Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Cách Nấu Cháo Thịt Bò Ngon Cho Bé Ăn Dặm Giai Đoạn 7 Đến 9 Tháng mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi nào nên cho bé ăn thịt bò? Do thịt bò nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên cha mẹ có thể cho bé ăn thịt bò khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Với nhóm thịt khác ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Thực phẩm trộn chung với thịt bò là: súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê và táo. Nói cách khác, với các bé ngoài 7 tháng…
Khi nào nên cho bé ăn thịt bò?
Do thịt bò nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên cha mẹ có thể cho bé ăn thịt bò khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Với nhóm thịt khác ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Thực phẩm trộn chung với thịt bò là: súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê và táo. Nói cách khác, với các bé ngoài 7 tháng có thể bắt đầu được mẹ cho làm quen với thịt bò, tuy nhiên mẹ vẫn theo nguyên tắc là thử từ ít đến nhiều để xem phản ứng của cơ thể bé với nhóm thức ăn mới.
Cách chế biến thịt bò cho bé 7 đến 9 tháng tuổi ăn dặm
Ngoài ra, mẹ có thể dùng cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò, nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, bạn nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là bạn đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo (hoặc bột), chờ sôi lại là được.
Chọn thịt bò cho bé ăn dặm thì bạn nên chọn thịt bò thăn phần lưng bò mềm, không bị dai vì không có nhiều gân hoặc bó cơ như thịt bắp hoặc vai. Thịt bò rửa sạch rồi thái mỏng như thái xào rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nếu mẹ không có điều kiện bữa nào xay và nấu bữa ấy (vì mỗi lần xay có một xíu rất mất công), mẹ xay nhiều để chia vào khay ô dùng dần trong tuần.
Bé 7 – 9 tháng nên ăn bao nhiêu thịt bò là tốt? Khoảng 50 g thịt sau khi xay mẹ có thể chế biến cho bé khoảng 4-5 bữa. Mẹ cứ ước lượng khoảng 15 g cho một bữa. Mỗi tuần, mẹ cho bé ăn 4-5 bữa thịt bò, kết hợp với thịt gà, lợn, cá, tôm…
Thịt bò nấu với rau gì ngon cho bé 7 – 9 tháng tuổi?
1, Cháo thịt bò với bí đỏ cho bé ăn dặm:
Nguyên liệu: Một viên thịt bò đã xay và cho vào ô vuông trong khay 25 ml (khoảng 15g), một miếng bí đỏ khoảng 15-20 g, một hộp nước dùng xương chân gà ninh (nếu có càng tốt), 100 g cháo đã nấu sẵn, một viên phô mai, một thìa nước tương Nhật, một thìa dầu mè (hoặc dầu ô liu, dầu óc chó…).
Cách chế biến: Bí đỏ thái nhỏ hạt lựu cho dễ chín. Cho hộp nước dùng, bí đỏ vào nồi đun sôi, vặn nhỏ lửa và đổ cháo đã nấu sẵn vào đun cùng rồi tắt bếp. Dùng máy xay cầm tay, xay nhỏ thức ăn trong nồi rồi bật bếp cho thịt bò xay vào quấy đều. Mẹ cần chú ý các loại thịt xay nhỏ đều chín rất nhanh nên không cần cho thịt từ đầu, thịt sẽ bị khô, bã và không ngọt. Đổ cháo ra bát, cho thêm một thìa nước tương, một thìa dầu mè, một viên phô mai vào là được món cháo súp thịt bò bí đỏ thơm ngon cho bé.
2. Cháo thịt bò nấu cần tây cho bé 7 tháng tuổi:
Nguyên liệu: Một viên thịt bò đã xay và cho vào ô vuông trong khay 25 ml (khoảng 15 g), vài cọng cần tây khoảng 15 g, một hộp nước dùng dashi (tảo bẹ + cá bào), 100 g cháo đã nấu sẵn, một viên phô mai, một thìa nước tương Nhật, một thìa dầu gấc.
Cách chế biến: Cần tây lấy phần lá mềm, thái nhỏ. Cho hộp nước dùng vào nồi đun sôi, cho tiếp cần tây thái nhỏ và cháo cháo đã nấu sẵn vào đun cùng rồi tắt bếp. Dùng máy xay cầm tay, xay nhỏ thức ăn trong nồi rồi bật bếp cho thịt bò xay vào quấy đều. Sau khi xay xong hoặc trước khi xay, sôi lăn tăn là các mẹ cho thịt xay vào, sôi bùng lên lại là thịt chín. Đổ cháo ra bát, cho thêm một thìa nước tương, một thìa dầu gấc, một viên phô mai vào là được.
3. Cháo thịt bò, bí đỏ, nấm
Cách chế biến: Bí đỏ, nấm thái nhỏ hạt lựu cho dễ chín. Cho hộp nước dùng, nấm và bí đỏ vào nồi đun sủi, cho nhỏ lửa cho cháo đã nấu sẵn ở cốc nấu cháo vào đun cùng rồi tắt bếp. Dùng máy xay cầm tay, xay nhỏ thức ăn trong nồi, bật bếp cho thịt bò xay vào quấy đều rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát, cho thêm một thìa nước tương, một thìa dầu ô liu, một viên phomai vào là được món cháo súp thịt bò bí đỏ, hương nấm thơm ngon.
4, Cháo thịt bò nấu với cải bó xôi cực tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ:
Nguyên liệu: Cháo trắng, Thịt bò, Cải bó xôi, Dầu ăn
Cách làm: Thịt bò xay hoặc băm nhuyễn. Cải bó xôi rửa sạch thái nhỏ và băm nhuyễn. Lấy lượng cháo trắng vừa đủ cho bé ăn cho vào nồi đun sôi, cho tiếp thịt bò đã băm nhuyễn vào, quấy đều cho đến khi sôi lại và thịt chín, tiếp đó cho thêm cải bó xôi đã thái nhỏ vào cho nồi sôi lại chín rau thì tắt bếp. Cho cháo ra bát nêm thêm dầu ăn cho bé (chỉ dùng dầu dành riêng cho trẻ). Chỉ nêm gia vị khi trẻ đã trên 1 tuổi
5, Cháo thịt bò với bí xanh:
Cho gạo tẻ, gạo nếp đã rang vào một nồi nước (500ml) với 1 thìa hạt nêm, ¼ thìa muối, 1 thìa dầu ăn rồi ninh thành cháo đặc chín nhuyễn. Cho bí xanh, thịt bò và một ít nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Trút hỗn hợp đã xay vào nồi cháo, khuấy đều trong 15-20 phút, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi cho 2 miếng pho mai vào quấy đều, tắt bếp là bạn đã hoàn thành món cháo cực kỳ dinh dưỡng cho bé yêu rồi đấy.
Cách Nấu Cháo Cá Bớp Cho Bé Ăn Dặm 5 Tháng Tuổi
Cập nhật vào 02/12
Món cháo cá bớp (hay còn gọi là cá bóp, cá bốp) cực kỳ bổ dưỡng cho trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm. Cách chế biến món cháo bớp thơm ngon, không bị tanh sẽ được hướng dẫn qua bài viết sau.
Giá trị dinh dưỡng của cá bớp
Cá bớp là loại cá có thịt trắng, ngọt dai, có lớp da dày ăn béo và không tanh. Đây là loài cá rất tốt được sử dụng để nấu cháo cho trẻ ăn dặm. Lợi ích khi ăn cá bớp:
Cá bớp cung cấp lượng chất béo bão hòa tốt cho sức khỏe, chứa rất ít cholesterol, tốt cho hệ tim mạch
Cá bớp chứa nguồn protein ít béo rất dồi dào (khoảng 19 g mỗi khẩu phần), chứa nhiều Vitamin B2 & B6 tốt cho não bộ, phát triển bào thai, chống stress và ngăn ngừa ung thư.
Trong cá chứa nhiều chất quan trong với cơ thể như ma-nhê (Magnesium), Ka-li (Potassium), Xê-len (Selenium), Niacin, và muối khoáng (Sodium), có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh phát triển về thể chất và trí não.
Cách nấu cháo cá bớp cho bé ăn dặm
Hỗn hợp gạo tẻ và gạo nếp: 100 gr
Cá bớp: 300 gr
Hành khô, hành lá, thìa là
Dầu ăn cho bé
Gia vị: mắm
Trộn gạo tẻ và gạo nếp vo sạch rồi ngâm nước khoảng 30 – 60 phút cho hạt gạo nở mềm.
Làm sách cá bớp với giấm, muối hạt rồi cho vào nồi hấp chín. Khi cá chín, bạn gắp cá ra đĩa, đợi nguội thì lọc lấy thị cá, bỏ phần da và xương đi. Sau đó, bạn giã nhuyễn thịt cá ra, ướp cùng một chút mắm. Nếu thích thì bạn có thể giữ lại xương cá, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước dùng để nấu cháo cho ngọt.
Gạo ngâm xong thì bạn cho vào nồi, thêm nước lọc xương cá và nước lọc (nếu thiếu) rồi đun đến khi hạt gạo mềm nhừ thành cháo.
Bước 3: Xào qua phần thịt cá
Trong quá trình đợi cháo nhừ, bắc chảo lên bếp, thêm vào một chút xíu dầu ăn, cho hành khô đã băm nhỏ vào phi thơm lên. Khi hành thơm thì bạn đổ phần thịt cá đã giã nhuyễn vào, xào qua một chút cho thịt cá săn lại.
Khi cháo gần được thì bạn đổ phần thịt cá đã xào vào chung trong nồi cháo, trộn đều lên, nêm nếm với một chút nước mắm cho vừa miệng trẻ, đồng thời thêm khoảng 1 thìa dầu ăn cho bé vào nữa. Sau đó, bạn tắt bếp.
Ngoài món cháo cá bớp thì mẹ có thể học nấu thêm nhiều món cháo cá ngon bổ dưỡng khác giúp bé không bị ngán và kích thích não bộ trẻ phát triển tốt.
Đừng bỏ lỡ:
Cách nấu cháo cá hồi khoai lang ăn dặm khiến trẻ thích mêCách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm không bao giờ thấy chán5 phút để học cách nấu cháo cá mè thơm ngon, bổ dưỡng
Những lưu ý cần tránh khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ
Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày
Nấu một nồi cháo to để con ăn cả ngày là cách nấu cháo cho bé ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cháo thường chỉ để được trong vòng 2h đồng hồ. Để cách nấu cháo cho bé ăn dặm này an toàn với sức khỏe của bé, mẹ nên bảo quản cháo ở ngăn mát rồi đun lại trước khi cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng rồi lần lượt múc từng phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh làm mất chất dinh dưỡng.
Quên thêm dầu ăn
Nhiều mẹ có thói quen cho con ăn nhiều chất đạm mà quên bổ sung chất béo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách nấu cháo cho bé ăn dặm chuẩn nhất là thêm vào khẩu phần cháo từ 1- 2 thìa dầu ăn khi cháo sắp chín và tắt bếp ngay sau đó.
Xay thức ăn quá kỹ
Không ít các bà mẹ vì lo lắng, sợ bé không nhai được thức ăn nên luôn dùng máy xay sinh tố trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, để bé cứng cáp hơn, các mẹ nên tập cho bé ăn cháo hoặc những thức ăn phù hợp theo từng thời điểm. Ví dụ, khi bé được 5 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; đến 7-8 tháng bé có thể ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc. Qua 12 tháng thì mẹ nên cho bé tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún… Nếu lo lắng về việc không lọc bỏ được hết xương mẹ có thể sử dụng mẹo sau: Để miếng cá vào trong miếng gạc sạch rồi bóp thịt đổ vào bát. Nếu có xương cá, xương sẽ bị vướng lại trên các lớp vải gạc.
Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ cách chế biến cá cho trẻ ăn dặm tốt nhất vẫn là hấp, luộc, hầm, cháo…không nên dùng cách rán, nướng và các phương pháp khác.
4 Món Cháo Gà Cho Bé Ăn Dặm Từ 7 Tháng Tuổi
1. Cháo gà, cà rốt, hạt sen
Nguyên liêu
Thịt gà nạc: 30g
Hạt sen: 10g
Cà rốt: 20g
1 củ hành thái hạt lựu
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Thịt gà thái miếng nhỏ.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ hạt lựu.
Hạt sen rửa sạch, đem luộc chín mềm.
Cho chút dầu vào chảo, rồi cho gà với cà rốt vào xào, tiếp đến đổ nước vào ninh, cho thêm hạt sen vào ninh cùng với lửa nhỏ. Khi tất cả hỗn hợp mềm nhừ thì mẹ có thể cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn tất cả, rồi đổ ra bát và cho bé thưởng thức.
2. Cháo gà rau ngót
Nguyên liệu
Thịt gà: 30g
Rau ngót: 30g
Cháo ăn dặm hạt vỡ Mabu: 35g
Dầu ăn: 1 thìa 3ml
Cho gạo vào nồi, thêm nước ninh nhừ nấu cháo.
Thịt gà mẹ rửa sạch, xay nhuyễn. Mẹ cho thịt gà vào nồi và cho thêm một ít nước vào khuấy tan để khi nấu không bị vón cục, rồi đun với lửa nhỏ đến khi chín.
Rau ngót, mẹ rửa sạch rồi băm/xay nhuyễn.
Khi cháo chín, mẹ đổ thịt gà, rau ngót vào, khuấy đều, nấu chín.
Đổ bột ra bát, nêm thêm chút dầu ăn là mẹ đã có bát cháo gà cho bé thưởng thức.
3. Cháo gà súp lơ xanh
Nguyên liệu
Thịt gà: 30g
Súp lơ xanh: 30g
Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g
Dầu ăn: 1 thìa 5ml
Thịt gà mẹ chọn phần thịt trắng, rồi rửa sạch, băm nhỏ.
Súp lơ xanh, mẹ rửa sạch, đem hấp/luộc mềm, rồi vớt ra xay nhỏ.
Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ mẹ cho nước luộc súp lơ, nấu trong khoảng 20 phút. Khi cháo chín thì mẹ cho thịt gà, rồi cho súp lơ vào nấu chín mềm.
Tắt bếp, nêm thêm dầu ăn là mẹ có món cháo gà cho bé thưởng thức ngon lành rồi!
4. Cháo thịt gà giá đỗ, mùi tàu
Nguyên liệu
Thịt gà: 30g
Giá đỗ: 30g
Mùi tàu: 2 lá
Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 40g
Thịt gà rửa sạch, thái mỏng.
Gạo cho vào nồi, thêm nước ninh nhừ.
Giá đỗ nhặt bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ.
Mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Láng dầu, cho mùi tàu vào phi thơm, cho thịt gà, giá đỗ vào xào. Rồi cho tất cả vào máy xay xay nhỏ.
Khi cháo chín nhừ thì cho hỗn hợp thịt gà, giá đỗ vào trộn đều, đun sôi lăn tăn thì tắt bếp. Đổ cháo ra bát, cho bé ăn cháo gà khi còn nóng ấm.
Gợi Ý 6 Món Cháo Cá Thu Cho Bé Ăn Dặm 7 Tháng Tuổi
Cháo cá thu là món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bé mà các mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn của trẻ. Cá thu kết hợp cùng các loại rau củ sẽ tạo thành các món cháo cá thu cho bé ăn dặm trở nên thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn.
Lợi ích của cá thu khi cho bé ăn dặm
Cá thu là loại cá biển có thịt thơm ngon, dồi dào chất béo và nguồn đạm…Cá thu là loại cá nổi tiếng với vị ngon và còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Cũng như các loại cá khác, cá thu giàu Omega-3, đây là loại dưỡng chất giúp trẻ hình thành chất xám trong não khiến trí tuệ bé phát triển tốt hơn và làm tăng trí thông minh của trẻ.
Cá thu với hàm lượng lớn Omega-3 với thành phần chủ yếu là DHA rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé đặc biệt là phát triển trí não. Trẻ được bổ sung lượng cá thu phù hợp sẽ giúp bé phát triển tốt về trí não, tăng cường trí nhớ và giúp trẻ tập trung hơn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cá thu còn cung cấp nhiều khoáng chất rất quan trọng cho sự sống con người như sắt, kẽm, canxi, phốt pho… Vitamin trong cá thu cũng rất nhiều, đặc biệt là vitamin nhóm B như B2 và B12, vitamin PP.
Bé mấy tháng tuổi ăn được cá thu?
Cá thu hay một số loại cá tốt cho bé ăn dặm khác như cá hồi, cá chép, cá basa đều là những loại cá giàu dinh dưỡng và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho các bé ở độ tuổi ăn dặm. Theo các chuyên gia thì mẹ có thể cho bé làm quen với cá ở dạng sệt nhuyễn ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm ở độ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, chất đạm trong hải sản nói chung và ở đây là cá thường gây ra những dị ứng cho trẻ khi mới làm quen. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất. Khi làm quen với cá hay đồ biển, đồ tanh mẹ nên cho bé ăn từng chút một để bé thích nghi dần. Với các bé có cơ địa dị ứng, mẹ nên thận trọng khi cho bé ăn.
Cá biển được coi là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ tương đối, phù hợp với cơ thể con người. Ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khỏe. Một số loại cá biển giàu omega-3 nên ăn như cá hồi, cá thu, cá chúng tôi nhiên, một số loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân lớn gây hại cho sức khỏe mà mọi người không nên ăn như cá kình, cá thu lớn, cá ngừ lớn…Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ cho bé ăn với lượng vừa đủ.
Với bé từ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30 g thịt của cá. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ từ 1-3 tuổi: mỗi bữa ăn 30 – 40 g thịt của hải sản.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản
Các món cháo ăn dặm từ cá thu cho bé từ 7 tháng tuổi ăn dặm
1. Cháo cá thu rau muống cho bé 7 tháng tuổi
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách làm:
Bước 1: Mẹ lấy một miếng nhỏ cá thu được làm sạch đem luộc chín. Cá chín, mẹ lấy thìa tán nhuyễn thịt cá. Phi thơm hành, mẹ cho thịt cá vào xào qua rồi đổ thêm nước tiếp tục đun.
Bước 2: Cháo trắng mẹ cho vào cùng thịt cá, đảo đều.
Bước 3: Tiếp theo mẹ cho rau muống vào luộc bằng nước luộc cá. Rau chín, mẹ bằm nhỏ sau đó cho vào nồi cháo.
Bước 4: Chờ cháo sôi lên mẹ có thể tắt bếp. Múc cháo ra bắt cho guội bớt rồi cho bé thưởng thức.
2. Cháo cá thu bí đỏ cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bí đỏ: 30g
Cá thu: 30g
Gạo nấu cháo/ cháo ăn dặm mabu: 35g
Hành lá: 1 cây
Hành khô: ½ củ
Dầu ăn và các gia vị cho bé
Cách làm:
Bước 1: Gạo mẹ cho vào nồi ninh nhừ. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng và cho vào ninh cùng cháo.
Bước 2: Cá thu mẹ làm sạch, để ráo nước.
Bước 3: Phi hành cho thơm và cho cá thu vào rán cho chín vàng đều. Bỏ da, dùng thìa tán cho nhuyễn hoặc dùng dao bằm nhỏ thịt cá.
Bước 4: Cháo khi đã chín nhừ, mẹ cho thịt cá vào đảo đều, chờ cháo sôi lại mẹ bỏ hành lá thái nhỏ vào khuấy đều rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát cho bớt nguội rồi cho bé thưởng thức.
Ngoài món cháo cá thu bí đỏ, với bí đỏ mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm tốt cho bé khác như:
3. Cháo cá thu đậu xanh cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cá thu: 300g
Đậu xanh (có vỏ hoặc không): 200g
Gạo tẻ: ½ bát
Hành khô, gia vị
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá thu mẹ đem rửa sạch bằng nước muối hoặc dấm để khử tanh.
Gạo vo sạch để ráo nước.
Đậu xanh rửa sạch rồi ngâm khoảng 3-4 tiếng trước khi đem nấu.
Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ.
Bước 2: Cách nấu cháo:
Bước 1: Gạo mẹ rang lên để khi nấu cháo được thơm hơn. Cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu với tỉ lệ 1 gạo và đậu xanh, 4 phần nước. Ban đầu mẹ nấu lửa to cho sôi sau đó vặn nhỏ lửa để ninh nhừ.
Bước 2: Cá mẹ luộc chín, gỡ xương, phần thịt dùng thìa tán nhuyễn.
Bước 3: Mẹ phi hành cho thơm sau đó cho thịt cá vào xào qua cho thơm sau đó cho thịt cá vào cháo đã ninh nhừ rồi đảo đều. Chờ cháo sôi mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé dùng.
4. Cháo cá thu khoai tây cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bước 1: Cá thu mẹ đem hấp chín, gỡ xương. Dùng thìa/ nĩa tán nhuyễn phần thịt cá.
Bước 2: Khoai tây mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp chín sau đó tán cho nhuyễn.
Bước 3: Cho cháo trắng vào nồi cùng nước dùng cho bé ăn dặm. Đun sôi cháo sau đó mẹ cho cá và khoai tây vào khuấy đều. Mẹ có thể cho thêm chút nước mắm vào cháo cho bé. Chờ cháo sôi, mẹ tắt bếp, cho thêm khoảng 3ml dầu ăn của bé vào. Múc cháo ra bắt cho nguội bớt rồi để bé thưởng thức.
Đối với các bé lớn tuổi hơn một chút, mẹ có thể kết hợp các món cháo khoai tây cùng món súp khoai tây cho bé ăn dặm để đa dạng thực đơn ăn dặm của bé.
5. Cháo cá thu cà rốt cho bé ăn dặm
Cà rốt là một loại rau củ giàu dinh dưỡng rất tốt cho bé ăn dặm. Ngoài món cháo cá thu rau ngót, cà rốt còn có thể kết hợp được với rất nhiều loại thực phẩm khác để tạo thành món cháo ăn dặm cà rốt cho bé từ 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bước 1: Làm sạch cá thu bằng nước muối loãng. Tiếp theo mẹ thái thành những miếng nhỏ.
Bước 2: Mẹ vo sạch gạo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Cho gạo và cà rốt vào nồi ninh đến khi chín nhừ.
Bước 3: Cá thu mẹ xào nhanh với lửa lớn để cá chín nhanh mà không bị dai. Cá chín, mẹ lấy ra tán nhuyễn.
Bước 4: Cho phần cá thu đã sơ chế vào nồi cháo, khuấy đều. Chờ cháo sôi mẹ tắt bếp. Múc cháo ra bát chờ nguội bớt là mẹ có thể cho bé thưởng thức.
6. Cháo cá thu rau ngót nhật cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho cá vào luộc. hấp cùng một vài lát gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín, mẹ gỡ lấy phần thịt, bỏ da. Dùng thìa tán nhuyễn phần thịt cá.
Bước 2: Cho một ít dầu ăn để xào cá. Mẹ xào cá cho đến khi thấy có mùi thơm.
Bước 3: Mẹ cho thêm nước vào nồi để nấu cháo. Khi cháo sôi, mẹ cho rau ngót nhật đã thái nhỏ vào đảo đều. Tiếp đến mẹ cho thịt cá đã xào vào khuấy đều. Chờ cháo sôi, mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.
Vậy là các mẹ đã cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu lợi ích của cá thu đối với bé ăn dặm cùng 6 công thức nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi. Chúc mẹ thành công!
Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Cách Nấu Cháo Thịt Bò Ngon Cho Bé Ăn Dặm Giai Đoạn 7 Đến 9 Tháng trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!