Đề Xuất 3/2023 # Cách Làm Món Cá Lăng Nướng Dân Tộc # Top 9 Like | Laneigenetrangngoi.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Làm Món Cá Lăng Nướng Dân Tộc # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Món Cá Lăng Nướng Dân Tộc mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cá lăng thuộc họ da trơn. Cá thường ăn mồi sống, tôm tép, cá con và phù du, khi ẩn mình trong hang thường nhẩn nha nhấm nháp rêu bám trên vách đá. Đó cũng chính là lý do thịt cá lăng săn chắc, thơm ngọt hơn các loại cá khác.

Hiện nay cá lăng là đặc sản quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt cá không có dăm xương lại thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, giàu Omega 3… nên rất được bà nội trợ ưa thích. Cá này có thể chế biến thành những món ngon như hấp chanh, nấu lẩu, chiên tươi, nấu cháo, làm chả, kho khô, nấu canh chua lá giang, kho khóm, đặc biệt, cá lăng nướng muối ớt là món khoái khẩu của nhiều gia đình.

Nguyên liệu để làm món cá lăng nướng muối ớt gồm: – Một kg cá lăng. – Hành tím, tỏi, sả xay, hành lá, ngò, chanh, ớt sừng, ngũ vị hương, tương ớt, mật ong, dầu hào, màu điều, tiêu mỗi thứ một ít. Cách làm: – Cá làm sạch, để ráo, dùng dao khứa xéo trên 2 bên thân cá hoặc cắt khoanh tùy sở thích. Trụng sơ cá với nước sôi và rượu cho bớt mùi tanh. – Pha nước sốt: 2 muỗng cà phê hành tím bằm, 3 muỗng sả xay, 2 muỗng tương ớt, một muỗng đầu hành bằm, một muỗng dầu hào, một muỗng mật ong, nửa muỗng nước mắm, một muỗng ngũ vị hương, 2 muỗng hạt nêm, 2 muỗng bột ngọt, 2 muỗng đường, nửa muỗng tiêu, 2 muỗng màu điều, 2 muỗng dầu ăn. Cho tất cả vào chén khuấy đều, ướp cá 15-25 phút cho thấm gia vị. – Nướng cá trên bếp than khoảng 15 đến 20 phút, khi nướng quét nước ướp đều lên 2 mặt cá. – Làm muối ớt chấm cá: Muối bột, sả xay khoảng nửa chén, cho thêm tiêu đập dập, một muỗng ớt xay, một chút màu điều. Tất cả đem rang sơ, đảo liên tục. Tắt bếp, đợi nguội cho vào 2 muỗng cà phê bột ngọt. Cá lăng sau khi nướng có màu vàng đều quyện trong mùi thơm của các loại gia vị. Thịt cá vẫn giữ được vị ngọt thơm ngon mà không bị khô.

Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu)

Bài thuyết minh về thịt kho tàu

Ngày Tết có vô số những món ăn, bánh kẹo trái cây rất ngon. Đối với những món mặn em rất thích thịt kho tàu đậm đà hương vị miền Nam trong những ngày tết nguyên đán.

Tên gọi thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được nhiều gia đình miền Nam chế biến trong bữa cơm gia đình, ưu điểm là thịt giữ được lâu dùng trong nhiều ngày.

Sau khi hoàn thành sơ chế thịt hãy ướp thịt với gia vị như muối, đường, tỏi, hành tím, ớt, nước mắm… chờ trong 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt mới ngon. Trứng vịt cho vào nồi nước luộc chín, bỏ vỏ. Chuẩn bị một cái nồi, cho nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào làm nóng, thịt cho vào nồi xào nhẹ, thêm một ít nước màu và nước mắm vào giúp tạo độ mặn mà cho món thịt kho tàu, đợi khi nào nước sôi lên hãy cho nước dừa rồi trộn đều. Lúc này để ngọn lửa vừa và quan sát khi thịt mềm cho trứng vịt vào nồi, vặn nhỏ lửa và đợi trong khoảng 1- 2 tiếng thịt sẽ chín hoàn toàn.

Món thịt kho tàu thường có trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, với món thịt kho tàu dùng kèm cơm với dưa kiệu ăn nhiều mà không có cảm giác ngán. Thịt kho tàu chắc chắn là món ăn ngon ngày Tết của nhiều gia đình Việt.

Bài thuyết minh về món củ kiệu

Đối với những người Việt Nam Tết là thời gian quý báu để quay về với những giá trị gia đình và truyền thống, ẩm thực cũng vậy, củ kiệu là món ăn truyền thống ngày Tết của nhiều thế hệ gia đình Việt. Thấy củ kiệu là thấy Tết đang về.

Cũng như Tết phải có bánh chưng bánh giầy, củ kiệu cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình ngày Tết. Củ kiệu làm không khó nhưng mỗi vùng miền lại có một hương vị riêng. Để có củ kiệu ngon, công đoạn chọn kiệu và ngâm kiệu cực kỳ quan trọng, kiệu nên chọn loại thân vừa phải, đuôi nhỏ và không chọn kiệu trâu vì thân to chứa nhiều nước, khi ăn sẽ bị ngấm nước ăn sẽ không ngon. Kiện sau khi được chọn, rửa sạch, cắt củ, bỏ lá. Để món củ kiệu ngon không thể thiếu các loại củ quả khác đó là cà rốt, củ cải, đu đủ sống,… tất cả đều chọn lựa kĩ, sau đó gọt vỏ, rửa với nước sạch, cà rốt thái sợi, đu đủ thì thái cắt thành từng khúc. Riêng với phần kiệu cho vào nước pha 1 muỗng cà phê phèn chua, ngâm 5 phút, sau đó vớt tất cả ra rổ và mang phơi nắng. Phơi nắng là công đoạn cũng rất quan trọng, nếu phơi quá lâu củ sẽ mất nước, khô héo còn nếu phơi chưa đủ nắng ăn cũng không ngon.

Khi hoàn thành công đoạn phơi nắng là đến lúc pha nước ngâm, chuẩn bị nước mấm, dấm, đường, muối, tất cả trộn đều sau đó cho vào hủ, đừng quên cắt vài lát ớt để món củ kiệu thêm hương vị. Món củ kiệu đã được hoàn thành, bạn và gia đình có thể dùng ngay hoặc chờ sau vài ngày.

Trong cuộc sống hiện đại những món ăn nhiều hương vị xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không sao thơm ngon bằng món củ kiệu tự làm, Tết không thể thiếu vắng đi những hủ củ kiệu chua ngọt trong bữa ăn gia đình. Những con người xa quê dù không phải ngày lễ Tết nhìn món củ kiểu cảm thấy nhớ nhung một không khí sum họp của những ngày Tết quê hương.

Bài văn thuyết minh món canh chua cá lóc

Cá lóc hay còn gọi là cá quả được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nổi tiếng nhất là món canh chua cá lóc của Nam Bộ với hương vị đặc trưng riêng mà ai ăn cũng phải thích thú.

Món canh chua cá lóc Nam Bộ không như vùng khác khi có hương vị đặc trưng chua ngọt. Món ăn này cân bằng khi vị chua không gắt mà chua dịu nhẹ, người ăn có cảm giác thoải mái, vị ngọt nhẹ, sự kết hợp độc đáo nên mang đến vị đặc trưng cho món canh chua cá lóc.

Món ăn chế biến dễ dàng với các nguyên liệu dễ mua mà giá rẻ, khi chế biến phải đòi hỏi tay nghề của người nấu mới mang lại món canh chua cá lóc ngon đúng vị. Canh chua cá lóc xuất hiện nhiều trong các bữa cơm gia đình, nếu trong các ngày hè nắng nóng mà có bát canh chua cá lóc giải nhiệt ngon gì sánh bằng.

Quá trình chế biến bắt đầu bằng cách làm sạch cá lóc, ướp cá với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt. Chuẩn bị các loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà rửa sạch, xắt thành khúc, cà chua xắt theo múi, dứa, ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, nhớ bỏ hạt. Sau đó cho me nấu với một bát nước để me tan. Rau sống nhặt sạch, giá đỗ nhặt sạch, rửa với nước rồi để ráo, còn các loại rau khác ngắt lấy phần non và rửa sạch cùng với nước sau đó để ráo nước.

Chuẩn bị một cái nồi lớn, hãy cho lượng nước vừa đủ vào, đổ nước me vào đun sôi, đến khi nước sôi cho cá lóc vào nấu, thêm vào trong nồi đậu bắp, cà chua, lá bạc hà,dứa và tắt bếp. Tùy vào vùng miền mà có cách gia vị khác nhau với Nam Bộ hai gia vị chủ đạo đó là chua và ngọt.

Sau quá trình nấu, múc canh chua cá lóc ra tô lớn, trang trí bên trên rau mùi, ớt xắt lát tạo độ ngon và hấp dẫn cho món ăn, ăn kèm với cơm trắng hoặc bún trong bữa ăn gia đình. Món canh chua cá lóc dùng nhiều trong ngày hè vừa giải nhiệt và tốt cho sức khỏe cả nhà.

Với cách nấu đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mà bổ dưỡng, món canh chua cá lóc phổ biến ở mọi vùng miền và được nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Đây là món ăn dân dã, đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt.

” Thuyết minh về cách làm bánh chưng.

Với 3 bài thuyết minh về món ăn ngày tết sẽ là những nguồn tham khảo giá trị cho học sinh. Loigiaihay Net chúc các em viết văn tốt và có điểm cao trong bài kiểm tra.

Cá Lăng? Cá Lăng Nấu Gì Ngon? Cách Chế Biến Cá Lăng

Cá lăng là cá gì?

Cá lăng có tên tiếng anh là Bagridae, thuộc dòng cá trơn, có xuất xứ từ khu vực châu Phi và châu Á. Cá lăng có kích thước lớn, giàu dinh dưỡng nên được dùng làm thực phẩm. Các quốc gia châu Á đều rất ưa chuộng những món ăn được chế biến từ cá lăng.

Cá lăng là loại cá có kích thước lớn, khi trưởng thành có thể đạt đến độ dài hơn 1,5m. Cân nặng của cá lăng thường dao động từ 10 – 30kg hoặc hơn.

Cá lăng thuộc dòng cá da trơn nên thân mình không có vảy mà thay vào đó là một lớp nhớt, vây lưng một gai ở phía trước, vây mỡ xung quanh người, phần vây cứng có răng cưa. Mình cá suôn dài, đầu hơi bẹt và có những sợi râu khá dài.

Cá lăng có rất nhiều loại, nhưng phổ biến nhất ở nước ta là: cá lăng chấm, cá lăng đuôi đỏ, cá lăng trắng, cá lăng vàng…

Cá lăng có thịt thơm, ngon và rất giàu chất dinh dưỡng gồm: Omega 3, chất béo, protein,… Theo Đông y, đây là loại cá tính bình, có vị ngọt, tác dụng thông lợi tiểu hiệu quả.

Cá lăng thường sống ở dưới tầng đáy, nơi có nhiều bùn, phù sa, nước chảy chậm tại các vùng nước ngọt hoặc lợ như ao, hồ, sông, suối.

Cá lăng ăn tạp, nên thức ăn của chúng thường là côn trùng sống ở trên mặt nước, các loại ấu trùng trong nước, tôm, cua và cá nhỏ.

Cá lăng vô cùng đa dạng về chủng loại với hơn 200 dòng cá lăng đang sinh sống. Nổi tiếng và phổ biến nhất gồm: cá lăng chấm, cá lăng đuôi đỏ, cá năng trắng, cá lăng hồng…

Cá lăng nấu gì ngon?

Cá lăng nướng là món ăn được nhiều người yêu thích. Tùy vào khẩu vị của từng người mà cá lăng có thể được ướp với nhiều gia vị khác nhau, tạo thành các phiên bản vừa ngon vừa hấp dẫn như: cá lăng nướng riềng mẻ, cá lăng nướng xốt tiêu xanh, cá lăng nướng muối ớt,…

Cá lăng kho bình dị, quen thuộc, có cách làm đơn giản nhưng lại được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị cuốn hút rất đưa cơm. Tùy vào khẩu vị đặc trưng của từng vùng miền mà cá lăng được kho theo nhiều cách khác nhau.

Cá lăng om chuối đậu là món ăn vô cùng thích hợp để thưởng thức vào những ngày trời se lạnh. Với màu vàng ươm bắt mắt, sóng sánh cùng mùi vị thơm ngon, lạ miệng chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm, ăn không muốn buông đũa.

Lẩu cá lăng măng chua là sự kết hợp hài hòa giữa 2 vị chua ngọt đầy kích thích và hấp dẫn. Được đánh giá là một món ăn ngon cùng cách làm đơn giản, chỉ cần bỏ ra một ít thời gian, bạn sẽ có ngay món lẩu vô cùng cuốn hút để thưởng thức cùng gia đình.

Để nấu món lẩu cá lăng măng chua, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Cá lăng, măng chua, dứa, bún, cà chua, các loại rau thơm và gia vị cần thiết.

Cá lăng hấp có cách làm đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với những ai quá bận rộn nhưng vẫn muốn thưởng thức hương vị độc đáo của cá lăng.

Ngoài những món ăn mà Disney Cooking vừa chia sẻ, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều món ăn đặc sắc khác được chế biến từ cá lăng như: cá lăng chiên, cá lăng om dưa, măng, cá lăng xào, cá lăng xốt cà chua, canh cá lăng nấu ngót,…

Bắc An: Món Ăn Độc Đáo Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

Những món ăn độc đáo, hấp dẫn của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bắc An (TP Chí Linh) được đời tiếp đời gìn giữ, mang bản sắc riêng.

Thiếu khau nhục là cỗ không to

​Tháng 4 vừa qua, về dự Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh tổ chức ở xã Bắc An, chúng tôi được người dân thết đãi một bữa cơm thịnh soạn. Mâm cỗ có khá nhiều món ngon được chế biến từ thịt, cá, rau xanh, nhưng độc đáo và ấn tượng hơn cả vẫn là món khau nhục.

​Khau nhục (có nơi gọi khổ nhục) là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Hoa ở xã Bắc An. Món này được chế biến từ thịt lợn ba chỉ. Khi ăn, mọi người cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị hòa quyện với vị béo ngậy của thịt lợn… “Món này thường được đồng bào người Hoa chế biến vào dịp Tết, khi có đám cưới hoặc làm cỗ đãi khách. Thiếu khau nhục là cỗ không to”, ông Nguyễn Trọng Ánh, cán bộ văn hóa – xã hội xã Bắc An nói.

​Ông Diệp Văn Xường, 63 tuổi ở thôn Bãi Thảo 1 rất giỏi nấu món khau nhục. Ông Xường không biết món ăn này có từ bao giờ, chỉ biết do ông cha truyền lại. Nguyên liệu làm món khau nhục có sẵn ở địa phương nhưng chế biến rất tỉ mỉ, mất nhiều thời gian. “Ở một số nơi như Lạng Sơn cũng có món khau nhục nhưng ăn ngấy và không thơm ngon như chúng tôi chế biến”, ông Xường chia sẻ.

​Để làm ra món khau nhục tròn vị, ngon đúng điệu theo kiểu đồng bào người Hoa ở Bắc An, việc đầu tiên là phải chọn mua được miếng thịt lợn ba chỉ ngon. Thịt sau khi rửa sạch sẽ được luộc chín. Vớt thịt ra để nguội, dùng vật nhọn châm vào bì để nước thoát ra ngoài.

Sau đó, thoa nước cốt dừa thật đều lên bề mặt bì lợn rồi đưa vào vạc dầu quay cho tới khi bì lợn chuyển màu vàng và phồng rộp lên. Thịt được vớt ra, rồi ngâm vào nước ấm cho miếng thịt mềm, sau đó thái miếng dày 2 cm, dài khoảng 8-10 cm.

​Công đoạn quan trọng nhất trong chế biến món khau nhục là nêm gia vị. Thịt sau khi thái miếng sẽ cho vào bát to, ướp lẫn với tỏi khô băm nhỏ, củ địa liền, nước mắm, đường, mì chính, hạt tiêu, gừng… và cho lên bếp hấp cách thủy trong 2-3 giờ. “Nói thì thấy đơn giản vậy nhưng khi pha chế món này mà không khéo léo thì ăn không ngon. Ngày trước, chúng tôi cũng phải học từ ông bà, bố mẹ rất nhiều lần mới làm được”, ông Xường nói.

​Ngậy thơm bánh phổi bò

Ông Diệp Văn Xường giới thiệu về củ địa liền – thứ củ làm nên hương vị chủ lực cho món khau nhục

​Ở xã Bắc An, ngoài đồng bào dân tộc người Hoa còn có 11 dân tộc thiểu số khác như Sán Dìu, Khơ Me, Tày, Nùng, Cao Lan, Thổ… Trong số này, người dân tộc Sán Dìu đông hơn cả với hơn 600 hộ. Người Sán Dìu ở xã Bắc An cũng biết làm khau nhục nhưng món ăn truyền thống của họ là bánh phổi bò (còn gọi là bánh mào gà, bánh rợm).

​Người Sán Dìu cũng không biết bánh phổi bò có từ bao giờ và vì sao nó lại được đặt tên như thế. Nhưng có một điều chắc chắn họ biết đó là vào dịp Thanh minh, rằm tháng bảy, Tết đông chí thì trong mâm cỗ nhất thiết phải làm món này để cúng ông bà, tổ tiên.

Chị Dịp Hồng Vui ở thôn Chín Thượng làm bánh phổi bò rất khéo. Nguyên liệu làm bánh gần gũi và có sẵn ở địa phương như gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh, thịt lợn, đường…

​So với món khau nhục của người Hoa, cách làm bánh phổi bò của người Sán Dìu đơn giản hơn. Gạo sau khi vo sạch được ngâm với nước ấm 60 độ C trong khoảng 1 giờ. Sau đó, vớt gạo ra để ráo nước, nghiền thành bột nhưng vẫn phải giữ được độ ẩm để bảo đảm dẻo khi nặn bánh.

Đỗ xanh rửa sạch, nấu chín, đánh nhuyễn trộn với đường để làm bánh chay hoặc trộn với thịt lợn xào hành khô và hành hoa để làm bánh mặn. Công đoạn tiếp theo là nhào bột nặn thành hình tròn, đường kính khoảng 10 cm, đưa vào nồi luộc đến khi nổi lên trên mặt nước. Bánh được vớt ra đánh nhuyễn trộn với nhân đường hoặc thịt lợn xào sẵn, lấy lá chuối gói lại và hấp cách thủy trong khoảng nửa giờ.

​Bánh phổi bò khi ăn có vị đậm, béo, ngậy của thịt lợn hòa quyện phảng phất với mùi thơm của hành hoa, lá chuối. Nếu là nhân chay, khi ăn bánh có vị thanh mát.

​Ông Nguyễn Trọng Ánh, một người dân trong xã cho biết khau nhục và bánh phổi bò là 2 món ăn rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Hoa và Sán Dìu. So với bánh phổi bò, món khau nhục được nhiều người ưa thích. Qua thời gian, 2 món này cũng nhiều gia đình người Kinh và đồng bào một số dân tộc thiểu số khác học cách làm. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hằng năm, các thôn trong xã đều tổ chức bữa cơm đại đoàn kết và trên mâm cơm không thể thiếu món khau nhục.

BÌNH MINH (BÁO HẢI DƯƠNG)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Món Cá Lăng Nướng Dân Tộc trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!