách khác nhau. Khay đầu tiên là cơm lươn bình thường, khay thứ 2 có thêm các gia vị như wasabi, rong biển, lá mitsuba (một loại rau mùi tây) và khay thứ 3 bạn có thể ăn cùng với nước trà xanh, hoặc nước dùng dashi.
24. Lẩu Sukiyaki với thịt bò Matsuzaka (Mie)
Thịt bò Matsuzaka là một trong 3 loại thịt bò thượng hạng ở Nhật. Nếu bạn muốn thưởng thức được hương vị thơm ngon và đậm đà của loại thịt bò này thì không nên bỏ qua món lẩu Sukiyaki. Từng miếng thịt bò được nướng trong chảo gang ở nhiệt độ thích hợp, sau đó tiếp tục được hầm trong trong hỗn hợp nước dùng gồm có nước tương, dashi, và đường để phát huy hơn nữa vị ngon của thịt. Sau khi thưởng thức những miếng thịt mềm ngọt như tan trong miệng, tiếp đến bạn hãy thử món rau nhúng trong nướng lẩu đã ngấm đều mỡ bò thơm ngon.
25. Bò Omi (Shiga)
26. Yu-dofu (Kyoto)
Đây là món lẩu với thành phần chính là đậu phụ được nấu trong nước dùng dashi làm từ konbu cùng nhiều loại gia vị khác như shoyu, ponzu (nước chấm từ trái cây),… Món ăn này bắt nguồn từ món ăn chay của chùa Nazenji và hiện nay quanh ngôi chùa này có rất nhiều quán ăn bán món này. Dù là một món cực kỳ đơn giản, nhưng với thành phần là những miếng đậu phụ chất lượng cao, đây đã trở thành món ăn truyền thống địa phương nổi tiếng của Kyoto.
27. Takoyaki (Osaka)
Bánh bạch tuộc Takoyaki là món ăn nhanh có nguồn gốc ở Osaka, Nhật Bản. Bánh có hình cầu đường kính từ 3-5 cm, bên trong là nhân bạch thuốc, phần bột gồm bột mì trộn với nước dùng dashi. Bên trên bánh được rưới thêm sốt Worcester, cá bào katsuobushi và đôi khi có cả rong biển khô xắt nhỏ. Có rất nhiều tiệm ăn và quán ăn vỉa hè bán món tokoyaki. Trong lúc đứng chờ bánh chín bạn có thể quan sát quy trình làm bánh, nhìn các đầu bếp xoay những chiếc bánh takoyaki trên vỉ nướng là một trải nghiệm thú vị bạn nên thử nếu có dịp đến Nhật.
28. Bò Kobe (Hyogo)
29. Kaki no Ha Sushi (Nara)
30. Wakayama Ramen (Wakayama)
31. Cua Matsuba (Tottori)
32. Izumo Soba (Shimane)
So với các loại Soba bình thường khác, đặc trưng của Izumo Soba là có màu sẫm hơn. Mì được làm bằng loại bột tinh chế từ hạt kiều mạch được xay nhuyễn không cần xát vỏ, nên có giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm hấp dẫn, mang lại hương vị và cảm giác vô cùng đặc biệt khi ăn. Có 2 loại mì soba là “Warigo Soba” (ăn lạnh) và Kama-age Soba (ăn nóng) đều ăn kem với nước chấm tsuyu (được làm từ đậu nành). Có rất nhiều cửa hàng xung quanh đền Izumo và trong thành phố Izumo bạn có thể thưởng thức món ăn này.
33. Tsuyama Horumon Udon (Okayama)
34. Hàu (Hiroshima)
Hiroshima là tỉnh sản xuất hàu lớn nhất Nhật Bản. Sóng gió và thủy triều ôn hoà, lượng muối biển vừa phải thêm vào đó là thảm động vật phù du phong phú nên vịnh Hiroshima sở hữu môi trường tuyệt vời để nuôi trồng hàu. Mùa đánh bắt hàu thường rơi vào khoảng tháng 1, 2, nhưng những năm gần đây, mọi người có thể thưởng thức hàu vào bất cứ mùa nào trong năm. Ở Nhật có rất nhiều nhà hàng chế biến những món ăn từ hàu, nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó bạn nên ăn sống hoặc nướng lên, như vậy sẽ ngon hơn.
35. Cá nóc (Yamaguchi)
Từ xa xưa thành phố Shimonoseki đã là địa điểm tập kết cá nóc nổi tiếng và đây cũng là nơi đầu tiên ở Nhật huỷ bỏ luật cấm ăn cá nóc. Vào năm 1888, sau khi bãi bỏ lệnh cấm, Shimonoseki đã phát triển kỹ thuật thái lát siêu mỏng, loại bỏ chất độc của cá và đưa loại cá này vào danh sách thực đơn ở các nhà hàng. Nơi đây đã trở thành thánh địa cá nóc được nhiều người biết đến. Tại đây cũng có nhiều món hấp dẫn khác như lẩu, sashimi cá nóc được làm từ nguyên liệu cao cấp tươi ngon, rất được yêu thích.
36. Tokushima Ramen (Tokushima)
Mì ramen của tỉnh Tokushima được chia thành 3 màu dựa theo màu nước dùng của nó: nâu, vàng và trắng. Người dân địa phương gọi đây là món “Chuka Soba” (mì Trung Hoa) hoặc đơn giản là “soba”. Sợi mì nhỏ thẳng, ăn cùng với nhiều nguyên liệu đa dạng như thịt lợn, rau giá, trứng sống, cũng có nhiều người ăn món này cùng với cơm. Một suất ăn khá nhỏ nên bạn vừa có thể ăn mì, vừa có thể thưởng thức những món ăn khác nữa.
37. Sanuki Udon (Kagawa)
Kagawa tự hào là tỉnh có lượng tiêu thụ mì udon lớn nhất Nhật bản. Tại đây có rất nhiều cửa hàng udon với giá cả phải chăng cho khách hàng thưởng thức. Điểm đặc biệt của Sanuki Udon là bột được nhào bằng bằng chân để tạo độ dai cho sợ mì. Nước dùng được làm từ niboshi (cá mòi khô) tạo nên vị ngọt đậm đà rất riêng. Có nhiều kiểu ăn udon như “Kake Udon” (với nước dùng nóng), “Bukkake Udon” (nước dùng nóng với nhiều loại gia vị khác nhau ), “Zaru Udon” (nước dùng lạnh), và “Kama-age Udon” (lẩu udon).
38. Taimeshi (Ehime)
Tỉnh Ehime là nơi nổi tiếng nuôi trồng cá tráp (cá tai). Trong rất nhiều món ăn chế biến từ cá tráp thì món Taimeshi – cơm cá tráp là món ăn tiêu biểu nhất. Người ta nấu cơm với nguyên một con cá bằng nồi đất hoặc nồi kim loại. Thành phố Imabari và thành phố Matsuya được biết đến là quê hương của món ăn này. Cùng là cơm cá tráp nhưng ở mỗi nơi lại có cách chế biến khác nhau. Ví dụ như thành phố Uwajima ở phía nam tỉnh Ehime thường ngâm cá tráp sống trong một loại nước sốt đặc biệt sau đó ăn cùng cơm và nhiều gia vị khác.
39. Katsuo no Tataki (Kochi)
Đây là một loại sashimi làm từ cá Katsuo (cá ngừ vằn). Sau khi cạo sạch vảy cá, người ta xắt cá làm 5 miếng rồi áp chảo phần mặt trước của miếng cá. Sau đó thái mỏng ra, thêm tỏi, gừng, hành làm gia vị ăn kèm bày lên đĩa. Sau khi được áp chảo cá dậy mùi thơm, bên trong mềm cảm giác như tan ngay khi vừa đưa vào trong miệng. Thành phố Tosa của tỉnh Kochi là cái nôi sáng tạo nên món ăn này nên nó cũng có một cái tên gọi khác đó là “Tosazukuri”.
40. Motsu Nabe (Fukuoka)
41. Yobuko no Ika (Saga)
42. Nagasaki Champon (Nagasaki)
Champon là một loại mì ăn kèm với rau, hải sản, thịt lợn. Cuối thế kỷ thứ 19, xuất phát từ ý tưởng tạo ra một món ăn đầy đủ dinh dưỡng với mức giá rẻ để phục vụ cho những người đồng hương cùng sống trong vùng, một người gốc Hoa kinh doanh nhà hàng tại Nagasaki đã sáng tạo ra món ăn này dựa trên một món ăn ở quê hương tỉnh Phúc Kiến của mình. Nước súp được hầm từ xương lợn hoặc xương gà, hương vị được biến hoá với các loại gia vị như giấm và nước sốt Worcester.
43. Basashi (Kumamoto)
Thịt ngựa được cắt mỏng từng miếng và ăn sống mà không cần qua chế biến. Đây là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Kumamoto. Thói quen ăn thịt ngựa sống bắt đầu khoảng hơn 400 năm trước, trên đường xuất quân sang Triều Tiên, các binh sĩ đã ăn thịt ngựa để không bị chết đói. Hiện nay, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thịt ngựa ở Kumamoto đứng đầu cả nước. So với các loại thịt khác, thịt ngựa có thành phần chất béo thấp và tốt cho sức khỏe, nên món ăn này dần được người dân khắp nước Nhật đón nhận và yêu thích.
44. Toriten (Oita)
Đây là món ăn cực kỳ được yêu thích ở tỉnh Oita, nơi có lượng tiêu thụ thịt gà cao nhất trên cả nước. Thịt gà được lọc lấy xương và được thái thành miếng có độ lớn vừa phải, sau đó tẩm với hỗn hợp bột đã hoà tan cùng trứng và nước, rồi đem chiên ngập dầu. Đây là một biến thể khác của món tempura. Khi ăn thường ăn kèm với rau như bắp cải thái nhỏ, dầu giấm, nước chấm ponzu thêm mù tạt hoặc nước chấm tempura (tentsuyu).
45. Miyazaki Jitokko (Miyazaki)
Vào năm 1943, gà Jitokko, một giống gà được nuôi lâu đời tại tỉnh Miyazaki và một phần ở tỉnh Kagoshima đã được công nhận là di sản thiên nhiên quốc gia. Sau đó, người ta đã nhân giống chọn lọc giống gà này và tạo ra một giống gà địa phương gọi là “Miyazaki Jitokko”. Vì gà được nuôi thả trên vùng đất rộng lớn, nên thịt gà khá chắc và dai, bạn càng nhai thì vị ngon đặc biệt càng lan tỏa. Thịt gà Jitokko được nướng trên lửa than hồng là cách chế biến đơn giản nhất để bạn có thể thưởng thức vị ngon trên từng thớ thịt.
46. Kurobuta (Kagoshima)
Thịt lợn Kurobuta (một loại thịt lợn cao cấp) lần đầu xuất hiện ở Nhật Bản khoảng 400 năm trước, khi giống lợn này được mang từ vùng Kyuryu (tức Okinawa ngày nay) vào Nhật Bản. Sau này nó được phối giống với giống lợn Berkshire của nước Anh, chính nhờ vậy mà vị ngon của nó được chắt lọc và tăng lên gấp nhiều lần. Để có thể thưởng thức được hương vị tinh tế và vị ngon tuyệt đối của loại thịt lợn này bạn hãy ăn thử món lẩu shabu-shabu.
47. Soki Soba (Okinawa)
Soki Soba là một loại mì của Okinawa, với sợi mì được làm từ bột mì thông thường thay vì bột mì kiều mạch như những loại mì khác. Nước súp được nấu từ cốt xương lợn được cho thêm shoyu. Soki trong ngôn ngữ Okinawa có nghĩa là sườn lợn. Soki Soba tức là mì okinawa ăn kèm với sườn lợn. Ban đầu mì và thịt lợn được bán riêng, nhưng sau đó có nơi đã cho sườn lợn lên trên bát mì để phục vụ khách. Điều bất ngờ là thực khách cảm thấy vô cùng hứng thú với món ăn này, sau đó nó dần dần trở nên phổ biến hơn và trở thành món Soki Soba như ngày nay.
Cá Sống Buri, Món Của Mùa Thu Ở Nhật Bản
Miếng cá sống trắng muốt, căng mọng, ngọt ngon giòn đến mòn con mắt, người Nhật gọi là cá Buri, dân ta gọi cá Cam – một món ăn mùa thu đáng một lần trải nghiệm.
Cùng một giống cá, ấy thế mà lắm tên gọi, lóc chóc nhi đồng kích cỡ từ 10 – 20cm gọi là Wakashi, dưới 40cm là Inada, dưới 60cm lại có tên khác là Warasa, còn khi đã được đúng hàng Buri phải có độ dài 80cm trở lên. Kiểu gọi giống cá Cam như thế dựa trên kích cỡ dùng theo vùng Kanto, chứ qua đến Kansai, mỗi kích thước cá Cam lại được gọi theo kiểu khác, nhưng chuẩn nhất cứ trên 80cm, đều chung tên là Buri.
Diện mạo một chú cá Buri – món ngon của mùa thu Nhật Bản (tư liệu)
Cái cớ phải ăn cá Buri mùa cuối thu, ấy là chỉ vào mùa này, con cá Buri toàn nước Nhật mới trở nên béo ngậy nhất. Thế nên Buri còn được mệnh danh là món cá dành riêng cho mùa thu, cũng là món cá của năm mới theo quan niệm người Nhật.
Số là khi đông sắp đến, cá Buri phải tích mỡ hết cỡ cho cơ thể chống chọi qua mùa giá lạnh, và chỉ những con cá đã trên 80cm, thọ ít nhất hơn 4 năm tuổi, mới đủ chuẩn hóa kiếp thành cao lương mĩ vị trên bàn tiệc thu. Nhìn vào số tiêu thụ cá Buri ở Nhật hàng năm, với sản lượng trung bình từ 150 – 200 ngàn tấn, đủ thấy sức quyến rũ của món cá này đến mức nào.
Cá Buri được đánh bắt và đưa về phiên chợ sớm đấu giá trước khi đến các nhà hàng khắp nước Nhật
Trong danh sách hải ngư xứ Nhật, có lẽ mỗi Buri là con cá có lắm định danh nhất. Ngoài tên gọi theo vùng miền, theo kích cỡ, cũng là giống Buri, nhưng nếu nuôi theo hình thức chuồng trại ngoài khơi, lại được gọi là Hamachi. Khi đã dán nhãn Buri, nghĩa là chú cá ấy được sinh ra, lớn lên trong môi trường hoàn toàn thiên nhiên. Và phàm là cái gì tự nhiên, bao giờ cũng… số dzách. Bởi lẽ thế nên mỗi khi từng lát cá sống Buri được dọn lên bàn tiệc, từ bếp trưởng đến người phục vụ luôn tìm cách nhấn mạnh: “Buri, Buri nhá, không phải Hamachi đâu”.
Bếp trưởng của Inawashiro chuẩn bị thiết khách với món cá Buri mùa thu
Trong chuyến đến Fukushima, Ibaraki – cũng là các lãnh địa hàng đầu của cá Buri tại Nhật, tôi đã có dịp thưởng thức những lát cá tuyệt vời trên bàn tiệc Washoku (hòa thực) – Di sản ẩm thực thế giới, nổi tiếng với những món ăn chế biến theo mùa.
Đầu cá Buri sẽ trở thành một món nướng hảo hạng
Để khai tiệc Buri, lữ quán Inawashiro bày biện khá trịnh trọng, nhìn con cá Buri bày trên sân khấu, tôi ngạc nhiên bởi độ vĩ đại của nó, áng chừng dài gần mét, nặng hơn 15kg. Màn trình diễn với đầy đủ nghi lễ, giới thiệu kích cỡ, trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ của chú cá. Sau đó vị bếp trưởng bắt đầu động thủ, khai đao.
Trong kỹ thuật làm sashimi cá Buri, lạng thịt khỏi xương là chi tiết rất quan trọng, đầu bếp có đao pháp càng vững, số lần ra dao càng ít, và quan trọng nhất là vết cắt giữ nguyên đường gân máu gần xương sống, không phạm phải một milimet nào. Dân làm sashimi thử tài nhau nhìn vào miếng phi lê tách ra với phần thịt còn dính lại trong xương sống cá càng ít, trình bếp đó càng cao. Nếu đao pháp kém, đường xẻ dễ phạm phải gân máu – nằm sát với xương sống – thịt cá sẽ dậy mùi tanh, phá đi hương vị quyến rũ nguyên bản của Buri.
Kỹ thuật vận đao pháp nhanh gọn tách miếng cá khỏi xương để làm sashimi
Vị bếp trưởng ở Inawashiro đã hơn 20 năm kinh nghiệm làm sashimi, thế nên chỉ loáng cái, hai miếng phi lê Buri tươi rói đã sẵn sàng, được nâng cao qua khỏi đầu, thay lời mời thực khách và đón nhận tràng pháo tay tán thưởng. Phần trình diễn kết thúc, từng lát sashimi Buri được phân chia cho mọi người trong hả hê và sung sướng tận hưởng.
Sashimi cá Buri thông thường có màu tươi đỏ, khá giống với Akami – phần thịt đỏ của cá ngừ
Một bữa cá Buri ấn tượng khác là ở nhà hàng sashimi danh tiếng có tên Goho Excel, tọa lạc ngay ga tàu trung tâm ở thành phố Mito, tỉnh Ibaraki. Đây là nhà hàng vừa phục vụ sashimi, vừa mở luôn các lớp dạy làm sushi để thực khách trải nghiệm các phong cách chế biến sushi ngay tại bàn.
Thực khách trải nghiệm làm sushi và thưởng thức cá Buri ở Goho Excel
Điểm nhấn của buổi tiệc hôm ấy cũng là một màn trình diễn sashimi cá Buri, bếp trưởng Katayama của Goho Excel chỉ chiêu: “Cá Buri mùa thu là số một, nhưng trong cả con cá, phần sashimi ngon nhất chính ở bụng, đó là nơi tích mỡ nhiều nhất”.
Bếp trưởng Katayama của Goho Excel với màn trình diễn lóc cá Buri ấn tượng
Tôi may mắn được chia phần với miếng sashimi ngon nhất của Buri, lát cá trắng au, ngấn mỡ, bóng nhẫy, khác hẳn với một chút phớt đỏ như lát sashimi Buri thông thường, đem chao qua nước tương, quyện mù tạt lên trên, ăn miếng cá cảm giác như ngậm cả trời thu bởi lũ lượt cảm xúc ùa về, từ đậm đà của nước tương, nồng hăng của mù tạt, kéo theo đó là ngọt mềm đến béo ngậy, khiến năm giác quan phải bừng tỉnh, thổn thức vì… quá xá đã. Nhìn quanh các thực khách khi ăn xong miếng sashimi bụng cá Buri, hình như ai cũng lộ vẻ nuối tiếc vì ăn nhanh quá, trong khi cả con cá lát ra chưa đầy 20 miếng ngon miếng nhớ bé tẹo bằng hai lóng tay.
Sashimi bụng cá Buri với lớp mỡ trắng tươi quyện theo thớ thịt
Độ phê của bữa tiệc cá sống Buri ở Fukushima và Ibaraki được kéo dài thêm nhờ một chút giọt nồng đưa cay đầy ý vị, ấy là rượu sake. Ở Nhật, tỉnh nào cũng có lò làm sake, nhưng số một theo bình chọn của năm 2018 chính là chai Okunomatsu từ Fukushima, cũng đồng nghĩa là chai sake ngon nhất thế giới. Hớp sake nồng hương lúa cốm, nhưng thanh mượt, hậu vị để lại một chút mùi trái cây với thoảng chuối, táo kèm theo độ ngọt dài, đẩy đi cái béo ngậy ngấp nghé ngán khi ăn cá sống, để rồi nhờ những giọt Okunomatsu mà thực khách hết gắp này qua gắp khác với sashimi Buri mà chẳng thấy mỏi tay hay no bụng chút nào.
Chai sake số một thế giới đến từ Fukushima
Một chuyến phiêu xứ Phù Tang mùa cuối thu, một miếng sashimi cá Buri, một chung sake nồng ấm… chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ khiến tâm hồn người ta mê mẩn, để rồi khi về lại cố hương, dễ lắm phải hơn một lần nhớ phong vị tuyệt hảo lát cá Buri mùa thu, mong lắm sẽ có ngày tái ngộ.
Theo: chúng tôi
Điểm Danh Các Đặc Sản Nổi Tiếng Ở Hà Nam
Tuy không sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng Hà Nam lại quyến rũ bước chân du khách bởi vô vàn các món ăn độc đáo như cá kho, chuối ngự hoặc bánh cuốn chả,
Cá kho Hà Nam đặc biệt bởi nó đã trở thành “thương hiệu” từ hàng trăm năm nay. Cách kho cổ truyền cùng những bí kíp riêng đã khiến món cá nơi đây có vị ngon không nơi nào sánh được.
Với nguyên liệu chính là cá trắm đen, người dân làng Vũ Đại kết hợp với những gia vị sẵn có của đồng quê như gừng, chanh, khế chua, kẹo đắng,… kho liên tục trong niêu đất khoảng 12 tiếng. Chỉ cần thiếu 1 nguyên liệu, niêu cá kho đã cho mùi vị khác hẳn.
Cá sau khi kho không khô hoặc không ướt quá, có vị thơm ngậy, thịt chắc, xương mềm, không phải bỏ đi bất cứ thứ gì. Nếm thử một miếng cá, thực khách như cảm thấy đủ cả vị thơm của cá, ngậy của thịt mỡ, vị cay cay của giềng, vị chua của chanh, khế. Nhất là ngày Tết, ăn cá kho với bánh chưng thì quả là “hết ý”.
Mỗi một nồi cá kho có giá thấp nhất là từ 400.000 đến 700.000 đồng, đắt nhất là 1 triệu đến 1,2 triệu đồng. Những ngày cận Tết, nhiều cơ sở sản xuất cá kho phải từ chối đơn đặt hàng của khách vì không thể làm kịp.
Nổi tiếng là đặc sản tiến vua, chuối ngự Hà Nam có màu vàng óng, quả nhỏ căng tròn, cuống xanh, đầu chuối có ba chiếc tua cong cong rất đẹp mắt.
Điểm đặc biệt của loại quả này là nếu đem trồng ở vùng đất khác thì không thể cho mùi vị thơm ngon y hệt. Chính vì vậy, chuối Ngự trở thành đặc sản có một – không – hai của Hà Nam.
Nải chuối ngự ngon phải hội tụ đủ cả các yêu cầu về hình, về hương, về sắc. Mỗi nải chuối như một bông hoa xòe cánh, thường được nhiều người ưa chuộng đặt lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ, Tết.
Bánh cuốn là món ăn phổ biến, có thể tìm thấy ở bất cứ địa phương nào. Tuy nhiên, bánh cuốn chả Phủ Lý lại khiến thực khách nhớ đến bởi hương vị dân dã nhưng vô cùng đặc sắc. Bánh không nhân được ăn kèm với chả nướng, các loại rau thơm cùng nước chấm nóng và nhiều loại gia vị khác nhau.
Để làm nên những miếng chả thơm ngậy, người ta tẩm ướp thịt với gia vị rồi xiên vào que tre trên than hồng chứ không nướng trong vỉ sắt. Món ăn tuyệt ngon khi thêm vài giọt tinh dầu cà cuống. Nước chấm cũng được pha chế một cách cầu kỳ.
Những hàng bánh cuốn chả nằm dọc theo các con đường ở Phủ Lý luôn là lựa chọn hàng đầu đối với du khách phương xa.
Quýt Lý Nhân quả dẹt, vỏ giòn, mỏng, khi chín màu vàng ươm. Quýt vùng này mọng nước bên trong và nhiều tinh dầu bên ngoài, dùng tay bóc vỏ thấy mùi thanh mát tỏa ra dễ chịu.
Quýt Lý Nhân là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin C, giúp vết thương mau lành, ngăn quá trình lão hóa. Riêng vỏ quýt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh (có tên gọi trần bì – Citrus reticulata, thanh bì,…) và làm tăng hương vị của món chả rươi.
Quýt Lý Nhân nổi tiếng không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới và cũng từng dùng làm đặc sản tiến vua. Vì thế, nếu có cơ hội qua Hà Nam mùa quýt, du khách nên tranh thủ thưởng thức món ngon đặc biệt này.
Người sành ăn ai cũng biết, Hà Nam nổi tiếng với loại mắm cáy có vị vừa hăng hăng, cay cay lại vừa thơm nồng. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.
Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm phải chọn được những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đập dập. Tiếp theo, lấy vải màn bịt chặt hũ lại, phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất. Để càng lâu, mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.
Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo.
Món Khoái Khẩu Của Người Nhật Bản: Cá Ngừ Vây Xanh Nuôi Từ Trứng
Nuôi trong trại là niềm hy vọng mong manh mới hé cho loài cá được người Nhật Bản rất ưa chuộng này.
Phòng thí nghiệm Thủy sản của Đại học Kindai có thể không phải là cái tên hay đối với một nhà hàng, nhưng các thực khách không hề bận lòng. Vào các ngày trong tuần, họ xếp hàng ở Ginza, khu mua sắm hào nhoáng xa hoa tại Tokyo, để nếm thử món cá. Các thực khách hài lòng với chất lượng của món sashimi, bao gồm các lát cá ngừ vây xanh mọng nước ngon ngọt, một trong những loài được đánh giá cao nhất trong tất cả loài cá. Nhưng cá ngừ tại nhà hàng này không giống cá ở những nơi khác ở một khía cạnh quan trọng: nó không được đánh bắt trong tự nhiên mà là được nuôi.
Người Nhật gọi cá ngừ vây xanh là “vua của các loài cá”. Họ tiêu thụ khoảng 40.000 tấn cá này một năm – 80% tổng sản lượng đánh bắt trên toàn cầu. Nhu cầu cũng đang tăng lên nhanh chóng ở những nơi khác. Tuy nhiên, trữ lượng cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương đã giảm tới 97% so với mức đỉnh điểm vào đầu những năm 1960, theo một báo cáo mới đây của Ủy ban Khoa học quốc tế, một nhóm các chuyên gia đến từ các nước khác nhau. (Nhật Bản tranh cãi về kết quả báo cáo của tổ chức này.) Theo Ủy ban này, ở một số nơi, lượng cá đánh bắt ở mức cao gấp ba lần mức bền vững.
Nuôi trong trại có thể là một lối thoát cho tình cảnh bế tắc này. Nhưng cá ngừ vây xanh lại khó sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Ở đại dương, nó có thể bơi lang thang hàng ngàn dặm và to lớn đến hơn 400kg. Loài cá này rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và tiếng ồn. Những cố gắng ban đầu đã thất bại, nhưng Đại học Kindai vẫn tiếp tục kiên trì nghiên cứu dù khoản trợ cấp từ chính phủ đã hết từ đầu những năm 1970. Năm 2002, lấy vốn từ việc bán các loài cá khác, đại học này đã thành công khi lần đầu tiên nuôi cá ngừ trưởng thành từ trứng, chứ không chỉ đơn giản là vỗ béo những con cá non bắt ngoài đại dương. Giờ đây, các đầu bếp ở Ginza có thể bắt cá ngừ với cần câu bằng điện trong bể nuôi của trường đại học như ý mình muốn.
Tuy nhiên, chỉ 1% cá ngừ vây xanh trong bể nuôi của trường đại học sống sót đến tuổi trưởng thành. “Chúng tôi hy vọng cải thiện điều này nhưng sẽ mất thời gian,” Shukei Masuma, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản của Đại học Kindai dự đoán. Tệ hơn nữa, cá ngừ ngốn rất nhiều cá thu tự nhiên và mực. Các nhà khoa học đã thử cho chúng ăn đậu nành và một số thứ khác. Một công ty ở phía tây nam Nhật Bản cho biết trong tháng này họ đã thử cho cá ngừ ăn bột cá, nhưng cách này tốn kém và cá chậm phát triển. Sử dụng cá tự nhiên làm thức ăn cho cá ngừ vây xanh khiến việc nuôi cá không bền vững, ông Atsushi Ishii của Đại học Tohoku nói. Ông coi việc nuôi trồng thủy sản là một sự xao nhãng khỏi nhiệm vụ hóc búa là quản lý nghề cá đúng cách.
Cuộc tranh luận này đang dần tác động đến nhận thức của công chúng. Năm 2014, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về quyết định của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế về việc đưa cá ngừ vây xanh vào “sách đỏ” các loài bị đe dọa tuyệt chủng. Xã luận trên các báo đã bắt đầu chỉ trích lập trường của chính phủ. Nhà hàng của đại học Kindai được yêu thích cũng cho thấy rằng người tiêu dùng đang dần nhận thức được vấn đề. Nhưng cuối cùng, ông Naotoshi Yamamoto của Đại học Nagasaki cho rằng, họ có thể chỉ cần ăn cá ít hơn là được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Danh Sách Các Món Ăn Đặc Trưng Của 47 Tỉnh Thành Ở Nhật Bản trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!