Đề Xuất 3/2023 # 11 Món Ăn Từ Cá Chép # Top 6 Like | Laneigenetrangngoi.com

Đề Xuất 3/2023 # 11 Món Ăn Từ Cá Chép # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 11 Món Ăn Từ Cá Chép mới nhất trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.

Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2-3 lần.

Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tỳ, dưỡng vị. Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây, gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, cá bỏ xương, nấu cháo. Cháo nhừ cho đậu xị, hành, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.

Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.

Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.

Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép một con 500 g làm sạch, đẳng sâm 15 g, hoàng kỳ 50 g, cho vào túi rồi cùng cá nấu canh (để lửa nhỏ, lâu cho nhừ).

Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy, dưỡng huyết, an thai. Cá chép một con 500 g, bạch truật 15 g, phục linh 15 g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10 g. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, mang. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cùng nước 1.500 ml, cá nấu chín. Ăn cá uống canh.

Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù, đau lưng. Đuôi cá chép to 500 g, đỗ trọng 30 g, câu kỷ tử 30 g, can khương (gừng khô) 10 g. Cá chép làm sạch nấu chung với túi bỏ 3 vị thuốc. Hầm một giờ chia 2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bỏ bã thuốc), cũng có thể ăn hằng ngày hoặc cách ngày. Ăn 5-7 lần liền, nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp.

BS. Phó Thị Thu Hương , Sức Khỏe & Đời Sống

Món Ăn Bài Thuốc Từ Cá Chép

Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Bài 1: An thai: Cá chép 1 con khoảng 500g, để cả vảy, mổ bỏ ruột; gạo nếp 50g, vo sạch; một ít vỏ quýt, gừng tươi. Cho tất cả vào nồi ninh nhừ thành cháo, cho thêm ít muối, ăn nóng.

Hoặc: Cá chép 1 con khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nước luộc thành canh; củ gai 30g sắc lấy nước; gạo nếp 60g, vo sạch, đổ vào nồi, đổ nước canh cá, nước sắc củ gai vào rồi ninh thành cháo. Ăn nóng. Dùng 5 – 7 ngày.

Bài 2: Buồn nôn, nôn ở thời kỳ đầu mang thai: Cá chép 1 con khoảng 300g, đánh vảy, mổ bỏ ruột, rửa sạch; sa sâm 6g đập nhỏ; gừng tươi 10 thái mỏng. Cho sa sâm và gừng tươi vào bụng cá, hầm chín, thêm gia vị ăn trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ hòa vị, tiêu trừ nôn mửa.

Bài 3: Chữa phù thũng khi mang thai: Cá chép 1 con khoảng 500g, rửa sạch, bỏ vảy và ruột, cho vào chảo rán vàng cả hai mặt, đổ vừa nước hầm nhỏ lửa, cho thêm 500ml sữa bò, gừng, hành, không cho muối. Hầm cho đến khi nước đặc lại, cá chín nhừ là được. Ăn cá uống nước. Dùng 5 – 7 lần.

Bài 4: Thông sữa, tăng tiết sữa sau sinh: Cá chép 1 con khoảng 300g, một chân giò lợn (loại bé), thông thảo 3g. Tất cả cho vào hồi hầm nhừ. Ăn trong ngày.

Hoặc: Cá chép 1 con, đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 50g. Tất cả hầm nhừ, ăn ngày 1 lần. Ăn vài lần.

Bài 5: Hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, phù chân, tiểu dắt: Cá chép 1 con (khoảng 1kg), đậu đỏ 50g, hành, gừng, tỏi, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp gia vị, sau đó rán vàng hai mặt. Phi thơm hành, tỏi, gừng sau đó cho thêm nước và đậu đỏ vào nấu sôi, thả cá chép vào hầm đến khi đậu mềm nhừ là được. Có thể dùng thường xuyên.

Bài 6: Hỗ trợ điều trị ho gà, hen phế quản: Cá chép 1 con khoảng 250g, xuyên bối mẫu tán mịn 6g, nấu canh ăn trong ngày. Ăn liên tục 1 – 2 tuần hoặc ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh ho gà, hen phế quản mạn tính.

Theo suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Cách Chế Biến Một Số Món Ăn Ngon Từ Cá Chép

Cá chép om dưa:

– Cá chép

– Dưa muối

– Cà chua

– Hành, thì là

– Dấm bỗng

– Bước 1: Hành, thì là nhặt và rửa sạch, cắt khúc cỡ 5cm, giữ nguyên phần đầu hành. Cà chua rửa sạch rồi cắt theo hình múi cau, dưa muối đem vắt bớt nước chua.

– Bước 2: Chưng cà chua với dầu ăn để tạo màu rồi cho dưa muối vào xào cùng, nêm thêm một ít hạt nêm.

– Bước 3: Khi dưa đã xào ngấm, các bạn đổ nước vào ngập mặt dưa rồi tiếp tục nấu cho đến khi dưa có độ nhừ

– Bước 4: Cá chép có thể cắt đôi hoặc để nguyên con tùy theo kích thước của cá, chiên sơ cá cho vàng đều 2 mặt làm như vậy là để cho thịt cá được săn và có màu đẹp mắt. Tuy nhiên,bạn không nên chiên cá kỹ quá nếu vậy sẽ làm cho cá mất đi độ ngọt và thịt cá sẽ bị khô.

– Bước 5: Sau khi chiên cá xong, các bạn cho cá vào nồi dưa muối đang sôi, đây cũng chính là nguyên tắc chung trong việc nấu các món canh: phải thả cá khi nước đang sôi nếu không cá sẽ bị tanh. Nêm thêm hạt nêm cho canh có độ mặn vừa ăn rồi đậy nắp lại, hạ nhỏ lửa, om cá sôi riu riu.

– Bước 6: Khi dưa muối nhừ và thịt cá đã chín thì bạn mới tiến hành cho dấm bỗng vào, mỗi loại dấm bỗng sẽ có độ chua khác nhau, bạn nên điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn. Lý do cho dấm bỗng vào sau cùng là vì như vậy thì mới giữ được mùi thơm đặc trưng của dấm bỗng. Cuối cùng, thả hành và thì là vào nồi, đợi canh sôi thì tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món cá chép om dưa.

Cá chép hấp:

– 1 con cá chép (khoảng 1kg)

– 2 muỗng canh tương hột

– 2 trái cà chua

– 10 cây nấm đông cô

– 1/2 chén nước dùng nấu từ xương heo

– Gia vị: gừng, dầu ăn, nước tương, hạt nêm, đường, tiêu, ớt, hành tím.

– Cá chép mua về đánh vảy, làm sạch, bỏ ruột, giữ lại phần đầu và đuôi. Ướp cá với gừng, dầu ăn, nước tương, hạt nêm, đường, tiêu, ớt. Để khoảng 30 phút cho cá thấm đều gia vị.

– Tương hột mang đi xay nhuyễn. Cà chua cắt lát mỏng, nấm đông cô đem ngâm mềm.

– Bắc chảo lên cho vào một ít dầu để phi thơm hành, sau đó cho cà chua, tương vào xào đến khi chín nhừ, tiếp theo cho nấm đông cô, nước dùng vào nấu cho xôi lên đến khi nước sốt sánh lại là được.

– Xếp cá chép vào một cái đĩa rộng, xếp nấm, chan nước sốt lên trên. Hấp cá từ 45 đến 50 phút là cá chín.

– Món cá chép hấp ăn lúc còn nóng là ngon nhất và kèm các loại rau cuốn hay ăn với cơm trắng đều rất ngon.

Cá Chép Giòn Ăn Có Tốt Không?

Cá chép giòn ăn có tốt không?

Cá Chép Giòn có độc không? Ăn cá chép giòn có tốt không?

Nhiều người thắc mắc sợ ăn cá Chép Giòn có độc bởi sợ rằng đây là một giống cá mới lạ, sử dụng thức ăn để nuôi hơi khác với các loại cá thông thường khiến thịt giòn. Tâm lý người Việt Nam thông thường sẽ thích những thức lạ những cũng đồng thời “sợ lạ”. Tuy nhiên, khẳng định rằng, ăn cá chép giòn không có độc, bạn có thể yên tâm.

Mặc dù đã xuất hiện khá lâu trên thị trường hải sản hiện nay, giống cá Chép giòn vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự hoài nghi của nhiều người. Để giải đáp cụ thể giúp mọi người hiểu thêm về sản phẩm cá Chép giòn, mời bạn cùng theo dõi những nội dung sau.

Thông thường, khi nuôi cá chép thịt cá vẫn là mềm, ngọt. Nhưng với một cách đột phá mới, sử dụng thức ăn là đậu tằm sẽ làm cá chép có phần thịt trở nên giòn hẳn hơn. Điều đặc biệt, thức ăn này không phải cho cá chép ăn từ lúc thả giống xuống đầu tiên mà phải là trước đó phải “huấn luyện” cho cá biết ăn đậu tằm.

Đầu tằm nuôi cá chép giòn được xử lý như thế nào

Khi thả cá chép giống bình thường xuống ao nuôi cá và bỏ đói cá 3 – 5 ngày sẽ cho cá ăn đậu tằm bằng 0,03% khối lượng cá chép giống thả xuống trong 5 ngày tiếp. Nếu ngư dân thấy cá ăn không hết đậu tằm sẽ tiến hành dọn sạch để vệ sinh ao cá tránh gây ô nhiễm. Sau khi đã quen, ngư dân sẽ tăng lượng đầu tằm lên từ 1,5 – 3% khối lượng cá.Không phải cho cá ăn đậu tằm bình thường mà để nuôi cá chép giòn an toàn, đậu tằm trước khi cho ăn sẽ được xử lý cẩn thận bằng cách ngâm trong nước khoảng 20 giờ rồi lọc sạch và trộn với muối với tỷ lệ 2% và để ngấm trong khoảng 15 phút rồi mới cho cá ăn.

Như vậy, khẳng định rằng cá chép giòn được nuôi từ giống cá chép bình thường và cho ăn đầu tằm đã qua xử lý an toàn nên phần thịt mới trở nên giòn như vậy. Ăn cá chép giòn không có độc như mọi người nghĩ.

Vì kỹ thuật áp dụng nuôi cá mới làm ra sản phẩm “cũ mà mới” nên tâm lý con người hay sợ. Nhưng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hải sản tươi sống, đảm bảo các bạn rằng ăn cá chép giòn không độc mà là vô cùng ngon.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 11 Món Ăn Từ Cá Chép trên website Laneigenetrangngoi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!