Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Món Bánh Đa Trộn Siêu Ngon mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bánh đa trộn là món ăn được nhiều người yêu thích. Vị dai dai của bánh đa và chả cá kết hợp chút bùi của lạc, hòa quyện cùng nước sốt, thịt bò, rau giá… tạo nên món ăn ngon hấp dẫn.
Chúng tôi sẽ chia sẻ công thức làm bánh đa trộn siêu ngon này:
Nguyên liệu:
– Bánh đa đỏ: 200g rửa sạch để ráo
– Rau muống chẻ hoặc 1 bó rau cần bỏ lá và rửa sạch cắt khúc
– Lạc rang bỏ vỏ đập dập nhẹ
– Xì dầu ( nước tương)
– Giò tai hoặc giò lụa thái sợi nhiều ít tuỳ thích.
– Đậu hũ chiên vàng
– Dầu điều mua sẵn hoặc tự chưng
– Chả cá hoặc chả mực: 150g
– Xương gà hoặc xương heo: 1kg
– Giá đỗ: 150g
– Thịt bò:150g
– Cua xay hoặc cua mua sẵn trong siêu thị.
– Hầm 1 nồi nước dùng xương heo hoặc xương gà sau đó để nguội, chắt lấy phần nước dùng bỏ lại xương rồi cho thêm 1 gói cua tinh chế mua trong siêu thị (hoặc cua xay) vào phần nước dùng đã chắt sau đó quậy đều cua vào đun lửa nhỏ vừa.
Lưu ý: cho gia vị khi nước hầm xương đã nguội.
– Khi cua đóng bánh thì vớt phần thịt cua nổi lên ra để riêng. Phần nước cua còn lại thì nêm nhẹ gia vị cho vừa miệng.
– Chia đôi làm 2 phần nước. 1 phần dùng làm canh ăn kèm, 1 phần dùng để luộc rau, chần bánh, chần thịt bò.
– Phi thật nhiều hành khô với dầu điều rồi cho thịt cua đóng bánh bên trên vào xào sơ sơ là được.
– Khi ăn chần rau, giá,, giò thái sợi, đậu phụ, chả cá, giá đỗ, trong nồi nước dùng xương heo rồi bỏ vào tô lớn. Tiếp là cho bánh đa vào chần khoảng 1-2 phút bỏ ra xóc cho ráo nước thì cho bánh vào tô rau giá… thịt
– Thêm thịt cua xào và 2-3 thìa lạc , cho 4 thìa nước tương, 2-3 thìa dầu điều vào trộn đều và nhanh tay để bánh đa ngấm gia vị và không bị dính vào nhau là đạt.
– Trút ra đĩa thêm hành phi và chút xíu hành lá vào tô múc nước dùng để ăn kèm để tránh khô và tăng thêm độ ngon miệng.
Lưu ý: 200g bánh đa làm được 3 phần. Các bạn tự ước lượng nếu muốn làm nhiều hay ít hơn.
Pate gan là món ăn quen thuộc thường được ăn kèm bánh mì và xôi trong bữa sáng. Thông thường pate làm bằng gan lợn nhưng bạn hoàn toàn có thể làm pate gan gà.
Theo Dân Việt
Bánh Đa Cá Rô Đồng, Món Quê Dân Dã
Cũng là sản vật của đồng lúa cả thôi, món bánh đa cá rô xuất hiện từ khi nào chẳng ai còn biết nữa. Chỉ biết rằng hương vị nồng đượm, giản dị chất đồng quê của nó luôn khắc khoải trong tim những đứa con xa xứ. Món ăn cầu kỳ dân dã đó biết kiếm đâu ra giữa chốn thị thành hoa lệ?
Tiếng sấm ì ầm, mưa bong bóng phập phồng trước hiên nhà. Ấy là khi các chú cá rô đồng từ những ao, những mương, lạch xạch ngoi lên những bờ vườn, bãi cỏ. Rau cải xanh mướt mát. Bánh đa trắng nuột nà. Háo hức chờ được hiến sinh.
Chỉ một rổ con con là đã đầy nhóc những chàng rô mề, những cô ro ron tươi rói. Cá rô đồng nhiều xương nhưng thịt cá rất đậm và thơm. Cá rô đồng cũng rất khỏe, bắt không khéo những sợi vây trên lưng cá có thể rạch nát tay chứ chẳng chơi. Vảy cá rô đồng rất cứng và ráp nên khi làm cá rô đồng phải đánhvảy rất kỹ.
Xóc một ít muối để cá ra bớt nhớt, làm sạch rồi luộc lên với nước gừng. Cần mẫn gỡ thịt cá luộc sơ. Cả một buổi cũng chỉ được chừng một bát con con. Ấy là chưa kể những ai cầu kỳ còn nướng cá lên chứ không luộc. Thịt cá ấy đem xào lăn với hành khô cùng một chút mắm cốt. Xương cá giã nhỏ, lọc lấy nước tinh. Rồi cùng trút cả vào nồi nước luộc cá khi nãy. Hay một số người lại thích ướp kỹ với gừng, rượu và một xíu nước mắm ngon có thể chế biến thành nhiều món rất ngon như nướng than hoa hay om với tương gừng trong nồi đất.
Cá rô đồng sau khi làm sạch và ướp kỹ đem đi luộc chín. Gỡ lấy phần thịt cá đem xào săn với mỡ hành cho dậy mùi. Phần xương giã và lọc kỹ lấy nước. Rau cải để nấu canh cá rô đồng ngon nhất là loại cải xoăn. Cải này có mùi hăng hăng rất đặc trưng và vị hơi the the đắng. Nồi canh cá rô đồng nấu cải không thể thiếu được vài lát gừng và rau thì là.
“ Dai như phở và mềm như bún”: Đó chính là những sợi bánh đa xào Quỳnh Côi nức tiếng (một thị trấn nhỏ thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Những hạt gạo to tròn trắng ngần và thơm nức được xay thành bột, ngâm nước, tráng thật mỏng, đem ra phơi cho ráo nước, sau đó cuộn lại thái nhỏ thành từng sợi và phơi khô cho đến khi thật giòn. Loại này được gọi là bánh đa xào để phân biệt với bánh đa nướng.
Những sợi bánh đa trong veo sau khi trần qua, rưới nước lèo lên trở thành trắng ngần, thơm ngon, mềm dai rất đặc trưng.
Cá rô đồng thơm ngọt. Thịt cá xào săn như miếng ếch non. Rau cải xanh tai tái, ngăm ngăm. Mùi thơm chỉ chực bùng lên nơi đầu lưỡi. Vị ngọt đậm đà đượm lại thật lâu. Ai mà có cố tình bỏ lại chút gì trong cái bát tô ấy thì thật là dũng cảm lắm thay. Ôi, thèm quá đi mất!
Nồi nước lèo không ngon thì coi như hỏng cả bát bánh đa cá rô. Bao nhiêu kỳ công, chăm chút từ khâu làm bánh, làm cá đụng phải nước lèo nhạt như nước ốc thì cũng coi như đổ xuống sông xuống biển hết. Vậy bí quyết nào để cho một nồi nước lèo đậm đà đúng vị.
Thường nếu cá luộc gỡ xương thì sẽ tận dụng luôn nước luộc đó làm nước lèo, xương cá sau khi được lọc thì đem xay nhỏ, chắt lấy nước cốt bỏ chung vào nước xương. Một chút gừng cho bát canh thêm đượm và chẳng còn chút dư vị mùi tanh.
Bát bánh đa cá rô nghi ngút khói đã được bê ra, trên cái nền trắng tinh khôi của bánh đa, là những lá rau cải xanh mướt, thấp thoáng sợi hành phi béo ngậy bên những miếng cá rô đồng nướng vàng sém cạnh. Gắp vài cọng bánh đa trắng ngần nhỏ đều tăm tắp lên thìa, thêm chút rau cải xanh, một miếng cá vàng rộm rùi ngụp chiếc thìa trong bát cho nước lèo tràn vào. Cứ thế há thật to, cho cả thìa lớn vào miệng, ôi sao mà thanh ngọt lạ lùng đến thế, nhờ có rau xanh mà chẳng hề ngán chút nào, bánh đa mềm trong một tô đầy đặn ăn no thay cơm cả buổi cũng không thấy đói.
Nếu bạn thích có thể cho thêm chút tương ớt và chanh giống như khi ăn phở nhưng xem ra như thế không đúng vị lắm. Có lẽ cứ ăn mộc thế thôi để cảm nhận hết cái vị rất riêng của món bánh đa cá rô bình dị, dân dã mà nồng đượm khó quên nơi quê hương Năm Tấn.
Cách Làm 50 Món Hấp Ngon Cho Bữa Cơm Thêm Đa Dạng Và Bổ Dưỡng
Ngoài lợi thế về khâu chuẩn bị đơn giản và dễ dàng, những lợi ích của các món hấp đem lại còn rất tuyệt vời như bảo đảm được các chất dinh dưỡng, mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn, đồ ăn không bị nấu quá chín hoặc bị cháy và hạn chế tối đa lượng chất béo trong thức ăn.
– Chuẩn bị các nguyên liệu: Mộc nhĩ ngâm qua nước sôi cho mềm. Bắc nồi nước sôi rồi trụng lá cải thảo.
– Cắt cà rốt, su hào, mộc nhĩ, thịt xông khói thành dạng sợi mỏng.
– Trải cải thảo ra thớt sau đó cho các nguyên liệu ở trên vào bên trong lá cải thảo và cuộn lại như khi đang cuốn nem.
– Đặt cải thảo vào khuôn và hấp hoặc nướng cách thủy trong 5 phút. Trong lúc đó bạn bắc nồi lên bếp và đun sôi hỗn hợp nước, muối, bột bắp, dầu hào để rưới lên cải thảo sau khi hấp (nướng) xong.
– Củ cải gọt sạch vỏ sau đó cắt thành khoanh dày khoảng 3 cm. Chuẩn bị hành lá cắt nhỏ, hành tây và gừng băm nhuyễn.
– Cho củ cải hấp ra đĩa, rưới hỗn hợp nước sốt lên và rắc hành lá đều lên cho đẹp mắt!
3. Trứng hấp tôm kiểu Nhật
Nước tương Nhật: 15ml ( loại mặn)
Rượu trắng, nước tương usukuchi (loại nhạt): mỗi thứ một chút
Chả cá Nhật Kamaboko: 4 miếng cắt (tùy thích)
Bạch quả ginnan bạch quả hộp: 8 hạt (tùy thích)
Nước dùng tảo kombu cá ngừ bào: 400ml hoặc 400ml nước và 8g bột nêm cá hon dashi.
Nước tương usukuchi (loại nhạt): 3ml
Lá mistuba (ngò Nhật): tùy thích
– Nấm hương khô đem ngâm nước nóng cho nở trở ra.
– Nấm hương cắt làm đôi, cắt bỏ chân nấm, cho vào chén chịu nhiệt cùng với 2 muỗng súp nước đã ngâm nấm + 15ml nước tương Nhật loại mặn +10g muỗng đường, đậy nắp lại, đem cho vào lò vi sóng quay ở nhiệt độ 600W thời gian 1 phút 10 giây.
– Tôm lột vỏ, bóc chỉ lưng, chừa đuôi.
– Gà đem lọc bỏ gân, bỏ da, đem cắt hạt lựu, nêm chút rượu, chút nước tương usukuchi lạt vào để đó cho thấm.
– Lá mistuba (ngò Nhật) đem cắt nhỏ.
– Trứng gà đánh nhuyễn, lọc qua rây.
– Cho trứng gà qua tô lớn, đổ 400ml nước dùng tảo kombu cá ngừ bào với 1/3 muỗng cafe muối, 3ml nước tương usukuchi (loại nhạt), 6ml rượu mirin, trộn đều hỗn hợp trứng lên.
– Cho thịt gà, nấm đông cô, bạch quả, chả cá vào chén chịu nhiệt.
– Tiếp tục đổ hỗn hợp trứng vào chén đã đựng hỗn hợp thịt gà.
– Cuối cùng cho tôm lên trên bề mặt trứng. Cho vào lò nướng đem nướng chế độ 200 độ C, thời gian 25 phút, sau đó để yên trong lò 10 phút rồi mới lấy ra, không làm nóng lò trước. Rắc lá ngò mitsuba lên. Dùng nóng.
– Cho 1 muỗng canh muối và 2 muỗng canh gừng bột trộn đều vào bát sau đó thoa đều vào thịt gà.
– Bọc gà vào bên trong giấy nến.
– Trong một chảo đế dày, lót một lớp giấy nến rồi rắc 200g muối hạt vào. Tiếp đến thêm 125ml nước vào muối.
– Đặt gà lên trên mặt muối rồi rắc 200g muối hạt còn lại vào phủ kín mặt gà.
– Đậy nắp vung và nấu ở lửa lớn trong khoảng 5 phút. Sau đó hạ bếp ở lửa vừa, nấu thêm 10 phút nữa rồi tắt lửa, đợi 20 phút nữa thì mở nắp vung.
– Cuối cùng, lấy gà ra khỏi giấy nến rồi chặt khúc vừa ăn.
– Gia vị: xì dầu, dầu mè, hành lá
– Lạp xưởng đem hấp chín, sau đó gắp ra, chờ nguội rồi cắt lát xéo mỏng. Để chừa lại một đoạn lạp xưởng để thái hạt lựu. Phần lạp xưởng này bạn sẽ rắc lên trên mặt trứng hấp sau khi thành phẩm cho đẹp mắt.
– Đập trứng ra bát, đánh tan. Thêm nước vào khuấy đều thành hỗn hợp đồng nhất. Thông thường tỷ lệ trứng và nước thường là 1:1,5. Sau đó, lọc trứng qua rây lần nữa để có được lớp trứng mịn mượt.
– Đổ hỗn hợp trứng vào ramekin đã được xếp sẵn một lớp lạp xưởng mỏng. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín các ramekin. Dùng tăm đâm một vài lỗ trên bề mặt để giúp thoát hơi nước rồi lần lượt xếp ramekin trứng vào nồi hấp. Hấp chừng 12 phút kể từ khi nước sôi hoặc cho đến khi trứng chín hoàn toàn.
– Lấy các ramekin trứng ra khỏi nồi hấp, cho lạp xưởng thái nhỏ lên trên mặt cùng với 1 muỗng cà phê xì dầu và 1 muỗng cà phê dầu mè sau cùng là một ít hành lá.
– Chuẩn bị các nguyên liệu: Tôm rửa sạch. Tỏi, ớt, sả băm nhuyễn.
– Trong một tô lớn, cho nước cốt 2 quả chanh, tỏi, ớt, sả, nước mắm và đường vào trộn đều.
– Sau đó cho tôm vào trộn đều lần nữa rồi cho ra khay hay tô chịu nhiệt và bắc lên nồi hấp cách thủy.
– Một ít tép tươi hoặc khô (tép tươi rửa sạch, tép khô thì ngâm trong nước 5-10 phút cho nở mềm)
– Đầu tiên, bạn gọt vỏ củ cải, rửa sạch, bào sợi.
– Củ cải sau khi bào sợi cho vào chiếc bát. Tiếp đến, bạn cho một ít tép, muối vào bát.
– Sau đó, cho bột gạo, thêm chút dầu mè, gia vị vừa ăn. Bạn đặt chiếc bát vào nồi hấp 30 phút, tắt bếp, lấy bát ra ngoài.
– Thật đơn giản và nhanh chóng, món củ cải trộn hấp đã hoàn thành! Bổ sung thực đơn chống ngấy cho bữa cơm gia đình ngon hơn.
– Bột gạo (gạo tự xay ở nhà không quá mịn vẫn còn thô nhỏ)
– Gia vị: muối, dầu mè, tỏi băm nhỏ, bột nêm gà
– Đậu đũa rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn ngắn 5-6cm.
– Sau đó, thêm chút dầu mè, một chút muối, bột gạo trộn đều.
– Bạn đặt chiếc bát trong nồi hấp 15 phút. Pha gia vị: tỏi băm nhỏ cho vào chiếc bát trộn với dầu mè, một tí muối, nước tương trộn đều.
10. Gà cuộn trứng muối hấp
– Trứng vịt muối 2 quả luộc chín 15 phút lấy lòng đỏ
– Đùi gà công nghiệp: 1 cái lọc bỏ xương
– Hành hoa, gừng, đỗ cove
– Hạt nêm, hạt tiêu.
– Lấy lòng đỏ trộn với giò sống thật kỹ cho quện vào nhau.
– Thịt gà ướp với gừng băm nhỏ chút hạt nêm, hạt tiêu để ngấm 30 phút.
– Cho nồi nước lên bếp và cho chút muối luộc qua cà rốt và đỗ rồi vớt ra bát.
– Trải màng bọc thực phẩm lên thớt. Trải phần đùi gà ra thớt phết một phần lớp giò sống đã trộn với trứng vào. Đặt lá rong biển phết nốt chỗ giò sống với trứng còn lại lên trên.
– Tiếp đó xếp cà rốt, hành lá, đỗ luộc xen kẽ nhau. Rồi cuộn tròn lại.
– Đặt gà lên lá chuối cuộn tròn gói kín. Và buộc lạt cho chặt. Nếu không có lá chuối bạn dùng giấy bạc cuộn tròn và xoắn thật chặt hai đầu của giấy bạc.
– Dùng que xiên xiên vào gà để khi hấp gà sẽ bay hơi nước và nhanh chín.
– Đun một nồi nước sôi rồi đặt vỉ hấp lên cho gà vào hấp đậy kín vung hấp 30 phút.
– Dùng que xiên xiên vào thịt gà nếu không ra nước đỏ là gà đã chín, gắp ra để nguội dùng dao sắc thái xếp gà cuộn trứng muối ra đĩa.
11. Đậu phụ nhồi tôm thịt hấp
– Đậu hũ rửa sạch, để ráo. Thịt heo băm nhuyễn hoặc cho vào cối xay xay mịn.
– Băm nhuyễn tôm khô và gừng.
– Cho hỗn hợp tôm khô và gừng trộn với tiêu, chút muối vào ướp chung với thịt.
– Dùng thìa cẩn thận khoét lỗ trên mặt bìa đậu hũ rồi nhồi thịt vào. Làm lần lượt cho đến khi hết đậu hũ.
– Cho vào nồi hấp cách thủy đến khi thịt chín thì lấy ra.
– Cho nước tương và bột bắp vào chảo nấu cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt lửa. Lúc này rưới hỗn hợp nước tương lên đậu hũ và rắc thêm hành lá là được.
– Cá làm sạch, khứa quanh mình, rửa nước muối loãng rồi để ráo nước.
– ½ chỗ sả, gừng xay nhỏ.
– Ướp cá với sả, gừng, 1 thìa café gia vị để 30 phút cho ngấm.
– Đun sôi 1 nồi nước dùng để cách thuỷ, nước thật sôi mới cho cá vào hấp cùng chỗ sả còn lại.
– Chuẩn bị tỏi, ớt, gừng để pha nước chấm. Pha nước mắm và đường với tỉ lệ 1:1, sau đó cho nước cốt chanh vào đến khi có vị vừa ăn, thêm tỏi, ớt băm nhỏ và gừng thái sợi vào là bạn đã có bát nước chấm thơm ngon
– Khi cá hấp chín bạn lấy ra đĩa, ăn nóng với nước mắm vừa pha rất ngon miệng.
450g sườn bò (hoặc sườn lợn)
Phần nguyên liệu trộn thêm trước khi hấp:
2g bột hạt tiêu đen.
– Rửa sạch sườn, cắt bỏ diềm xơ, chặt thành miếng vừa ăn.
– Cho các thành phần nước xốt vào một cái bát tô rồi trộn đều. Thêm sườn và hành vào trộn đều sau đó bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc tô sườn lại và để tủ lạnh qua đêm cho ngấm gia vị. Sau đó lấy sườn ra khỏi tủ lạnh, để cho sườn bớt lạnh ở nhiệt độ phòng. Thêm dầu ăn, bột bắp và hạt tiêu vào trộn đều.
– Đặt sườn vào đĩa rồi cho vào nồi hấp, bạn đun nồi hấp với lửa lớn, khi nước trong nồi sôi thì bạn hạ thấp nhiệt độ, bạn hấp trong khoảng 10-15 phút là được.
– Lấy sườn ra, rắc hành lá lên trên và dùng nóng.
– 100gr rau ăn kèm (tùy bạn chọn theo sở thích)
– Gia vị trộn rau: ½ muỗng mè chín, một ít muối, 1 muỗng cà phê dầu mè
– 1 chén cơm nóng, 1 muỗng canh khoai lang tím hấp chín, 1 muỗng cà phê dầu mè, một ít muối mè.
– Nước sốt: 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bơ đậu phộng, ½ muỗng canh đường, 1 muỗng canh sốt mayonnaise, một ít mè, ớt đỏ băm
– Tôm rửa sạch, dùng que tăm để rút chỉ đen ở lưng tôm. Cho tôm vào xửng hấp chín trong 10 phút.
– Ớt chuông rửa sạch, thái sợi. Bạn cho rau vào bát cùng với gia vị ½ muỗng mè chín, một ít muối, 1 muỗng cà phê dầu mè trộn đều. Tiếp theo, bạn trộn cơm với khoai lang tím, dầu mè và muối mè trong bát nhỏ.
– 1-2 cái nấm đông cô tươi hoặc khô
– Gia vị: tiêu, muối, hạt nêm.
– Nấm đông cô rửa sạch, thái mỏng. Nếu dùng nấm khô thì bạn ngâm nước cho nấm nở rồi thái. Dùng dĩa dằm nát đậu phụ. Đánh tan lòng trắng trứng.
– Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau. Nêm gia vị tiêu, muối, hạt nêm cho vừa khẩu vị. Cho thịt cua vào.
– Cho hỗn hợp trứng đậu vào bát sứ hay bát thủy tinh. Hấp trong vòng 10-15 phút cho đến khi chín.
– Lấy đậu phụ hấp trứng ra, rắc ít tiêu. Trang trí ngò tuỳ thích và dùng nóng.
– Nước sốt: 1 ½ muỗng canh nước tương, ½ muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê nước ép gừng, ½ muỗng cà phê tiêu, 1/3 chén nước, ½ muỗng canh dầu mè, một ít mè chín, một ít hành lá cắt nhỏ và ớt đỏ băm
– Tôm rửa sạch, rút chỉ ở dưới bụng và trên lưng tôm, bóc phần vỏ trên thân tôm, giữ lại phần vỏ gần sát đuôi tôm. Cắt ngắn râu tôm, dùng dao xẻ đường thẳng giữa lưng tôm nhưng không tách rời phần thịt tôm bên dưới. Tôm lăn qua bột mì rồi đặt vào trong xửng hấp chín trong 10 phút.
– Pha nước sốt: cho 1 ½ muỗng canh nước tương, ½ muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê nước ép gừng, ½ muỗng cà phê tiêu, 1/3 chén nước, ½ muỗng canh dầu mè, một ít mè chín, một ít hành lá cắt nhỏ và ớt đỏ băm cho vào bát khuấy đều. Tôm chín, xếp tôm lên đĩa, phần đầu tôm nằm dưới, đuôi tôm nằm trên, 6 lưng tôm quay chụm vào giữa đĩa giống như hình bông hoa 6 cánh. Ở giữa các con tôm bạn đặt xen kẽ các cành rau. Sau đó, bạn rưới nước sốt lên trên đĩa tôm là xong.
– Gừng: 100g; hành tím: 50g; hành lá: 20g; ớt sừng: 2 trái.
– Gia vị: nước mắm, đường
Bước 1: Mực làm sạch, rửa sạch với nước pha rượu trắng rồi để ráo. Hành lá cắt khúc 5cm, gừng gọt vỏ rửa sạch thái chỉ. 1 trái ớt cắt lát mỏng.
Bước 2: Ướp mực với 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa nước mắm trong 20 phút để mực ngấm.
Bước 3: Khi mực đã ngấm gia vị, trộn chung mực với gừng, ớt đã thái trước đó, xếp mực vào 1 cái đĩa có lòng sâu 1 chút rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút tới khi mực chín tới là được. Không nên hấp quá lâu sẽ mất đi độ giòn của mực.
Bước 4: Pha nước chấm: Cho chút gừng, tỏi và 2 thìa đường vào cối giã nhuyễn. Sau đó đổ hỗn hợp ra bát, trộn thêm 5 thì nước mắm, 2 thìa nước cốt chanh, khuấy đều lên và cho ớt vào là bạn đã có 1 bát nước mắm gừng thơm ngon rồi đấy.
19. Tràng lợn hấp gừng răm
– Mắm, đường, rượu, hạt tiêu, dấm, muối
– Tràng lợn đem bóp với dấm và muối rồi rửa lại nước cho sạch và hết mặn.
– Trong lúc làm sạch tràng lợn thì bắc sẵn một nồi nước lên bếp cho vào nồi một ít muối, rượu, hành và gừng đập dập. Khi nước sôi thì thả tràng lợn vào. Đun sôi trở lại thì gắp tràng lợn ra và ngâm ngay vào bát nước đá.
– Thái tràng lợn thành từng miếng nhỏ. Rau răm rửa sạch, gừng thái chỉ.
– Ướp tràng lợn với một ít đường, hạt tiêu và mắm.
– Rải một ít gừng, rau răm xuống dưới đáy một chiếc đĩa sâu lòng. Sau đó xếp tràng lợn lên trên. Trên cùng lại rải thêm một ít gừng và vài ngọn rau răm. Cho đĩa tràng lợn vào hấp trong khoảng 7 – 8 phút từ khi nước sôi là được.
– Hành hoa, hạt nêm, mắm, gia vị, hạt tiêu.
Bước 1: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Quất lột lấy vỏ, băm nhỏ. Hành hoa rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 3: Thịt nạc vai rửa sạch, băm (xay) nhỏ, sau đó cho vào cối giã nhuyễn.
Bước 4: Cho chung thịt, mộc nhĩ, nấm hương, hành, quất vào một bát to. Thêm vào bát một ít hạt tiêu, gia vị, nước mắm, hạt nêm rồi trộn đều tất cả với nhau.
Bước 5: Đập vào bát thịt 2 quả trứng rồi trộn cho thật đều. Quả trứng còn lại thì đập ra bát con, đánh cho lòng đỏ và lòng trắng trộn đều vào nhau. Sau đó rưới bát trứng trải đều lên bề mặt bát thịt.
– 1 con gà (hoặc đùi/ cánh/ lườn… tuỳ thích)
– Các loại gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, dầu mè/ dầu olive, dầu hào, nước tương (xì dầu), rượu mai quế lộ/ rượu trắng.
– Gà làm sạch, rửa xong để ráo nước. Chặt gà thành từng miếng vừa ăn.
– Tỏi, hành băm nhuyễn. Hành tây cắt múi cau.
– Gừng phân nửa băm nhuyễn, phân nửa cắt lát mỏng.
– Nấm hương ngâm nước pha chút rượu trắng cho nở, cắt chân nấm, xả sạch.
– Pha nước sốt gồm có: 4 muỗng canh nước tương + 1 muỗng canh dầu hào + 1 muỗng canh dầu mè/dầu olive + 2 muỗng canh rượu + 2 muỗng cafe hạt nêm + 2 muỗng cf muối + tiêu + tỏi bằm. Tất cả trộn đều với nhau.
– Ướp thịt gà với nước sốt vừa pha, thoa đều khắp miếng gà để gia vị được thấm đều.
– Chuẩn bị một cái đĩa, bọc giấy nhôm, xếp gà vào đĩa.
– Xếp nấm, gừng, hành tây, hoa hồi lên trên.
– Rưới nước sốt còn dư lên khắp bề mắt đĩa gà.
– Hấp gà trong khoảng 30 phút rồi mở nắp cho thêm hành lá cắt khúc vào. Chờ vài phút tắt bếp nhắc xuống.
– Dọn gà hấp gia vị ra đĩa. Riêng phần nước gia vị còn lại bạn có thể nấu với gạo làm món cơm ăn kèm với gà hấp gia vị rất thơm ngon, hoặc bạn cho thêm chút bột bắp vào quấy sền sệt làm nước sốt chấm gà.
– 1 con cá tùy thích khoảng 1kg
– 1 quả dưa chuột; 10g hành; 5g đỗ xanh xắt nhỏ (hoặc hạt đậu Hà Lan); 2 quả ớt đỏ, xắt nhỏ; 10g tỏi; muối; 15ml xì dầu; 15ml dấm trắng; 15ml rượu
Bước 1: Cá rửa sạch, rồi thấm khô bằng khăn giấy. Cắt đứt phần đầu và đuôi cá. Hành tỏi băm nhỏ, gừng thái chỉ nhỏ. Còn phần thân còn lại của cá, dùng dao thật sắc cắt cá thành các khúc có độ dày từ 0.5-1cm. Lưu ý, không cắt đứt phần bụng cá.
Bước 2: Xếp cá vào một đĩa loại có viền cao bao quanh cho đẹp mắt như trong hình. Rắc hành, tỏi, gừng và rưới đều rượu lên cá. Cho dấm, muối hòa đều trong một bát. Rưới hỗn hợp dấm muối lên cá. Ướp như vậy trong 10 phút.
– Đường, chanh, bột canh, hạt tiêu
Bước 1: Bề bề cho vào rổ, vừa xóc đều vừa cho chảy qua vòi nước để rửa sạch bề bề.
Bước 2: Gừng và sả rửa sạch, đem gừng thái chỉ còn sả chẻ làm 4 hoặc 6 theo chiều dọc. Tỏi bóc vỏ đập dập. Ớt thái chéo thành miếng nhỏ.
Bước 3: Xếp 2/3 chỗ gừng và sả xuống đáy nồi. Xếp tiếp bề bề lên trên.
Bước 4: Rải 1/3 chỗ gừng và sả còn lại lên trên bề bề. Thêm tỏi và ớt sau đó rải đều 1 thìa cà phê đường lên trên cùng.
Bước 5: Cho nổi bề bề lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi bề bề chuyển sang màu đỏ. Đun bề bề thêm khoảng 2 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 6: Cho bề bề ra đĩa, ăn nóng và có thể chấm bề bề với muối tiêu chanh hoặc tương ớt tùy vào sở thích của mỗi người.
24. Đậu phụ non hấp tôm thịt sốt chua ngọt
– 200g thịt nạc xay hay thịt gà xay
– 100g nấm thủy tiên hay nấm rơm
– Muối, hạt tiêu, dầu hào, hạt nêm, hành khô
– Phần nước sốt: 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh tương ớt chua ngọt, 1 thìa canh đường, 1 thìa nhỏ dầu mè, 1 thìa nhỏ dầu hào, hạt tiêu, hành lá.
Bước 1: Đậu phụ non dùng khăn giấy lau khô, cắt làm đôi. Sau đó lại cắt tiếp mỗi phần thành ba lát nhỏ bằng nhau.
Bước 2: Nấm thủy tiên cắt bỏ chân, rửa sạch. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 3: Băm nhỏ 2/3 số nấm tươi, phần còn lại để nguyên để xào với nước sốt.
Bước 4: Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng, rửa sạch, để tôm lên rổ cho ráo nước. Dùng cối giã thô tôm. Trộn đều thịt nạc xay, trứng gà, hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm và bột năng.
Bước 5: Ướp trong vòng 30 phút.
Bước 6: Tiếp theo xếp từng miếng nhỏ đậu phụ vào đĩa sâu lòng.
Bước 7: Phía bên trên múc một ít tôm, thịt đặt lên miếng đậu phụ. Tiếp tục xếp một lát nhỏ đậu phụ, và tiếp đến là lớp hỗn hợp tôm thịt, cuối cùng bên trên là một lát đậu phụ nhỏ còn lại.
Bước 8: Cho đĩa đậu phụ vào nồi, hấp chín, hấp 20-25 phút đến khi thịt chín lấy ra.
Bước 9: Dùng nồi nhỏ, phi hành thơm, cho phần nấm còn lại vào xào chín, thêm từ từ bát nước sốt vào đun cùng, đun đến khi hỗn hợp đặc lại, nêm gia vị lại cho vừa ăn, thêm hành lá thái nhỏ vào.
Bước 10: Rưới hỗn hợp nước sốt lên trên bề mặt đậu phụ đã hấp, dùng nóng với cơm trắng.
25. Thịt hấp trứng vịt muối và trứng bách thảo
– 2 quả trứng vịt bách thảo
– 2 quả trứng gà lớn hoặc trứng vịt
– Hành hoa, hạt tiêu, hạt nêm, muối
– Dưa leo (ăn kèm, tùy ý thích).
Bước 1: Trộn vào bát thịt một ít hạt tiêu và nửa thìa nhỏ muối, trộn đều.
Bước 2: Trứng bách thảo đập bỏ vỏ, để trứng ra đĩa, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Trứng vịt muối đổ ra bát, lấy hai lòng đỏ trứng, giữ lấy một lòng trắng trứng để trộn chung với thịt, dùng dao bổ làm bốn hoặc hai phần bằng nhau.
Bước 4: Trứng gà đập ra bát, dùng đũa đánh tan, thêm hành hoa thái nhỏ vào.
Bước 5: Tiếp theo trộn trứng gà đã đánh tan vào bát thịt, dùng đũa khuấy nhẹ tay.
Bước 6: Sau đó lấy hơn một nửa phần trứng vịt muối, trứng bách thảo trộn vào bát thịt và một lòng trắng của trứng vịt muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, trộn đều. Vì lòng trắng trứng của trứng vịt muối đã mặn nên bạn không cần nêm nhiều gia vị. Phần trứng vịt muối và bách thảo còn lại để rải lên bề mặt thịt.
Bước 7: Chia hỗn hợp thịt vào hai bát nhỏ, đun nồi nước, bỏ từng bát vào hấp chín, thỉnh thoảng lau nước đọng lên thành nắp nồi.
Bước 8: Hấp khoảng 5 phút đến khi bề mặt trứng se lại, bạn xếp trứng bách thảo và trứng muối còn lại lên bề mặt. Tiếp tục hấp từ 15 đến 20 phút đến khi dùng tăm xăm thử, thấy thịt không dính vào tăm là thịt chín, tắt bếp, lấy bát thịt ra rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt. Dùng kèm với cơm trắng và dưa leo.
– 200 g tôm tươi đã bóc vỏ
– 250 ml nước dùng gà (nếu có sẵn hoặc thay bằng nước sôi)
– 1 gói lá rong biển nori
– Dầu mè, hạt tiêu, hành lá, muối.
Bước 1: Nấm rửa sạch, thái lát.
Bước 2: Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, sau đó mang đi hấp khoảng 10-15 phút cho chín mềm. Khi bí chín, lấy ra, thêm nước dùng vào xay cùng bằng máy xay sinh tố đến khi mịn.
Bước 3: Bắp cải rửa sạch, để nguyên từng lá to, luộc qua trong nước sôi.
Bước 4: Tôm rửa sạch, lột vỏ, băm nhỏ. Trộn chung tôm với cà rốt bào, muối và tiêu.
Bước 5: Đặt lá rong biển lên trên lá bắp cải, cho hỗn hợp tôm vào, dàn đều. Sau đó cuộn lại rồi mang đi hấp.
Bước 6: Trong khi đang hấp bắp cải cuốn tôm thì chuẩn bị nước sốt. Cho dầu mè và nấm vào vào khoảng 1 phút, sau đó đổ bí đỏ đã xay mịn vào nấu đến khi hỗn hợp sánh lại.
Bước 7: Hấp khoảng 10-15 phút thì lấy bắp cải cuộn tôm ra, cắt thành miếng đặt lên phần nước sốt bí đỏ, rắc thêm hành lá và mè trắng vào cho đẹp.
27. Cải bẹ xanh nhồi thịt hấp
– 3 cây nấm hương băm nhỏ
– Gia vị: Hạt nêm, hạt tiêu, muối.
Bước 1: Cải bẹ xanh tách lấy lá to, rửa sạch để nguyên lá; Hành lá cắt riêng lấy lá, để cả lá dài. Đun sôi một nồi nước cho cải bẹ, hành lá vào luộc qua khoảng 2 phút rồi vớt ra cho vào nồi nước lạnh để giữ màu xanh.
Bước 2: Thịt băm cho vào tô, thêm nấm hương, hành tím, hạt nêm, hạt tiêu, muối vào trộn đều cho ngấm gia vị.
Bước 3: Lấy từng chiếc lá cải bẹ trải ra thớt, múc hỗn hợp nhân cho vào giữa.
Bước 4: Gấp mép lá cải lại, dùng lá hành buộc chặt lại. Làm tương tự với phần lá cải và nhân còn lại.
Bước 5: Xếp cải đã cuộn thịt vào đĩa, thêm vài lát gừng vào sau đó hấp cho đến khi thịt chín là được (khoảng 20 phút).
– 1 muỗng canh nước tương
– 2 muỗng cafe nước sốt đậu đen (tuỳ ý, nếu không có bạn có thể bỏ qua)
– 2 muỗng canh rượu trắng
– 1 muỗng cafe ngũ vị hương
– Lá sách xả sạch nhớt, xát muối và giấm. Xả nước nhiều lần cho sạch mùi hôi. Bắc nồi nước sôi, cho chút muối và vài lát gừng đập dập, luộc lá sách khoảng 15 phút. Vớt ra rửa nước lạnh, để ráo.
– Cắt sợi theo sớ ngang.
– Tỏi băm nhuyễn. Gừng 1/2 băm nhuyễn, 1/2 thái sợi. Ớt cắt sợi.
– Chuẩn bị chảo dầu nóng, cho tỏi và gừng vào xào cho thơm. Tiếp đến cho lá sách vào xào khoảng 2 phút.
– Trộn hỗn hợp nước sốt gồm: dầu hàu, xì dầu, tương đậu đen, đường nâu, rượu trắng, ngũ vị hương, ớt và dầu mè. Trút hỗn hợp nước sốt này vào xào chung trong khoảng 2 phút.
– Cho khoảng 2 bát nước vào nấu với lửa riu riu nhỏ khoảng 30 phút, đến khi nước rút lại.
– Chuyển phần lá sách sang chõ hấp bằng tre, hấp trong 20 phút cho các gia vị thật thấm vào lá sách.
– 300 g tôm nõn hoặc tôm tươi bóc vỏ
– Hành lá, bột canh, hạt tiêu, xì dầu, đường.
– Tôm băm nhỏ, củ đậu hoặc củ mã thầy thái nhỏ dạng hạt lựu.
– Trộn đều tôm, củ đậu, hành lá thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu.
– Nấm hương chọn cái to, rửa sạch, ngâm nở, cắt chân, dùng thìa nhỏ quết hỗn hợp tôm vào chỗ hõm của nấm hương, dùng tay miết xung quanh cho gọn. Làm từng cái cho đến hết.
– Xếp vào đĩa, hấp cách thuỷ khoảng 15 phút cho chín.
– Lấy xì dầu, pha chút nước lọc, chút gia vị, chút đường, hạt tiêu. Đun sôi sốt rồi rưới lên đĩa tôm, ăn nóng sẽ ngon hơn.
30. Trứng cuộn thịt bò hấp
– 200g thịt bò mềm cắt tảng mỏng với độ dày khoảng 1~1.5cm
– 1 củ gừng nhỏ (khoảng 40g)
Gọt vỏ, băm/xay nhỏ gừng. Rửa sạch thịt bò, ướp với gừng, 20ml nước mắm, 20g bột nêm, 40g đường, 10g tiêu.
– Đập 2 quả trứng vào bát, nêm 2g muối, 5g đường, 3g bột nêm, 1g tiêu, khuấy đều. Đặt chảo dầu lên bếp, mở lửa vừa. Khi dầu nóng, đổ 1/2 lượng trứng vào rán vàng. Dùng đồ xúc lấy trứng ra, trải lên một tấm màng co/giấy bạc. Tiếp tục rán nửa còn lại và xếp đè sát mí lên miếng trứng trước. Sau đó, trải một lớp bì rồi đặt miếng thịt bò lên.
– Cuộn tròn chặt và cột 2 đầu màng co/giấy bạc lại.
– Đem hấp cách thủy khoảng 4 tiếng. Cắt món trứng cuộn thịt thành từng khoanh, có thể dùng chung với cà chua và các loại rau sống.
– 3 muỗng súp tương xí muội
– Gia vị: khoảng 1 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng cafe muối, 1,5 muỗng súp đường, 1 muỗng cafe dầu mè, 1/2 muỗng cafe bột ngọt.
– Sườn non rửa sạch để ráo,chặt miếng vừa ăn (có thể rửa qua bằng rượu tráng để loại bỏ mùi hôi).
– Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn. Hành lá cắt khúc dài khoảng 3cm, hành tây cắt múi cau.
– Sườn đem trộn đều với hỗn hợp gia vị cùng tương xí muội, tương ớt và 1 muỗng súp tỏi băm. Ướp 15 phút.
– Làm nóng chảo với 1 ít dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm. Cho sườn vào đảo sơ bằng lửa lớn. Mục đích của bước này làm cho sườn săn thịt và có màu sẫm đẹp mắt hơn. Có thể nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị.
– Tắt bếp và cho hành tây cùng hành lá cắt khúc vào đảo đều. Cho thịt vào xửng hấp tiếp trong 30 phút sườn sẽ chín.
– Mách nhỏ: trước khi ướp gia vị bạn có thể dùng mũi dao xăm nhẹ khắp mặt sườn sẽ giúp thịt nhanh thấm hơn.
3 củ sả, 1 củ gừng, 1 quả chuối xanh, 1 mớ rau ngổ, 1 quả chanh
Lá chanh, bột canh, nước mắm, đường, mỳ chính
– Thịt bê rửa sạch, để ráo nước. Ướp thịt với ½ thìa canh nước mắm, ½ thìa café gia vị, ½ thìa café đường, để ít nhất 20 phút cho thịt ngấm gia vị.
– Gừng, 2 củ sả đập dập xếp xuống đáy nồi.
– Để thịt bê lên trên gừng và sả, đổ thêm bia vào hấp đến khi thịt bê chín mềm, xiên thịt không còn thấy nước màu hồng chảy ra.
– Chuối xanh thái lát mỏng. Lá chanh thái sợi, 1 củ sả còn lại thái vát mỏng. Rau ngổ nhặt rửa sạch
– Thái thịt bê thật mỏng, trộn với lá chanh, sả, chút mỳ chính và bột canh sao cho vừa ăn, 1 thìa canh nước cốt chanh thật đều.
– Bày thịt bê hấp sả lên đĩa, chấm với nước tương có vài sợi gừng và ớt thái nhỏ ăn rất ngon miệng.
33. Váng đậu cuộn thịt hấp
1 lá váng đậu (tàu hũ ky) lớn
– Nghiền nhỏ lòng trắng trứng muối rồi cho vào bát chung với thịt xay, gừng hành băm nhỏ (không cần cho muối vì lòng trắng trứng muối đã đủ độ mặn), trộn đều.
– Luộc chín đậu bắp rồi cắt bỏ phần đầu.
– Trải váng đậu lên thớt, cho hỗn hợp thịt lên và dàn đều. Đặt dọc đậu bắp đã luộc lên gần 2 mép của váng đậu, rồi lần lượt cuộn 2 đầu lại.
– Chuẩn bị nồi hấp, và cho váng đậu vào hấp khoảng 20 phút. Sau đó để nguội và cắt nhỏ ra dùng.
34. Bắp cải cuộn thịt hấp
Hành tím, tiêu, ớt bột, muối, hạt nêm, bột ngọt
– Bắp cải cẩn thận bóc lấy lá to (để tránh lá bị rách), rửa sạch. Tiếp đến chần lá bắp cải qua nước sôi.
– Cho hành tím, hành lá đã thái nhỏ vào ướp với thịt cùng hỗn hợp gia vị: 1 thìa muối và hạt nêm, bột ngọt, ớt, tiêu nêm vừa ăn.
– Gọt bỏ phần sống ở cuống lá để dễ cuộn. Tiếp đến cho nhân thịt và đậu cô ve vào cuộn chặt và xếp cuộn bắp cải vào khay.
– Cho khay vào nướng cách thủy ở 180 độ C trong vòng 30 phút là được. Hoặc cho vào nồi hấp cách thủy. Khi chín các bạn lấy ra dùng kèm với nước tương và dùng kèm với cơm nóng sẽ rất ngon miệng!
– Gia vị: 2 cây hành lá; 4 tép tỏi; 1 muỗng canh sa tế; 1 muỗng canh sốt mirin; 1 muỗng canh xì dầu; ½ muỗng đường kính; ½ muỗng cà phê muối; 1 muỗng canh dầu thực vật; hạt tiêu trắng.
– Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, trần sơ qua nước sôi cho sạch cặn bẩn rồi đem ướp với hành lá thái nhỏ, tỏi bằm, gừng băm, rượu nấu, xì dầu, đường, muối và hạt tiêu trắng.
– Trộn đều sườn với các loại gia vị rồi bọc kín lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh chừng 30 phút cho gia vị thấm đều. Trong lúc chờ đợi, bạn chuẩn bị phần bí ngô để hấp sườn. Đầu tiên, cắt ngang quả bí ngô ở vị trí ¼ tính từ núm quả. Sau đó múc bỏ ruột quả để tạo thành một khoang rỗng chứa sườn hấp.
– Trút sườn đã ướp vào bên trong quả bí ngô. Đặt quả bí vào nồi hấp. Hấp chừng 1 tiếng kể từ khi nước sôi hoặc nhiều hơn tùy kích thước quả bí và lượng sườn mà bạn dùng. Khi sườn đã chín mềm, lấy bí ra, rắc hành lá thái nhỏ lên trên.
– Miến ngâm vào nước lạnh cho nở mềm.
– Tôm sú lột vỏ, bỏ đầu, dùng mũi dao khía một đường dọc lưng tôm, độ sâu mũi dao chỉ bằng ½ thân tôm. Sau đó dùng ngón tay tách nhẹ hai đường cắt cho thân tôm mở ra. Làm như vậy để tôm không bị biến dạng sau khi hấp mà “tạo dáng” cũng đẹp hơn.
– Miến sau khi ngâm nở, vớt ra rửa lại cho thật sạch. Cắt miến thành nhiều phần cho dễ ăn. Sau đó xếp miến thành vòng tròn trên đĩa. Phía trên xếp tôm theo vòng tròn. Đuôi tôm hướng ra ngoài.
– Tỏi, ớt bằm nhỏ, để riêng từng phần. Làm nóng dầu trong chảo, cho nửa phần tỏi vào phi thơm, khi tỏi dậy mùi và vàng rộm bạn mới trút nốt phần tỏi còn lại vào, tiếp tục đảo thơm.
– Đổ 1 bát con nước vào chảo tỏi đang phi thơm, thêm chút xì dầu, dầu hào và xíu muối vừa miệng rồi chờ cho xốt sôi thì tắt lửa.
– Đổ hỗn hợp xốt tỏi ra bát con. Sau đó rưới đều lên khắp mặt đĩa tôm đã xếp. Vừa rưới vừa khuấy đều tay cho xốt được trộn đều.
– Đặt đĩa tôm vào nồi hấp cách thủy, chỉ cần hấp chừng 5 – 8 phút kể từ khi nước sôi là được vì cả miến và tôm đều mau chín. Thời gian hấp cần được chú ý vì thời gian quá lâu sẽ khiến tôm bị cứng và ảnh hưởng đến hương vị.
– Khi lấy tôm ra, bạn rắc thêm ít ớt bằm lên trên mặt để trang trí cho đẹp mắt.
– 3 muỗng canh kem tươi (heavy cream)
– 4 – 5 lá rau diếp hoặc lá cải bắp
– Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, ngâm trong nước muối loãng chừng 15 phút. Trong lúc ngâm khoai thì luộc chín trứng, bóc vỏ, chỉ dùng lòng đỏ.
– Giờ thì bạn đã có một hỗn hợp đồng nhất và khá dẻo. Đeo bao tay thực phẩm vào và chia khối hỗn hợp dẻo đó thành từng phần bằng nhau (chừng 60-70g), sau đó viên thành khối tròn ô van.
– Lá rau diếp hoặc bắp cải đem hấp qua cho mềm và dễ cuốn. Trải lá ra mặt thớt, đặt viên nhân vào giữa. Nhấc mép lá và cuốn tròn lại. Lực cuốn vừa đủ không quá chặt cũng không quá lỏng tay.
– Thực hiện thao tác tương tự đối với cuốn khoai còn lại. Sau khi cuốn xong, xếp các cuốn vào nồi hấp, hấp chừng 5 – 7 phút (tính từ khi nước sôi) là được vì khoai và trứng đều đã được làm chín trước khi cuốn.
– 2 muỗng cafe ớt bằm (gia giảm tùy theo khẩu vị)
– 1 muỗng canh xì dầu (15ml)
– 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe dầu ăn.
Nấm rửa sạch, để ráo, cắt chân rồi cho vào nồi hấp khoảng 5 – 7 phút.
Cho đường vào bát đựng xì dầu, khuấy tan rồi rưới đều lên khắp mặt nấm, sau đó đậy vung nồi hấp tiếp 2 phút nữa thì lấy ra, rắc ớt bằm và hành lá xắt nhỏ lên mặt đĩa nấm.
Cuối cùng bạn có thể rưới chút dầu ăn để món nấm hấp xì dầu được bóng đẹp hơn. Lấy ra đĩa dùng nóng rất ngon.
39. Củ cải cuốn tôm thịt hấp
– ½ củ cải (nên chọn những củ cải trắng to, tươi, vỏ nhẵn, dáng củ thon dần về phía phần đuôi để có được tấm gói to bản dễ cuốn. Với món ăn này, chọn được củ cải có đường kính cỡ 5-6 cm là “chuẩn”.
– 100g thịt lợn nạc (nên chọn loại nạc vai, thịt lẫn gân sẽ dai, ngọt mà đỡ xác hơn thịt nạc thăn)
– 50g cà rốt thái hạt lựu
– Gia vị: 1 muỗng canh rượu nấu; nhánh gừng nhỏ; muối, đường, hành lá, ớt đỏ và một ít bột mỳ
– Củ cải gọt vỏ, cắt thanh các khoanh cỡ 7 – 9 cm. Với mỗi khoanh, bạn lại cắt thành từng tấm mỏng. Để thực hiện thao tác này bạn nên lựa dao sắc và mỏng lưỡi để lát củ cải mỏng, mịn và dễ cuốn hơn. Đây là bước quan trọng nhất và cũng là yếu tố quyết định thành phẩm của món ăn này. Phần củ cải thừa dư sau khi cắt lát, bạn đừng bỏ phí mà dùng cho món canh rất ngọt.
– Đun sôi nồi nước nhỏ, thả củ cải thái lát vào chần sơ cho mềm, sau đó nhanh chóng vớt ra rổ thưa cho ráo.
– Tôm lột bỏ vỏ, râu rồi băm nhuyễn chứ không xay. Thịt lợn cũng rửa sạch rồi đem băm nhỏ.
– Cho tôm, thịt vào trong một âu trộn, thêm cà rốt, bột mỳ, gừng băm nhỏ và các gia vị vừa ăn rồi trộn đều.
– Lấy một lát củ cải đặt vào lòng bàn tay, múc một muỗng nhân vào giữa miếng củ cải trải đều theo chiều 7cm rồi từ từ cuộn lại cho chặt như cuốn nem.
– Thực hiện thao tác tương tự với các cuốn khác. Sau khi hoàn thành, bạn lần lượt xếp các cuốn củ cải vào nồi hấp. Hấp sôi trong khoảng 8 phút hoặc lâu hơn tùy lượng cuốn và độ lớn của cuốn thịt.
– Gắp củ cải chín ra đĩa. Ăn nóng. Khi hấp, bạn không nên dùng quá nhiều nước mà chỉ cần cỡ 2 bát con nhỏ. Khi cuốn cải chín, lượng nước bốc hơi bớt sẽ còn lại một lượng nhỏ. Với lượng nước này bạn nêm thêm chút xì dầu cho đậm vị rồi rưới lên đĩa củ cải. Rắc thêm ớt bằm và hành lá thái nhỏ lên trên đĩa củ cải cuốn cho đẹp mắt và gia tăng hương vị.
– 500g thịt chân giò: lấy phần nhiều nạc chỗ bắp trên giò lợn
– 6 củ mã thầy (bạn có thể thay thế bằng vài khoanh củ sen loại thơm ngon)
– 1 mẩu gừng nhỏ, vài nhánh hành hoa, 1 muỗng canh (15g) bột khoai lang (nếu không tiện mua bạn có thể tạm thay bằng tinh bột ngô, bột khoai tây, bột gạo) ngâm trong 70ml nước chừng 1 tiếng cho nở mềm.
– 1/2 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh (15ml) nước tương. Đường, rượu trắng và nước sốt thịt nướng: mỗi thứ 1 thìa cà phê.
– Món thịt viên hấp này có nét đặc biệt về hương vị ở chính nguyên liệu trộn thêm là củ mã thầy. Bạn gọt vỏ củ mã thầy, bào vụn hoặc thái mỏng rồi băm nhỏ. Gừng và đầu hành cũng được băm nhỏ. Bột khoai nên ngâm mềm với nước trước 2 tiếng sử dụng để thịt viên hấp đỡ bị cứng bã.
– Thịt chân giò được thái mỏng riêng hai phần nạc và mỡ. Bạn băm thịt nạc trước, thịt mỡ băm sau. Bạn có thể dùng máy xay thịt nhưng tất nhiên thịt băm có độ dẻo ngon riêng. Khi thịt nạc băm nhỏ rồi (không cần quá nhuyễn như thịt xay), bạn mới trộn phần thịt mỡ đã băm vào rồi vừa băm vừa trộn đều chúng với nhau một lần nữa. Sau cùng cho hành, gừng, củ mã thầy vào trộn đều với thịt băm.
– Cho thịt băm vào bát rồi trộn đều thịt với các gia vị còn lại. Bột ướt được cho vào trộn sau cùng và để yên vài phút cho tất cả ngấm đều nhau.
– Viên thịt thành những viên tròn như quả bóng bàn nhỏ. Nếu chưa thạo viên thịt thì bạn nên nặn bằng một thìa to sâu lòng. Để các viên thịt của bạn vào một đĩa sâu lòng chuẩn bị hấp thịt.
– Cho đĩa thịt viên vào nồi hoặc chảo to hấp cách thủy cho chín thịt, nếu nồi nhỏ có thể bạn phải hấp làm hai lần. Sau khi thịt viên hấp chín, bạn sẽ thấy có nhiều nước tiết ra từ thịt, bạn đổ riêng phần nước đó ra nồi đun cho cô lại chút, nếu thích có thể cho thêm chút xíu bột để nước sánh như sốt, rồi chan trở lại lên đĩa thịt viên hấp đã bày trang trí cùng rau củ cho tươi mắt.
– 5 con sò điệp. Sơ chế sò điệp như sau: lựa lưỡi dao mỏng vào giữa miệng sò lách xuống hai bên và tác đôi vỏ sò, chỉ cần lựa nhẹ nhàng vào màng giữa hai lớp vỏ, không dùng sức bửa dễ gây vỡ vỏ, vừa bửa vừa lạng phần thịt sò dính trên vỏ xuống 1 bên vỏ còn lại, tách bỏ bọng bẩn, xối dưới vòi nước cho sạch cát, vứt bỏ phần vỏ không nhân.
– 1 củ tỏi khô lớn, 1 lát gừng, 1 quả ớt sừng chín đỏ, 1 vài nhánh hành hoa
– 15ml rượu trắng, 15ml nước tương, 10ml dầu mè, 30ml dầu ăn, 1 thìa cà phê đường, một chút hạt tiêu trắng.
– Trong món sò điệp hấp miến này, bạn cũng dùng gia vị chủ yếu là tỏi và ớt, đặc biệt có thêm thành phần miến. Miến được ngâm nước ấm cho nở mềm. Gừng thái sợi, ớt và tỏi bằm nhỏ.
– Miến ngâm chừng 10 phút thì đổ ra rổ thưa cho thật ráo nước. Trộn miến với một 1/2 lượng dầu mè và hạt tiêu. Chia đều miến thành 5 phần và nhồi mỗi phần miến xuống đưới nhân sò, khoanh gọn gàng miến trong lòng vỏ sò điệp.
– Phi thơm 1/2 lượng tỏi, ớt, một chút hạt tiêu với dầu ăn. Đổ phần tỏi ớt phi thơm này phủ đều lên trên nhân sò. Sò và miến rất mau ngấm gia vị vì thế bạn không nên tẩm ướp gia vị mặn hay ngọt gì ở bước này, chủ yếu ướp cay, thơm và dầu ăn.
– Cho sò điệp vào nồi hấp chín, miến đã ngâm nở, sò lại rất mau chín, nên bạn chỉ cần hấp chừng 5 phút đến 7 phút sau khi nồi hấp sôi nước. Trong lúc hấp sò, bạn phi thơm gừng, tỏi, ớt với chút dầu ăn rồi đổ các gia vị còn lại vào đun sôi thành xốt. Sò chín, bạn dưới xốt lên trên mặt sò, rắc hành hoa và dùng nóng.
-1 quả mướp (cỡ 300g). Chọn quả thuôn dài, không bị cong queo để dễ cắt khúc, món ăn trông cũng sẽ đẹp mắt hơn khi thành phẩm. Nếu chọn được mướp hương thì món ăn cũng sẽ thơm hơn đấy!
– Gia vị: Muối, xì dầu, mù tạt
Bước 1: Giữ chặt tôm, kéo bỏ chân và phần đầu ở phía trên của chân. Bỏ chân và đầu tôm. Xẻ một đường cạn ở giữa phần lưng cong của tôm. Lật phần lưng tôm lại, dùng que xiên nhỏ nhọn xiên vào phần dây tĩnh mạch nổi lên ở lưng tôm và kéo về phía bạn.
Bước 2: Làm sạch từng con tôm dưới vòi nước chảy bằng bàn chải đánh răng cũ.
Bước 3: Đặt nồi lên bếp, thêm lượng nước vừa phải cùng với một chút muối, thả tôm vào luộc sơ rồi đem vớt ra, để riêng.
Bước 4: Trứng đập ra bát, đánh tan với một chút xíu muối. Lọc trứng qua rây để có được một hỗn hợp trứng thật mịn.
Bước 5: Mướp nạo sạch vỏ, sau đó rửa dưới vòi nước cho sạch.
Bước 6: Xắt mướp thành những khúc dài khoảng 6 – 7cm.
Bước 7: Dùng thìa nhỏ, mỏng để múc bỏ khoảng 2/3 ruột mướp, tạo thành những chiếc “ly mướp” để đựng trứng và chứa tôm sau này.
Bước 8: Rót hỗn hợp trứng đã thực hiện ở bước 4 vào mỗi chiếc ly mướp. Lưu ý không nên đổ quá đầy mà phải cách mặt một khoảng 0.2 – 0.3cm, dành khoảng trống để bạn bày tôm ở bước kế tiếp.
Bước 9: Đặt những chiếc ly mướp vào xửng hấp, hấp trong khoảng 5 phút cho hỗn hợp trứng hơi đông lại thì tắt bếp đi. Chờ cho hơi trong xửng hấp bay bớt thì lần lượt xếp tôm lên trên mặt trứng rồi tiếp tục bật bếp, hấp tôm trong khoảng 10 phút nữa là được.
– 300g măng tươi đã qua sơ chế
– Vài nhánh hành ta (lấy phần củ trắng) và một mẩu gừng nhỏ
– 10ml rượu nhạt, 10ml nước tương, 200ml nước dùng
– 10g tinh bột ngô, 3g hạt tiêu trắng và một ít muối
Bước 1: Bổ măng làm đôi. Cho măng vào đĩa sâu lòng đổ xâm xấp nước dùng, đặt đĩa vào nồi hấp nửa tiếng trên bếp nhỏ lửa. Làm thế măng chín mềm, không nhũn mà ngấm vị nước dùng.
Bước 2: Thịt lợn rửa sạch, bỏ bì, băm nhỏ. Bạn cũng có thể dùng thịt xay cho tiện. Cho thịt, nước tương, rượu nhạt, bột ngô, hạt tiêu trắng và một chút xíu muối vào chung một bát. Đập dập gừng, hành rồi hòa vào chút xíu nước, chắt nước đổ vào bát thịt và trộn đều.
Bước 3: Khi măng đã nguội, chắt nước dùng ra bát, nhồi thịt và các đốt trong của măng, xếp măng trở lại đĩa sâu lòng và đổ bát nước dùng vừa chắt vào lòng đĩa. Đặt đĩa măng vào nồi hấp, đun lửa to cho nước mau sôi rồi hạ lửa vừa hấp thêm chừng 10-15 phút cho thịt chín.
– 1 cây tỏi tươi hoặc hành lá
– Gia vị: bột canh, dầu hào, 2 muỗng canh nước, 1 muỗng cà phê bột mì.
Bước 1: Trứng đập ra bát, đánh đều, rán chín rồi thái hạt lựu. Cà rốt gọt vỏ, 2/3 thái hạt lựu, 1/3 thái sợi. Nấm xắt nhỏ.
Bước 2: Tôm làm sạch, luộc sơ, bóc vỏ và thái nhỏ.
Bước 3: Thịt gà làm sạch, thái hạt lựu, ướp với một ít bột nêm rồi cho vào chảo xào sơ, trút ra bát để riêng.
Bước 4: Dùng dao mũi nhọn khoét bỏ phần lõi cứng của chiếc bắp cải. Sau đó trụng sơ cả cái bắp cải trong nồi nước to rồi mới tách lá. Lá tỏi cũng trụng sơ, rồi nhanh chóng nhúng vào nước lạnh để lá giữ được màu xanh đẹp mắt.
Bước 5: Đun nóng dầu trong chảo, cho cà rốt và nấm vào đảo đều trong khoảng một phút.
Bước 6: Trút cơm vào tiếp tục đảo nhanh tay. Nêm 1 thìa cà phê bột nêm, đảo đều khoảng 30 giây thì thêm trứng vào rồi tắt bếp.
Bước 7: Chờ phần nhân nguội thì tiến hành gói. Trải lá bắp cải ra mặt phẳng (thớt hoặc đĩa), múc một muỗng canh phần nhân cho vào giữa lá. Khéo léo túm dần các mép lá bọc phần nhân lại. Trang trí một vài nhánh cà rốt thái sợi phía trên cho đẹp mắt. Dùng lá tỏi làm dây để buộc chặt phần lá gói. Lần lượt cho đến hết phần nhân.
Bước 8: Xếp từng gói bắp cải vào xửng hấp. Hấp ở nhiệt độ cao trong 10 phút là được.
Bước 9: Hòa tan dầu hào và bột mì với 1 muỗng canh nước lọc, đun sôi nhẹ để tạo thành một hỗn hợp xốt hơi sánh. Sau đó múc từng thìa rưới lên từng gói bắp cải là món bắp cải gói tôm thịt đã sẵn sàng để bạn thưởng thức rồi!
1 con mực khoảng 300g (hoặc bạn có thể mua mực ống làm sẵn trong siêu thị)
1/4 củ hành tây, 2 trái ớt, 1 cọng cần tây, 1 bó rau diếp
2 tép tỏi lớn, 40g tương ớt Thái, 1 muỗng canh rượu trắng, 1/2 muỗng cà phê muối.
Bước 1: Làm sạch mực, bỏ da và ruột, sau đó cắt thành từng khoanh dày khoảng 1cm. Hành tây và tỏi băm nhuyễn, ớt cắt nhỏ, cần tây bỏ lá, xắt hạt lựu.
Bước 2: Cho mực vào 1 bát tô rồi thêm rượu vào bóp đều để khử mùi tanh của mực.
Bước 3: Lấy một bát nhỏ, cho hành tây, ớt, cần tây, tỏi vào, thêm tương ớt và chút muối vào trộn đều. Sau đó lấy hỗn hợp gia vị trên đổ hết vào mực, bóp đều lần nữa. Đậy nắp lại, cất trong ngăn mát tủ lạnh khoảng nửa tiếng.
Bước 4: Sau khi ướp xong, bạn lấy mực ra cho vào hộp đựng có lót sẵn vài lá xà lách rồi đổ mực và cả nước ướp lên. Đậy nắp lại, và cho vào lò vi sóng, quay ở 700W trong vòng 2 phút. Sau đó bạn lấy ra, dùng nóng.
200g thịt ba chỉ có cả da, ½ củ khoai môn, 20 hạt sen
Gia vị: 1 muỗng canh nước xốt ướp thịt cá, 2 tép tỏi, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê mật ong, 2 muỗng cà phê chao, 1 muỗng cà phê dầu thực vật, 1 muỗng cà phê bột bắp và một ít nước.
Bước 1: Ngâm hạt sen trong nước trước nửa ngày. Nếu không có thời gian bạn có thể dùng nước nóng ngâm hạt sen khoảng 1 – 2 tiếng.
Bước 2: Rửa sạch thịt, cho vào nồi, đổ nước vào xâm xấp thịt, luộc trong khoảng 7 phút rồi vớt ra. Lấy tăm xiên qua thịt để thịt dễ thấm gia vị.
Bước 3: Trét đều xốt ướp thịt cá lên (khoảng 1/3 muỗng canh), dùng tay bóp và trộn đều, ướp trong khoảng 15 phút.
Bước 4: Tỏi băm nhuyễn. Cho tỏi vừa băm vào tô, thêm muối, mật ong, 1 thìa cà phê xốt ướp thịt, 2 muỗng chao và dầu thực vật, trộn đều, chuẩn bị dùng làm nước gia vị chế biến.
Bước 6: Nhúng khoai và thịt vào nước gia vị bạn vừa có được ở bước 4 sao cho cả 2 đều được láng đều nước gia vị bên ngoài. Xếp khoai và thịt xen kẽ nhau, rồi cho thêm hạt sen vào tô, hấp trong khoảng 1 tiếng. Lấy ra đĩa, dùng nóng.
47. Cà tím hấp chấm nước mắm gừng
– 6-7 quả cà tím loại tròn nhỏ hoặc 2 quả cà tím dài
– 1 nhánh hành lá, đường, nước mắm, gừng, tỏi, ớt quả, dầu ăn.
Bước 1: Cà tím rửa sạch, dùng dao khía vài đường lên thân cà.
Bước 2: Ngâm cà vào âu nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.
Bước 3: Đun nóng xửng hấp, cho cà vào hấp chín, hấp khoảng 8-10 phút đến khi cà chín thì vớt ra đĩa.
Bước 4: Gừng cạo vỏ, tỏi bóc vỏ, giã tỏi với gừng, ớt quả, đường cho nhuyễn, sau đó cho nước mắm vào, khuấy tan đường, liều lượng tùy theo sở thích của bạn.
Bước 5: Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Cho hành lá vào bát nhỏ, thêm nửa thìa nhỏ dầu ăn, để bát vào lò vi sóng, bấm 30 giây để hành chín sơ.
Bước 6: Dùng thìa múc một ít hành lá phết lên bề mặt cà tím, rưới một ít nước mắm gừng lên bề mặt, phần nước mắm còn lại dùng để chấm kèm nếu nhạt.
– Gia vị: tương bần, muối, rau răm, đinh lăng, chuối xanh, khế
– Bắp bê rửa sạch, để ráo nước. Ướp bắp bê với một chút tương bần, muối, gừng cho thơm và đậm đà, hấp chín.
– Khi dùng thái mỏng thịt bê, chấm nước tương bần ăn kèm lá đinh lăng, khế, chuối xanh. Một sự kết hợp tròn vị giữa ngọt (thịt) nồng (tương) hăng (đinh lăng) chua (khế) chát (chuối xanh) quyện nơi đầu lưỡi giúp bạn ngon miệng hơn.
– 30g gừng tươi (thái sợi)
– 1 quả ớt sừng (thái sợi)
– 1 nhánh hành lá (thái nhỏ)
– Gia vị ướp gồm: dầu mè, muối, tiêu, dầu hào, 1 lòng đỏ trứng muối, 2 củ năng tươi (cắt nhỏ)
Bước 1: Đầu tiên, bạn ướp thịt băm với dầu mè, muối, tiêu và dầu hào.
Bước 2: Cho lòng đỏ trứng muối vào, dùng dĩa (nĩa) dằm nhuyễn rồi trộn đều.
Bước 3: Giờ thì bạn cho thêm củ năng băm nhỏ vào hỗn hợp và tiếp tục trộn hỗn hợp thịt cho thật quyện.
Bước 4: Ta làm sạch 2 con mực ống tươi: rút râu, loại bỏ túi mực và xương sống rồi rửa sạch bên trong. Để mực ra đĩa cho ráo nước hoặc dùng khăn giấy thấm khô.
Bước 6: Giờ thì bạn đặt 2 con mực lên đĩa, rưới nước tương và rượu gạo lên trên.
Bước 7: Rắc thêm gừng và ớt tươi thái sợi. Đặt đĩa mực nhồi thịt vào hấp cách thủy trong vòng 10 -15′.
Bước 8: Khi mực chín, bạn thái mực thành từng khoanh, xếp ra đĩa và rưới nước hấp mực lên trên là hoàn thành.
Cách Làm Nem Chạo Bì Lợn Trộn Thính
Nem chạo bì lợn (heo) cuốn lá sung là món ăn nổi tiếng vùng Vị Thủy, Thái Bình, được phổ biến trong các quán ăn, nhà hàng đặc sản ẩm thực các tỉnh miền bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình. Qua bài viết sau đây TỔNG KHO THỊT HEO xin được gửi đến bạn công thức làm nem chạo bì lợn trộn thính.
Cách làm nem chạo bì lợn trộn thính
Nguyên liệu bao gồm:
400gr bì lợn
300gr thịt lợn
50gr thính
150g mỡ phần
Chanh, ớt, riềng, tỏi, lá chanh, rau mùi tàu, rau thơm
Gia vị: Dấm, rượi, đường, hạt tiêu, nước mắm, bột ngọt, muối
Rau ăn kèm: Lá sung non, húng quế, húng bạc hà, rau răm, đinh lăng, lá ổi, khế chua, chuối chát.
Các bước thực hiện
Bước 1: Bước sơ chế
Bì lợn cạo sạch lông, sát qua sát lại với nước muối có pha ít gừng cho bớt mùi hôi rồi rửa lại với nước sạch. Thịt lợn, mỡ phần rửa sạch để ráo nước.
Rửa sạch các loại rau ăn kèm để ráo nước.
Bì lợn, mỡ phần đem luộc chín, ngâm vào chậu nước đá để bì lợn giòn hơn. Thịt nguội, thái chỉ khoảng 0,2cm. Mỡ phần bạn cho vào tô riêng rồi ướp muối, rượu, đường cho mỡ thêm trong và giòn hơn.
Tỏi, riềng lột vỏ rồi băm nhỏ.
Chuối xanh: lột vỏ rồi thái vát dài rồi ngâm trong nước có giấm để chuối không bị thâm, khế rửa sạch thái lát.
Thịt lợn ướp với gia vị trong 15 phút cho thịt ngấm gia vị: tỏi, riềng, muối, nước mắm, bột ngọt
Bước 2:
Bắt chảo dầu lên bếp đến khi sôi thì cho thịt vào chiên, lật đều các mặt đến khi thịt trở màu vàng là được. Vớt ra dĩa để nguội rồi thái chỉ như bì lợn.
Lá chanh sau khi rửa sạch thì cuộn tròn rồi thái chỉ nhuyễn, ớt thái lát, trộn tất cả với bì lợn, thịt lợn và mỡ phần với các gia vị đường, hạt tiêu, nước cốt chanh trộn đều tay cho tất cả đều thấm gia vị
Rau mùi tàu, rau thơm rửa sạch thái nhỏ cho vào trộn chung
Bước 3:
Lá sung rửa sạch để cho ráo nước rồi xếp 1 lớp xung quanh đĩa, cho nem vào chính giữa .
Cuốn nem và rau ăn kèm với lá sung chấm với nước mắm ớt. Món nem thính nhất thiết phải quấn cùng với lá sung (lá lộc vừng)
Cách làm nước chấm nem chạo bì lợn
Món nem chạo bì lợn chấm với nước mắm gừng ớt sẽ ngon hơn nước mắm tỏi ớt.
Tỏi, gừng, ớt thái nhỏ hoặc đập nát.
Cho nước mắm ra bát, thêm ít nước sôi để nguội .
Vắt chanh, thêm tỏi, ớt gừng vào khuấy đều.
Thêm ít lá chanh cắt nhỏ, nước chấm sẽ thơm và đẹp mắt hơn.
Những lưu ý khi làm nem chạo bì lợn (heo)
Ngâm bì lợn đã luộc trong chậu nước có cho đá viên để bì lợn được giòn.
Cách làm nem chạo bì lợn này bạn nên lựa bì heo màu hồng, thịt tươi, không quá cứng khi luộc lên mới giòn và ngậy.
Nếu chỉ ăn nem không mà thiếu lá ổi hay lá sung thì dễ bị ngán, mà vị lại không thơm. Các loại lá ăn kèm này thường có vị chát, hơi mát bên cạnh việc làm thực phẩm thì nó còn là dược liệu chữa bệnh nữa đấy.
Riêng mỡ thì ướp cùng chút mắm đường và rượu để ngon hơn. Nếu là cách làm nem chạo thịt lợn thì bạn nên chọn loại thịt chân giò để nem được ngon nhất.
Cách làm thính trộn nem chạo bạn có thể làm tại nhà hoặc mua ngoài chợ, đơn giản nhất chỉ cần đem chút gạo rang vàng rồi xay nhỏ là bạn đã có ngay bột thính, muốn thính thơm hon thì thêm ít đậu xanh và đậu nành.
Mách bạn cách lựa chọn da heo tươi ngon phù hợp với nhiều cách chế biến
Da heo: chọn da heo thật dày và phẳng, điều này sẽ giúp da heo khi chiên được giòn hơn. Nếu chưa có ý tưởng gì về nguyên liệu này thì bạn có thể nói với người bán hàng để mua phần da bên dưới lớp thịt thăn hoặc thịt nạc vai, đây sẽ là phần da thích hợp nhất cho món ăn của bạn. Nên tránh phần da ở vùng bụng vì đây là nơi có da mỏng, không căng trái với yêu cầu của chúng ta.
Khi chọn mua thịt ba chỉ, các bạn chỉ cần để ý đến ba điều: màu sắc, mùi và độ đàn hồi của miếng thịt. Một miếng thịt tươi ngon sẽ có màu hồng nhạt, không có mùi ôi thui và khi ấn vào thịt ta thấy mặt thịt khô và vẫn còn giữ được độ đàn hồi.
Lựa chọn da heo ngon cũng cần phải đúng thời điểm. Chúng ta nên đi chợ sớm để chọn mua được da heo tươi, ngon nhất. Đi chợ muộn, nhiều khi da ngon đã được bán hết rồi hay thậm chí là hết da heo không mua được hoặc da heo không được ngon và dễ bị ôi do ảnh hưởng của thời tiết.
Trải qua thời gian hình thành và phát triển, thương hiệu TỔNG KHO THỊT HEO đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty sản xuất thực phẩm thịt heo đông lạnh uy tín – an toàn trên thị trường Việt với những tiêu chí:chuyên cung cấp các sản phẩm thịt heo đông lạnh chất lượng và có giá trị dinh dưỡng cao, các loại thịt heo đều có giấy kiểm dịch, giấy xuất kho.Ngoài sản phẩm tốt nhất, cửa hàng chúng tôi luôn có các ưu đãi lớn kèm theo cho khách hàng của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Món Bánh Đa Trộn Siêu Ngon trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!